R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Jul 2010
Posts: 14,697
Thanks: 4,339
Thanked 5,102 Times in 2,801 Posts
Mentioned: 10 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 943 Post(s)
Rep Power: 31
|
TRƯỜNG SƠN LÊ XUÂN NHỊ NOÍ VỀ ÔNG NGUYỄN CAO KỲ
Nghĩa Tử là Nghĩa Tận, viết về cái chết của NCK
Trường Sơn Lê Xuân Nhị
Như thế là mọi người đều đă biết, ông NCK đă về bên kia thế giới, hay nói văn hoa một chút, là đă tiêu diêu miền cực lạc, hay đă về Nước Chúa, hay nói một cách…không quân hơn, là đă cất cánh bay về một cơi trời vô định. Đây là lần đầu tiên tôi dùng tiếng “Ông” để gọi NCK kể từ khi ông ta về Việt Nam quỵ lụy và ăn mày bọn Việt Gian Cộng Sản. Tại sao tôi lại dùng tiếng ông như thế? Xin thưa, Nghĩa Tử là Nghĩa Tận. Ông Kỳ chết rồi, ḿnh không nên làm nhục một cái thây ma, bôi nhục một xác chết, một đống thịt già … thầm lặng không c̣n khả năng để tự vệ cho ḿnh. Người Quốc Gia ḿnh hơn bọn Việt Gian Cộng Sản ở chỗ đó.
Nghe tin ông Kỳ chết, tôi chẳng vui mà cũng chẳng buồn. Chẳng vui bởi v́ tôi biết NCK, giống như bạn, như tôi, trước sau ǵ th́ cũng phải ngủm củ tỏi mà thôi. Dĩ nhiên, nếu NCK chết cách đây chừng 20 năm th́ đă là một cái chết b́nh thường, lịch sử ngàn năm sẽ ghi NCK là một cựu Thủ tướng, cựu phó Tổng Thống của VNCH, dù chẳng làm được con mẹ ǵ cho tổ quốc ngoài việc ăn nhậu và phá thối, nhưng ít nhất cũng đă không phản bội anh em, bạn bè, chiến hữu. Tôi chẳng buồn v́ thế giới này thiếu đi một thằng Việt gian như NCK th́ là một chuyện mừng chứ không phải chuyện buồn.
Nghe tin NCK ngủm củ tỏi, tôi ngồi thừ, như đă nói, chẳng vui chẳng buồn, làm chừng chục lon bia và tự hỏi ḷng ḿnh, tại sao tôi lại khinh ghét NCK đến thế. Tại sao trong cả cái Quân Chủng Không Quân của tôi, anh hùng đầy dẫy, chỉ có ḿnh tôi, một anh Thiếu Úy quèn, một thằng út nhỏ bé của phi đoàn 114, đứng ra chửi NCK, đại diện quân chủng Không Quân to lớn của tôi đi xin lỗi mọi người về cái hành động ô nhục của NCK. Và cuối cùng, tại sao, có vài người lại c̣n bênh vực NCK như thằng chó đẻ ĐVA và vài thằng không quân khốn nạn khác. (chúng mày rồi sẽ biết tay tao.)
Trước hết, xin nói thật rằng, giống như bao nhiêu phi công trẻ của QLVNCH những ngày chưa mất nước, NCK ngày xưa là thần tượng của tôi. Tôi thích cái tính khí ngang tàng, hào phóng, có sao nói vậy của NCK. Dĩ nhiên, chúng tôi đều biết, NCK chẳng có đầu óc ǵ lắm, nói nhiều làm ít, nhưng tuổi trẻ là tuổi của tha thứ, hào hùng, chúng tôi chẳng để ư đến những chuyện này, thậm chí, c̣n nghĩ như thế mới là tốt, mới là… Không Quân.
Năm 1984, thành phố NEW ORLEANS tổ chức Lễ Thượng Kỳ, treo cờ Quốc Gia trước Ṭa Thị Chánh thành phố, hội cựu quân nhân chúng tôi có mời NCK về tham dự. Chúng tôi đă tổ chức vô cùng chu đáo. Xuống phi cơ, Kỳ được mời vào pḥng VIP và sau đó lên xe Limo, được cảnh sát với xe mô tô hộ tống chở về khách sạn sang trọng nhất thành phố nổi tiếng ăn chơi này. Ngày xưa Tào Tháo đăi Quan Công ba ngày một đại yến, mỗi ngày một tiểu yến, nhưng anh em chúng tôi đăi NCK mỗi ngày ba đại yến, luôn luôn có Cognac XO và sơn hào hải vị quư nhất của thành phố NEW ORLEANS do chính những anh em đi biển đem về.
