Thoái thác với lí do hết tiền Việt chỉ c̣n tiền Nhân dân tệ của Trung Quốc để trả tiền trà đá, bà bán nước trên đường Hùng Vương (thành phố Lạng Sơn) vui vẻ: “không sao đâu, tiền nào bác cũng nhận tuốt, 2 cốc trà đá với 1 gói kẹo lạc, vị chi là 4 Nhân dân tệ nhé”. Th́ ra ở Lạng Sơn, uống trà đá ven đường cũng có thể dùng tiền Trung Quốc.
Thích đổi bao nhiêu cũng có
Đóng vai một lái buôn mới từ Hà Nội lên Lạng Sơn để sang Trung Quốc mua hàng, chúng tôi lân la hỏi người dân t́m đến điểm thu đổi Nhân dân tệ tại thành phố Lạng Sơn. Bác xe ôm ngay trước cổng chợ Đông Kinh (đường Bà Triệu) nhanh nhẩu giới thiệu cho chúng tôi: các anh đi thẳng 1 đoạn khoảng 100m, đến đoạn ngă tư đèn xanh đèn đỏ, nh́n bên phải, ngay chỗ gần sân vận động Đông Kinh chính là “chợ tiền”. Các anh thích đổi bao nhiêu cũng có.
|
Việc mua bán giao dịch bằng Nhân dân tệ diễn ra phổ biến tại chợ Đông Kinh
|
Theo lời hướng dẫn của bác xe ôm, chúng tôi t́m đến “chợ tiền”. Lúc này đang là khoảng 9h sáng. Khung cảnh “chợ tiền” hiện ra trước mắt chúng tôi rất tấp nập. Kẻ bán người mua nhộn nhịp như chợ đầu mối.
“Chợ tiền” nằm lọt sâu trong ki ốt số 1 -2 sân vận động Đông Kinh, thuộc phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn. Phía trước chợ là một tấm biển rất “bắt mắt”, chữ màu trắng được viết trên nền đỏ: “Điểm thu đổi ngoại tệ (CNY)”.
Vừa dừng xe trước sân “chợ tiền”, đă thấy 5 -7 phụ nữ, tay sách nải tiền trèo kéo, mời mọc chúng tôi đổi tiền: “đổi tiền đi chú, đổi càng nhiều lăi sẽ càng thấp”.
Tôi ngồi xuống chiếc ghế nhựa của một người phụ nữ ngay gần đó. Theo quan sát, khu vực này có trên 50 sạp đổi tiền. Vài chiếc ghế nhựa, 1 chiếc bàn, 1 máy tính và một túi đựng tiền là họ mở được sạp.
Không thể đoán biết được tổng số tiền giao dịch ở đây là bao nhiêu, nhưng theo quan sát, những túi tiền của những người này là rất lớn. Nhiều người c̣n xếp tiền thành từng cọc để trên bàn.
Hỏi bà chủ đổi tiền ở bàn tôi đang ngồi là mỗi ngày bà đổi được khoảng bao nhiêu tiền, bà bảo, có ngày bà đổi được khoảng từ 100 – 200 triệu, nếu tính theo tiền Việt. Ngày may mắn gặp người buôn bán lớn, nhiều người họ đổi hàng chục vạn tệ, tính ra lên đến 400 - 500 triệu VNĐ.
Lăi suất tùy vào số lượng tiền đổi lớn hay nhỏ. Nếu chỉ đổi mấy chục tệ đến vài trăm tệ th́ mỗi Nhân dân tệ đổi được khoảng 3000 VNĐ. Nếu đổi với số lượng lớn, th́ 1 Nhân dân tệ có thể được 3100 đến 3200 VNĐ.
