Vụ việc Su-27 của Trung Quốc đuổi trinh thám cơ U-2 của Mỹ đẩy lùi những nỗ lực cải thiện quan hệ giữa 2 nước được thực hiện từ đầu năm 2011.
Ngày 27/7/2011,
Thời báo toàn cầu (Global Times) đă đưa tin, Trung Quốc cảnh báo Mỹ là các chuyến bay của máy bay Mỹ gần bờ biển Trung Quốc phá hoại ḷng tin giữa 2 quốc gia và trở thành trở ngại trên con đường thiết lập quan hệ quân sự giữa 2 nước.
Bộ Quốc pḥng Trung Quốc tuyên bố: “Chúng tôi yêu cầu Mỹ tôn trọng chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc”. Cùng ngày Washington đă trả lời dứt khoát: “Không”. Các chuyến bay do thám sẽ vẫn được tiếp tục. Mỹ c̣n tuyên bố các cam kết ủng hộ Đài Loan sẽ được thực hiện.
Thời báo NewYork (New York Times) đăng dẫn lời ông Mullen khẳng định: Mỹ không khước từ trách nhiệm của ḿnh trước các đồng minh và đối tác.
Những mâu thuẫn này đă xoá tan hi vọng của Nhà Trắng muốn mở rộng quan hệ với Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). Cần nhớ lại, mới 2 tuần trước, khi ở Bắc Kinh hội đàm với Tổng tham mưu trưởng PLA, tướng Trần Bỉnh Đức, Đô đốc Mullen gọi quan hệ với các chỉ huy quân sự Trung Quốc là mở ra nhiều hi vọng.
Máy bay trinh thám U-2 của Mỹ.
Như vậy, các đ̣i hỏi của 2 bên vẫn như cũ, không ai có ư định nhượng bộ và vụ máy bay Su–27 của Trung Quốc đă định chặn máy bay do thám U–2 của Mỹ, theo như Reuters và báo chí Đài Loan, là biểu hiện của sự đối đầu này. Những vụ việc tương tự chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, mối quan hệ giữa Trung – Mỹ c̣n tồn tại nhiều mâu thuẫn chưa giải quyết được và hai bên chưa đạt được niềm tin cần thiết.
Theo lời quan chức Mỹ, Trung Quốc chuẩn bị đưa ra thách thức với Mỹ ở phần phía Tây Thái B́nh dương, nơi hơn nửa thế kỷ Hạm đội 7 của Mỹ thống trị. Chứng minh cho những tham vọng như vậy là việc Bắc Kinh sắp cho hạ thuỷ tàu sân bay đầu tiên, thử nghiệm máy bay tàng h́nh, thử nghiệm các tàu ngầm hiện đại và chế tạo tên lửa tầm bắn đến 1.000 dặm có khả năng tiêu diệt tàu sân bay Mỹ.
Theo báo cáo của Laura Saalman, cộng tác viên khoa học của chương tŕnh Quỹ Carnegie v́ hoà b́nh thế giới, theo quan điểm của Mỹ, cần phải có được sự ổn định chiến lược trong quan hệ với Trung Quốc. Mà mục tiêu này không thể đạt được, nếu không đảm bảo được sự minh bạch các tiềm năng hạt nhân như trong quan hệ giữa Washington và Moscow. Hiện, người Mỹ có rất ít thông tin về các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc.
Tuy nhiên, Bắc Kinh không chấp nhận cách đặt vấn đề như vậy. Các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc c̣n kém Mỹ nhiều. Các tướng lĩnh Trung Quốc lo ngại, trong khi Bắc Kinh bị lôi kéo vào các đối thoại nhằm "tăng cường sự minh bạch", th́ Mỹ không muốn các tham vọng của ḿnh chịu sự ràng buộc hay hạn chế nào – nhất là trong lĩnh vực vũ khí thông thường tiên tiến dùng để ra “đ̣n tấn công toàn cầu”.
V́ vậy, “cơ sở học thuyết kiềm chế hạt nhân của Trung Quốc không phải là sự minh bạch, mà là sự bí mật”. Đồng thời giới quân nhân Trung Quốc cho rằng nỗ lực của Hoa Kỳ triển khai hệ thống pḥng thủ chống tên lửa (NMD) và hoàn thiện các vũ khí thông thường phá hoại sự ổn định chiến lược mà chính người Mỹ kêu gọi đảm bảo.
Nguyễn Vũ - ĐấtViệt