Có lẽ kể từ khi sinh sống tại Mỹ, đây là lần đầu tiên Kỳ được tiếp đăi trang trọng như thế.
Dĩ nhiên, Kỳ chẳng bao giờ hiểu được rằng cảnh sát Mỹ chẳng bao giờ sách xe mô tô đi hộ tống cho ai nếu không được trả tiền, chẳng có khách sạn sang trọng nào cho người ở miễn phí, chẳng có nhà hàng nào cho chúng tôi ăn free v́ sự có mặt của NCK.
Chúng tôi phải trả tiền và những số tiền này là những đồng tiền mồ hôi nước mắt của anh em chúng tôi đóng góp. Anh em chúng tôi, những người đi làm lao động đầu tắt mặt tối th́ lương ba cọc ba đồng, những người làm văn pḥng th́ lương lại càng ít hơn, thêm vào đó, c̣n bill nhà, bill cửa, vợ con một đống, nhưng cũng ráng đóng góp, chỉ hy vọng ḿnh có thể làm được việc ǵ đó cho quê hương. Ngày lễ, anh em chúng tôi ngồi tuốt phía dưới xa, nh́n Kỳ ngồi trên hàng ghế danh dự, ăn nói với những tai to mặt lớn của thành phố, chúng tôi lấy làm hănh diện vô cùng. Ai khinh tướng chúng tôi th́ có quyền khinh, nhưng chúng tôi không khinh tướng của chúng tôi.
Kỳ lúc ấy quả thật là một thần tượng của anh em chúng tôi. Báo chí truyền h́nh phỏng vấn, Kỳ trả lời bốp chát, cứ y như ngày nào ở Việt Nam. Măi sau này, khi coi lại những cái clip, tôi mới đau đớn nhận ra rằng những lời tuyên bố của NCK toàn là bố láo, chẳng ra đâu vào đâu, toàn là nhắc nhở đến một thời quá văng cũ, tự đánh bóng ḿnh một cách hợm hỉnh, chẳng có liên quan ǵ đến chuyện vinh danh QLVNCH như anh em chúng tôi hằng mơ ước.
Có thể, có người bảo, tại mấy ông ngu nên mới đón tiếp NCK long trọng như thế chứ ông ấy đâu cần mấy ông đón tiếp đâu. Câu trả lời là: Đúng, có thể chúng tôi ngu, nhưng người lợi dụng cái ngu ấy của chúng tôi th́ thật đáng phỉ nhổ. Chúng tôi ngu v́ t́nh thương Tổ quốc. Ngu v́ chúng tôi c̣n biết làm người, c̣n có lương tri, biết liêm sĩ, biết nhục là ǵ. Hơn nữa, tuổi trẻ là tuổi của tha thứ và hy vọng. Chúng tôi hy sinh và chẳng bao giờ tính toán. Nếu biết tính toán một chút th́ ngày xưa, tôi, 17 tuổi đă không bỏ nhà đi lính. Nếu biết tính toán một chút th́ tôi đă không xông pha giữa ḥn tên mũi đạn, bay một ngày 8 tiếng đồng hồ, để kết quả là bị kéo về phi đoàn nhốt tù v́ tội “bay quá thấp, coi thường mạng sống của phi hành đoàn” (chuyện này xin hỏi phi đoàn trưởng của tôi, trung tá Tám khóa 17 Dalat hiện ở Orange County, Cali, xem thử ổng nhốt tôi bao nhiêu lần v́ những tội ǵ? Muốn biết thêm th́ hỏi ĐU Hưởng ở Canada, DU Nhơn ở Orlando, FL-- Và nếu hỏi th́ xin hỏi luôn, những huy chương của tôi trong 4 năm trời lăn lộn ở những chiến trường đẫm máu nhất, nhiều khi tàu bị bắn rách phải bỏ v́ không vá được, ai đă lấy hết mà chỉ để cho tôi một cái Phi Dũng Bội Tinh là một cái không ai có thể ăn cắp được v́ có tên tôi. Hỏi luôn thiếu tá Lư Bửng, trưởng pḥng HQ phi đoàn 114, họp hành quân phi đoàn, tuyên bố một câu xanh dờn như sau: Chúng tôi mất công điều động các anh đi bay, chúng tôi phải được chia sẽ những huy chương của các anh. Ai bảo phi công QLVNCH hào hoa phong nhă hay sung sướng ? Không có đâu, chỉ toàn là mồ hôi, máu và nước mắt mà thôi, quí vị ơi. Nhưng v́ tổ quốc, chúng tôi chẳng phiền hà ǵ. Chúng tôi chấp nhận chịu thiệt tḥi để cho dân tộc được hạnh phúc. Đơn giản như thế thôi.)