Theo t́m hiểu của chúng tôi, ngoài “chợ tiền” lớn ở gần sân vận động Đông Kinh th́ c̣n có những chợ tiền khác nhộp nhịp chẳng kém. Một số địa điểm có thể kể đến như khu vực đầu cầu Kỳ Cùng (TP Lạng Sơn); khu vực Cổng Trắng, khu Vườn Sái (thị trấn Đồng Đăng); khu vực cửa khẩu Tân Thanh, cửa khẩu Chi Ma. Thậm chí, ở các chợ lớn như chợ Đông Kinh, chợ Đồng Đăng, chợ Tân Thanh… ai có nhu cầu đổi với số lượng từ vài chục triệu đến trăm triệu tiền Việt th́ nhiều chủ cửa hàng ở đây cũng sẵn sàng đáp ứng.
Đặc biệt, ở khu vực đổi tiền Vườn Sái, thuộc thị trấn Đồng Đăng, có một ngă ba chuyên là địa điểm để đổi tiền nên người dân nơi đây gọi ngă ba này thành một tên mới là: Ngă ba Đổi tiền.
Việc đổi tiền, tiêu tiền Nhân dân tệ phổ biến và tràn lan ở Lạng Sơn đang làm cho nơi đây có thêm một nghề mới “độc nhất vô nhị”, nghề đổi tiền Nhân dân tệ. Nhiều người “khấm khá” lên nhờ làm nghề này, bởi với lượng tiền đổi lớn và lăi suất đổi như bây giờ, mỗi ngày họ kiếm tiền triệu là điều không khó.
Đi chợ Lạng Sơn, tiêu tiền Trung Quốc
Lạng Sơn nổi tiếng là trung tâm mua sắm của vùng Đông Bắc, nhiều chợ với nhiều mặt hàng phong phú, giá cả lại rẻ so với Hà Nội và nhiều tỉnh lân cận. Bởi vậy, tại các chợ lớn ở Lạng Sơn như Đông Kinh, Đồng Đăng, Tân Thanh… lúc nào cũng nườm nượp khách hàng trao đổi, mua bán. Điều “thú vị” đối với nhiều khách hàng là các chủ cửa hàng đều chấp nhận giao dịch bằng cả Nhân dân tệ.
|
Một góc chợ đổi tiền tại Lạng Sơn
|
Trong vai là một người khách ngoại tỉnh, chúng tôi đă có chuyến tham quan, mua sắm bằng tiền Nhân dân tệ tại một số chợ lớn ở Lạng Sơn.
Điều dễ nhận thấy ở các chợ Lạng Sơn là đi đến đâu cũng thấy bày bán nhan nhản các đồ dùng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Từ những đồ gia dụng như quần áo, giày dép, chăn màn, cho đến hàng điện tử như điện thoại di động, tivi, đầu đĩa th́ có đến hơn 90% đều là hàng hóa của Trung Quốc.
Tại chợ Đông Kinh, anh bạn tôi choáng ngợp bởi cơ man là hàng xuất xứ Trung Quốc, mới ngoái lại nh́n tôi nói đùa: “đi chợ ở Lạng Sơn mà tiêu tiền Nhân dân tệ, mua hàng Trung Quốc, cứ như kiểu chợ Trung Quốc trên đất Việt Nam ấy nhỉ”.
Lê la thăm thú đủ các mặt hàng, chúng tôi dừng trước một ki ốt chuyên bán dây thắt lưng da và ví da. Chúng tôi hỏi giá một dây thắt lưng bao nhiêu tiền, bà chủ nhanh nhẩu đáp rằng: “tiền Việt th́ 180 ngh́n, tiền Trung th́ 60 đồng”. Tôi thắc mắc là tại sao hỏi giá mà lại đưa ra cả giá bằng tiền Nhân dân tệ, bà chủ có vẻ càu nhàu: v́ nhiều người mua bằng tiền Trung Quốc, nói giá tiền Việt xong th́ họ hỏi giá tiền Tàu, nên tôi cứ nói giá bằng 2 loại tiền cho khỏi tốn thời gian.
