R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 54,629
Thanks: 1,521
Thanked 4,892 Times in 1,268 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 72
|
Mỹ đang xây dựng NATO mới ở châu Á?
Cục diện chiến lược thế giới bước vào giai đoạn tái thiết. Mỹ rút quân khỏi Iraq, Afghanistan; Tổng thống Mỹ Obama thay đổi định nghĩa trước đây của Chính phủ Bush về cuộc chiến chống khủng bố, đưa ra một số nội hàm chiến lược mới.
Trong t́nh h́nh này, câu hỏi “Mỹ đang dần rút chân khỏi cuộc chiến chống khủng bố sẽ đặt trọng tâm chiến lược vào đâu?” đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Trọng tâm chiến lược của Mỹ là khu vực Đông Á?
Ai cũng biết rằng t́nh h́nh Bắc Phi, Trung Đông đang hỗn loạn. Những khu vực này lại là khu vực chiến lược quan trọng được Mỹ “chăm sóc” một thời gian dài trong quá khứ, bởi chúng vừa là “rốn dầu” thế giới, vừa là khu vực có ảnh hưởng quan trọng đến cục diện chiến lược thế giới.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là đối diện với cục diện hỗn loạn tại Bắc Phi, Trung Đông, Mỹ luôn có thái độ hết sức thận trọng. Ví dụ: Trong cuộc chiến tại Libya, Mỹ luôn giữ thái độ không rơ ràng, một mặt ủng hộ các quốc gia châu Âu triển khai các cuộc tấn công quân sự nhằm vào Libya, mặt khác lại gián tiếp “nhúng tay” vào trận chiến này. Vậy, quả đấm của Mỹ thu về lại chưa đánh ra sẽ nhằm vào đâu?. Điều đáng cảnh giác là h́nh như cũng trong thời gian này, hàng loạt chiều hướng đang diễn ra tại châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Á.
Đầu tiên là Mỹ tăng cường hơn nữa quan hệ đồng minh ba nước Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, đặc biệt là quan hệ đồng minh Mỹ – Nhật. C̣n Nhật Bản lại đưa ra một loạt những biện pháp và thực thi nhiều biện pháp đối với khu vực biển và chuỗi đảo phía Đông Trung Quốc. Đồng thời, Mỹ lại có ư tham gia vào vấn đề biển Đông. Những điều này rất dễ khiến mọi người nghĩ rằng: Khi Mỹ dần rút chân khỏi cuộc chiến chống khủng bố, trọng tâm chiến lược tiếp theo của Mỹ sẽ đặt tại khu vực Đông Á.
Mỹ muốn xây dựng “NATO phiên bản mới tại châu Á”.
Chúng ta có thể thấy, bố trí trọng tâm trong chiến lược toàn cầu của Mỹ trong quá khứ là NATO. Điều này chủ yếu là nhằm vào Tổ chức hiệp ước Warsaw và Liên Xô. C̣n tại châu Á, trên thực tế, Mỹ cũng đang cố gắng thực thi sự bố trí này. Tuy nhiên, xét về liên minh quân sự theo ư nghĩa đầy đủ, sự bố trí này yếu hơn so với NATO. Có người gọi đó là “chiến lược chuỗi đảo” – kiềm chế và phong tỏa Trung Quốc dựa vào chuỗi đảo thứ nhất.
Có được sự kiềm chế và phong tỏa này, bố trí chiến lược của Mỹ tại châu Á gần như hoàn thành. Tuy nhiên, nh́n từ t́nh h́nh hiện nay, chiến lược này của Mỹ có thể phải đối diện với vấn đề mới. Giới nghiên cứu Mỹ chỉ ra: Chiến lược chuỗi đảo truyền thống có khả năng không thể kiềm chế Trung Quốc. Trong t́nh h́nh này, tại Mỹ, bắt đầu có người đề xuất ư tưởng thành lập đồng minh chiến lược mới kiểu NATO tại khu vực.