Sau lần đến thành phố NO, NCK đâm ra yêu thành phố quê mùa nghèo hèn này. Cũng dễ hiểu thôi bởi v́ Kỳ đă bị những chỗ khác tẩy chay, trong khi đó, dân NO chúng tôi vốn quê mùa dốt nát và… chẳng biết mẹ ǵ ngoài chuyện lo cho gia đ́nh đầy đủ êm ấm, đón tiếp Kỳ như một ông vua. Thêm vào đó, như ai đă nói, trong thế giới mù th́ thằng chột là vua. Kỳ muốn làm thằng chột trong thế giới mù người Việt Nam của thành phố NO. Thế là Kỳ khăn gói quả mướp dọn về NO ở.
Kỳ dến NO với hai bàn tay trắng, và mọi người, ai cũng biết như thế. Nhưng không sao, tiền bạc là thứ nhỏ, Kỳ mới là quan trọng. Tôi không bao giờ quên được đêm ThanksGiving năm ấy tại nhà hàng ChinaTown của Đại Tá An …
Đêm hôm ấy Kỳ mặc đồ quân phục Đại Lễ Không Quân màu trắng, đeo hai sao, ngồi bên cạnh tướng Westmoreland mặc thường phục. Kỳ nói không bao giờ ngừng, trong khi tướng Westmoreland chỉ mỉm cười yên lặng. Hội Cựu Quân Nhân ngày ấy giao cho tôi trọng trách bảo vệ an ninh cho NCK. Khỏi cần phải nói, tôi làm tṛn bổn phận ḿnh.
Sau lễ chào cờ, Kỳ và Westmoreland ngồi xuống trên bàn ghế danh dự trên cao, nh́n xuống dưới, nơi khoảng 300 thực khách đang ngồi. Không hiểu tại sao, lúc ấy Kỳ có vẻ mặt không vui. Tôi đến bên Kỳ và hỏi, “Mọi chuyện OK không Thiếu tướng?”
Kỳ nói ngay:
-Anh lấy cho tôi chai rượu.
Lúc ấy tôi mới nhận ra là ban tổ chức đă quên bỏ chai rượu cho bàn danh dự. Tôi nói liền “Thiếu tướng chờ chút, em đi lấy cho.”
Tôi liền đi hỏi “Chai Rượu cho ông tướng” nhưng chẳng ai có. Thế là tôi đành phải phóng ra ngoài, trời đêm ấy lạnh, vạn vật đóng băng, chạy bộ đi kiếm cho Kỳ chai rượu. Tôi chạy cỡ 5 block đường, lạnh quá nên… teo mẹ nó chim, tay chân run cầm cập, cây 9mm trong bụng xém rớt xuống đất mấy lần mới nh́n thấy một cái tiệm chạp phô nhỏ. Đây là tiệm chạp phô bán cho người nghèo nên tôi kiếm tới kiếm lui chỉ thấy được chai Hennessy VS, tức là loại rượu rẻ tiền. Tôi biết khẩu vị của Kỳ phải là thứ XO thượng hạng, nhưng chẳng biết làm sao hơn đành mua đại. Tôi ôm chai rượu chạy giữa trời, chim lại teo v́ trời lạnh quá, nhưng tự nhủ rằng dù … teo chim nhưng ḿnh cũng làm tṛn bổn phận của một người lính với vị chỉ huy cũ.
Tôi trở về, hí hửng đem chai rượu để trên bàn, chờ đón một lời khen. Nhưng khi nh́n thấy chai rượu, có lẽ v́ không phải là thứ XO như Kỳ thích, Kỳ nhăn mặt lại, chẳng thèm nói một lời cám ơn. Tôi cũng chẳng buồn v́ nghĩ rằng Kỳ bận rộn với những việc lớn nên không có th́ giờ cho những chuyện nhỏ như chuyện cám ơn vớ vẩn một tay Thiếu úy vô danh.