Kỳ kèo đôi câu, anh bạn tôi trả với giá 150 ngh́n để mua chiếc thắt lưng, bà chủ đồng ư. Chúng tôi cố t́nh móc tờ 50 đồng Nhân dân tệ ra đưa cho bà (50 Nhân dân tệ tương đương với 150 ngh́n VNĐ). Chẳng cần phân bua giải thích ǵ, như một thói quen, bà bán hàng đút tọt tờ 50 Nhân dân tệ vào túi tiền, rồi niềm nở chào mời khách mới. Dù đă bước ra khỏi ki ốt, nhưng tôi vẫn nghe rơ tiếng của anh khách mới hỏi bà chủ: “cái ví da này giá bao nhiêu Tệ thế bác?”.
Chúng tôi đi các chợ khác như Đồng Đăng, Tân Thanh, Chi Ma th́ đa số các chủ cửa hàng đều đồng ư giao dịch bằng Nhân dân tệ. Một chủ cửa hàng tại Đồng Đăng cho biết, những người như bà nhận mua bằng cả Nhân dân tệ như thế nhiều khi lại c̣n tiện hơn là tiền Việt, bởi v́ “đằng nào chúng tôi chẳng sang Trung Quốc mua hàng”.
Tại chợ cửa khẩu Tân Thanh, chúng tôi gặp một thanh niên mua khá nhiều hàng hóa bằng tiền Trung Quốc. Hỏi ra mới biết, anh là Hoàng Văn Đức, ở xă Đồng Giáp (huyện Văn Quan, Lạng Sơn) mới đi làm cửu vạn từ Trung Quốc về.
Anh Đức bảo, khi đi làm ở Trung Quốc, họ trả anh bằng tiền Trung Quốc nên khi về Việt Nam anh “lười” đổi sang tiền Việt v́ tiền Trung Quốc vẫn có thể tiêu được ở Lạng Sơn. “Mua xong một số đồ th́ tôi mới đổi sang tiền Việt để về quê cho dễ tiêu”, anh Đức nói thêm.
Từ thông tin của anh Đức, đồng thời qua t́m hiểu thêm từ một số người dân, chúng tôi biết thêm rằng, rất nhiều người dân ở khu vực biên giới vượt biên sang Trung Quốc làm cửu vạn, bốc vác, chặt mía, hái chè… Họ được người Trung Quốc trả công bằng tiền Nhân dân tệ. Khi về Lạng Sơn họ vẫn giữ tiền này để tiêu dùng. Chính điều này cũng khiến t́nh trạng dùng tiền Nhân dân tệ tràn lan ở Lạng Sơn ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Sau khi đă “lượn” khắp các chợ ở Lạng Sơn mua sắm bằng Nhân dân tệ, chúng tôi quay trở lại thành phố Lạng Sơn. Trong khi chờ xe ô tô xuôi về Hà Nội, chúng tôi đă ghé vào một quán nước trên đường Hùng Vương. Khi gửi tiền, thoái thác với lí do hết tiền Việt chỉ c̣n tiền Nhân dân tệ để trả tiền trà đá, bà bán nước vui vẻ: “không sao đâu, tiền nào bác cũng nhận tuốt, 2 cốc trà đá với 1 gói kẹo lạc, vị chi là 4 Nhân dân tệ nhé”.
Th́ ra ở Lạng Sơn, uống trà đá ven đường cũng có thể dùng tiền Trung Quốc.
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tiến sỹ Cao Sỹ Kiêm từng phát biểu trước báo giới về nguy cơ “Nhân dân tệ hóa”. Ông nhấn mạnh: “Đồng tiền ấy mạnh lên, ḿnh phụ thuộc vào nó, phụ thuộc vào tỷ giá, tỷ lệ phát hành.., nhất là ta đang nhập siêu lớn như thế này. Ngoại tệ vào nhiều, ta không chủ động được. Kiểm soát b́nh thường đă khó, có thiểu phát, lạm phát th́ càng bị động hơn”.
|
Hữu Sơn
(theo GD)