'Có dấu hiệu chưa minh bạch'
HÀ NỘI (TH) - Phó tổng Thanh Tra Chính Phủ CSVN, ông Trần Hữu Lượng, vừa lên tiếng về vụ quan chức Việt Nam ăn hối lộ của công ty Úc thầu in tiền giấy nhựa polymer.
Ông Lê Đức Thúy, khi c̣n làm thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước CSVN, tiếp xúc với báo chí khi tai tiếng in tiền giấy nhựa bị nhiều tai tiếng xấu hồi tháng 6, 2007 mà ông phải viết “kiểm điểm.” (H́nh: Tuổi Trẻ)
Ông Trần Hữu Lượng nói với VNExpress hôm Thứ Ba 16 tháng 8 rằng: “Đây chỉ là dấu hiệu của sự không rơ ràng, không minh bạch, có yếu tố nước ngoài.”
Ông Lượng không nh́n nhận quan chức CSVN ăn hối lộ, không nêu tên ai, mà chỉ nói mơ hồ rằng: “Các cơ quan chức năng Việt Nam đang phối hợp với các nước liên quan để làm rơ 'phía Việt Nam có vi phạm ǵ không.'”
Dịp này, ông Lượng cho biết, “thông tin cụ thể phải chờ kết luận từ các cơ quan chức năng như Bộ Công An, Bộ Ngoại Giao.”
Ngày 10 tháng 8 vừa qua, báo The Age ở Úc loan tin Cliff Gerathy, giám đốc tiếp thị của công ty Securency là người thứ 8 trong x́ căng đan hối lộ quan chức Việt Nam bị truy tố sau hơn 2 năm điều tra.
Số tiền hối lộ lên đến 17.2 triệu đô la Úc (khoảng 18 triệu đô la Mỹ theo hối suất hiện nay). Khi vụ tai tiếng này mới bị báo Úc khui ra cuối tháng 5, 2009, người ta chỉ được biết số tiền hối lộ có 10 triệu Úc kim.
Ông Cliff Gerathy có thể bị án tù tối đa 10 năm theo đạo luật chống hối lộ quan chức ngoại quốc của nước Úc.
Theo báo The Age ngày 27 tháng 7, 2011, các công ty thầu in tiền của Úc đă chuyển 30 triệu Úc kim đến các trương mục ngân hàng, của những kẻ trung gian đứng nhận tiền hối lộ dưới h́nh thức tiền hoa hồng, ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới như Liechtenstein, Thụy Sĩ, Bỉ, Seychelles, Isle of Man, Guernsey, Jersey, Bahamas, United Arab Emirates, và Hồng Kông, trong khoảng thời gian từ 1999 đến 2009.
Hai công ty chính yếu của Úc dính líu trong tai tiếng hối lộ này là công thầu dịch vụ in tiền Securency (chính phủ Úc làm chủ 50%) và nhà in tiền của quốc gia Úc NPA (chính phủ Úc làm chủ 100%). Các ông ty này thảo luận với luật sư của họ và dự trù nhận tội hối lộ cho các viên chức Ngân Hàng Trung Ương của các nước Việt Nam, Malaysia và Indonesia, theo báo The Age.
Lời nh́n nhận “có dấu hiệu chưa minh bạch” của ông Trần Hữu Lượng chỉ cho thấy chế độ Hà Nội nhúc nhích chậm chạp và miễn cưỡng đối với các lời cáo buộc ăn hối lộ.
Ngày 7 tháng 7, 2011, sau khi được chính phủ Úc thông báo đă truy tố 6 viên chức của hai công ty trên, kể cả cựu giám đốc điều hành công ty Securency là Myles Curtis, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN mới nói trong cuộc họp báo ở Hà Nội là Việt Nam “sẵn sàng hợp tác” với Úc điều tra vụ hối lộ in tiền polymer.
Trước đó một tháng, ngày 7 tháng 6, 2011, Tướng Triệu Quốc Đạt, phó tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh Sát Pḥng Chống Tội Phạm của Bộ Công An CSVN, nói cơ quan điều tra ở Việt Nam “chưa có căn cứ buộc tội ai ăn hối lộ để in tiền polymer.”
Ông này chỉ nói “tiếp tục nắm thông tin....” Tháng 5, 2009, báo The Age khui vụ công ty Securency hối lộ cho quan chức một số nước trong đó có Việt Nam để được cho trúng thầu in tiền giấy nhựa polymer, thay thế cho loại tiền giấy bị làm giả tràn lan.
Từ hơn hai năm qua, báo The Age tiết lộ rất nhiều chi tiết liên quan đến vụ việc. Người đứng trung gian cầm tiền hối lộ là Lương Ngọc Anh, tổng giám đốc công ty Phát Triển Công Nghệ AFTD ở Hà Nội. Công ty này có công ty con là Banktech do con trai ông Lê Đức Thúy làm giám đốc. Ông Thúy bị tố đích danh, ít nhất, cho con trai đi học ở đại học Anh quốc bằng số tiền $50,000 đô la là tiền hối lộ cho ông Thúy qua trung gian Lương Ngọc Anh.
Ông Thúy thời đó là thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước CSVN, nay đă “hạ cánh an toàn.” Lương Ngọc Anh bị tiết lộ là đại tá t́nh báo của công an CSVN. Công ty AFTD với khoảng 200 cổ đông chỉ là cái b́nh phong kiếm chác của một tập thể cán bộ đảng viên CSVN, và có rất nhiều quan hệ với Bộ Công An CSVN.
Myles Curtis, cựu giám đốc điều hành công ty Securency bị truy tố về tội hối lộ cho quan chức Việt Nam. (H́nh: The Age)
Cơ quan điều tra của Cảnh Sát Liên Bang Úc (AFP) hiển nhiên đă nắm được các tài liệu, chứng từ liên quan đến chuyển tiền hối lộ đến các trương mục ngân hàng ở nhiều nước của Securency và NPA, nên đă khởi lệnh truy tố 8 viên chức của hai công ty vừa nói.
Những tài liệu này chẳng lẽ Úc không chuyển cho nhà cầm quyền Hà Nội mà lại chỉ gửi thư tố cáo bâng quơ? Điều này cho thấy Hà Nội đang rất lúng túng t́m một cách gỡ bí.
Cũng như khi trả lời báo chí của bà Nguyễn Phương Nga, bản tin của VNExpress khi dẫn lời ông phó tổng thanh tra chính phủ Trần Hữu Lượng cũng không hề đụng chạm đến tên tuổi của ai trong vụ này.
Trong bản tin của VNExpress, ông Lượng nói ngược lại với lời bà Nguyễn Phương Nga khi ông nói: “Các thông tin mới chỉ dừng trên mặt báo, về mặt quan hệ cấp chính phủ, hai bên chưa có thông tin cụ thể nào.”
Nhưng ngày 7 tháng 7, 2011, bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao CSVN nói: “Chúng tôi đă được phía Ô-xtrây-li-a thông báo về việc bắt giữ 6 công dân Ô-xtrây-li-a bị t́nh nghi đă hối lộ để giành được hợp đồng in tiền tại một số quốc gia.” Lời này của bà Nga phổ biến trên trang mạng của Bộ Ngoại Giao CSVN không phải là xác nhận đă có “thông tin cụ thể?”
(TN/nguoi-viet)