Từ “chiến lược chuỗi đảo” đến “đồng minh tứ giác”
Theo cách đặt vấn đề ở trên, bước đi thứ nhất là phát triển quan hệ đồng minh tứ giác từ việc phong tỏa chuỗi đảo. Hạt nhân của quan hệ đồng minh tứ giác là chỉ liên minh quân sự gồm bốn nước Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ. Trên thực tế, từ một loạt các diễn biến trong thời gian gần đây, chúng ta không khó để nh́n thấy Mỹ đang tích cực thúc đẩy sự phát triển này.
Đồng thời, tại ba nước Nhật Bản, Australia, Ấn Độ có một số quan chức quân sự chủ chốt và học giả tích cực hưởng ứng phương hướng phát triển chiến lược này của Mỹ.
Ngay từ năm 2002, Cố vấn Ủy ban An ninh quốc gia Ấn Độ Pat Narayan đưa ra ư tưởng về một “NATO phiên bản châu Á”.
Năm 2006, trong cuốn “Hướng tới quốc gia tươi đẹp”, nguyên Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe đề xuất ư tưởng xây dựng đồng minh chiến lược bốn nước Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ tại châu Á. Đây là cách diễn giải biến Tướng của “NATO phiên bản châu Á”. Trong cuốn sách, Shinzo Abe c̣n đặt ra yêu cầu nỗ lực duy tŕ vị trí thứ 2 của Nhật Bản trong khuôn khổ mới.
Tháng 3/2007, với “bàn tay sắp đặt” của Phó Tổng thống Mỹ Dick Cheney, Nhật Bản và Australia kí “Tuyên ngôn Liên hiệp an ninh Nhật – Australia” có nội dung thỏa thuận nhiệm vụ quốc pḥng, hơn nữa khởi động cơ chế đối thoại an ninh chiến lược “2+3” với sự tham gia của Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của hai nước.
Cũng như vậy, dưới sự dàn xếp của Mỹ, cơ chế đối thoại an ninh này mở rộng trở thành cơ chế đối thoại chiến lược bốn nước Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ.
Tháng 4/2007, Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ lần đầu tổ chức tập trận chung. Tháng 5, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia tổ chức đối thoại chiến lược bốn nước ṿng một. Tháng 9, năm nước Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Singapore tổ chức tập trận chung tại vịnh Bengal. Trên thực tế, đằng sau hàng loạt sự kiện này là ư tưởng về một “NATO phiên bản châu Á”.
Thực ra, trên thế giới hiện nay, sự thất bại của một số quốc gia và sự phát triển của một số quốc gia khác là quá tŕnh tất yếu. Các nước lớn truyền thống hi vọng duy tŕ địa vị của ḿnh, c̣n những nước mới trỗi dậy lại hi vọng có thể mở rộng ảnh hưởng của bản thân. Trong mâu thuẫn này, lợi dụng đồng minh quân sự để hạn chế và kiềm chế đối thủ trở thành một cách làm cơ bản trong tư duy hoàng đế truyền thống.
Trên thực tế, thời đại hiện nay hoàn toàn khác với thời đại hoàng đế truyền thống. Do đó, những vấn đề này nên được xem xét bằng tư duy mới và ở những góc độ mới. Hợp tác cùng có lợi nên là ḍng chảy chính trong sự phát triển chung của thế giới, tham vọng kiềm chế nước khác cuối cùng rất có thể sẽ khiến bản thân nhanh chóng sa vào hố sâu thất bại.
Dù đến nay “NATO phiên bản châu Á” vẫn hoàn toàn trong trạng thái mơ hồ. Tuy nhiên, nếu t́nh h́nh này tiếp tục phát triển th́ sẽ có một ngày chúng ta sẽ đối diện với một “NATO phiên bản châu Á”. Đây là vấn đề mà tất cả mọi người đều phải cảnh giác.
Theo VTC
|