Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể nhưng Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định pháp y tâm thần TP.HCM thừa nhận tỷ lệ thí sinh sau khi thi tốt nghiệp PTTH và thi tuyển đại học bị rối loạn tâm thần ngày một gia tăng.
Học càng giỏi thi trượt càng sốc
Mới đây nhất, vừa kết thúc kỳ thi đại học được hai ngày bác sĩ Quang đă tiếp nhận điều trị cho một nữ sinh tên Nguyễn Thị Thanh, 18 tuổi, ngụ tại quận Tân B́nh, TP.HCM.
Thanh được cha mẹ dẫn đến pḥng khám trong trạng thái thẫn thờ, vô hồn, tiều tụy. Theo lời kể của mẹ Thanh, bệnh nhân học lực khá nên kỳ vọng rất nhiều vào đợt thi đại học lần này.
Thanh chọn cho ḿnh khối A và thi tuyển vào trường Đại học Công nghiệp TPHCM. Tuy nhiên, ngay sau khi thi môn đầu tiên là môn toán Thanh đă không làm bài được.
Một trường hợp bị trầm cảm do áp lực học hành đang được tư vấn - Ảnh: Thanh Huyền
Quá buồn v́ ôm bao kỳ vọng 12 năm đèn sách mà lại nốc ao ngay cú đầu, Thanh trở về khóc lóc, bỏ ăn, tính không thi tiếp môn thứ 2 và 3 nữa. Sau khi được gia đ́nh động viên, Thanh vẫn vào pḥng thi tiếp môn lư và hóa nhưng chưa đầy 2/3 thời gian đă xin ra về.
Thấy con gái đ̣i chết, liên tục đưa tay lên đấm vào đầu thùm thụp làm gia đ́nh phát hoảng, gọi điện thoại cho tổng đài 1080 hỏi nơi tư vấn về tâm lư, tâm thần. Sau khi thăm khám, bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang kết luận Thanh bị rối loạn stress cấp sau thi. Nếu để lâu bệnh sẽ tiến triển thành trầm cảm.
Bác sĩ đă cho Thanh dùng thuốc chống loạn thần, kèm theo vitamin để cải thiện thể lực.
“Dùng thuốc là một chuyện nhưng để bệnh nhân khỏi được quan trọng hơn cả vẫn là sự quan tâm, động viên của gia đ́nh. Cha mẹ không nên đặt áp lực quá nặng cho con mà cần giải thích nếu không thi được đại học th́ vẫn c̣n nhiều con đường khác để đi đến tương lai” – Bác sĩ Quang nhấn mạnh.
Theo bác sĩ Quang, nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tâm thần sau thi cử là do nhân cách và thể trạng của thí sinh đó yếu. Ngoài ra, lư tưởng của chính bản thân thí sinh, áp lực đè nặng của gia đ́nh, xă hội cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này.
Học quá hóa điên
Ngày 5/8, bác sĩ Nguyễn Ngọc Quang cũng vừa tái khám cho một sinh viên bị bệnh trầm cảm do áp lực học hành. Cô nữ sinh này tên Tuyết hiện đang học năm thứ 2 trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ, quê ở Long Khánh, sinh năm 1987.
Theo lời kể của bố bệnh nhân, cách đây 2 năm, trong thời gian ôn thi Tuyết có biểu hiện lầm ĺ, ít giao tiếp. Cuối năm 2010, thấy t́nh h́nh của Tuyết thêm trầm trọng, gia đ́nh đă đưa cô đến khám ở chỗ bác sĩ Quang. Sau khi về nhà uống thuốc bệnh t́nh Tuyết thuyên giảm tưởng như đă khỏi hẳn.
Hiện Tuyết đang học năm cuối, c̣n thi lại mấy môn nữa th́ sẽ ra trường nhưng đột nhiên cách đây 2 ngày, 2 chị em Tuyết căi lộn, bệnh nhân bị kích thích mạnh, lên cơn chửi bới cả bố mẹ.
Sau khi xem xét bệnh t́nh của Tuyết, bác sĩ Quang nhắc nhở gia đ́nh bệnh nhân rất dễ tái phát. Hiện nay, gia đ́nh cần để ư đến sức khỏe của con nhiều hơn là việc ép con học.
“Chính xă hội, gia đ́nh đặt ra quá nhiều áp lực trong chuyện học hành, thi cử đă dẫn đến t́nh trạng ngày càng nhiều học sinh bị rối loạn tâm thần. Chúng ta cần biết học là cả đời và cần có một phương pháp khoa học, điều độ. Việc học một cách thúc ép, nhồi sọ, nghĩ con cái ḿnh là thiên tài th́ chỉ chuốc họa vào thân” – Bác sĩ Quang nói
Tên của nhân vật đă được thay đổi.
Thanh Huyền
Theo vietnamnet