Kỳ ở nhà Đại tá Ân. Lúc ấy (1985) đại tá Ân làm chủ nhà hàng Chinatown, tiền bạc rủng rỉnh, bạn bè th́ có những tai to mặt lớn như NCK, đàn em th́ có những tay nổi tiếng như Lư Tống (LT), Tương Sĩ Lương, (TSL) Lê Hồng Thanh… tối thứ sáu thứ bảy tổ chức văn nghệ gọi là Đêm Làng Văn, thu cả chục ngàn đô la một đêm. Đại tá Ân c̣n yểm trợ cho Trương Sĩ Lương ra tờ báo “Tiếng Nước Tôi”, tờ báo đầu tiên của thành phố NO. (Lúc ấy tôi mới chập chững cầm bút, viết mấy bài, tốn bao nhiêu tô phở cho TSL nhưng bài chẳng bao giờ được đăng. Dù không được đăng bài, nhưng được đi ăn nhậu với nhà báo TSL làm tôi cũng thấy an ủi phần nào.) Người bạn tâm huyết của Kỳ lúc ấy là LT. LT vượt biển, báo Reader Digest có đăng chuyện này, trở thành ngôi sao sáng. LT đang đi học nhưng cứ bị Kỳ gọi tới, rủ đi nhậu.
Đùng một phát, tôi nghe NCK mở vựa bán tôm ở Houma. Trước khi viết thêm, tôi xin nói về chuyện tôm cá ở NO…
Năm 75, rất nhiều người tị nạn gốc Phước Tỉnh,vốn sống bằng nghề đánh tôm đánh cá, đă định cư tại thành phố này. Họ chịu khó nên chẳng bao lâu trở thành giàu có, lợi tức hàng năm lên đến vài trăm ngàn đô la hoặc triệu đô la là chuyện thường. Nhưng, ít ai biết được rằng, người đánh cá giàu, nhưng người chủ vựa tôm cá c̣n giàu gấp trăm lần. Chủ vựa mua tôm với giá, ví dụ, 1 đô la, họ đem bán ra thị trường gấp 5 giá này. Mỗi một ngày, mua về cỡ 100 ngàn cân, bán đi, bạn làm con tính th́ sẽ biết số tiền lời nó như thế nào.
Mới nh́n qua th́ ai cũng phải công nhận, Kỳ quyết định ra mở vựa tôm là một quyết định khôn ngoan. Vấn đề ở đây, quan trọng nhất, Kỳ chỉ có hai bàn tay trắng, lấy tiền ở đâu ra để mở? Kỳ may mắn ở chỗ có thằng phó giám đốc nhà băng người Mỹ ngày xưa là THỦY QUÂN LỤC CHIẾN Mỹ, biết Kỳ, nên đứng ra yểm trợ, cho Kỳ vay tiền, tôi nghe nói là 1 triệu đô la. Kỳ lại kêu gọi anh em Không Quân đóng góp, hùn vốn, hứa hẹn đủ thứ.
Thế là anh em Không Quân Việt Nam đùng đùng đóng góp, kẻ vài trăm, người vài ngàn. Đau đớn một điều là bây giờ, nếu ai về NO hỏi người Không Quân, lần ấy bạn mất cho NCK bao nhiêu th́ chẳng ai dám nói sự thật.
Nghề làm chủ vựa, coi dễ nhưng khó vô cùng. Thường th́ những chủ vựa là cha truyền con nối. Muốn lấy ḷng những thuyền đánh tôm, họ phải chứa xăng dầu, nước đá, đồ ăn thức uống đầy đủ để khi tàu cặp bến, họ bán tôm xong là có xăng dầu, nước đá, đồ ăn thức uống đi liền cho chuyến tới. V́ nghề chủ vựa là nghề béo bở, cho nên, để cạnh tranh nhau, nhiều khi chủ vựa c̣n chứa cả gái điếm, cần sa ma túy bán cho người đánh cá.
Kỳ làm sao hiểu được những chuyện này. Lại c̣n huyênh hoan tuyên bố, chúng nó phải bán tôm cho tôi v́ tôi là NCK. Nhưng, thành thật mà nói, Kỳ cũng nghĩ đến vấn đề PR chứ. Giải pháp PR của Kỳ là kéo thằng Đặng Văn Âu (DVA) từ Houston về ra tờ báo “Ngư Phủ”. DVA gặp tôi, nhờ tôi chỉ bảo về việc muốn đặt một giàn máy điện toán đánh được chữ Việt để làm tờ Ngư Phủ. Tôi bảo, ông giao cho tôi 3 ngàn đô la, tôi thiết trí cả máy in, là xong việc. DVA không giao cho tôi mà tự làm lấy, và bill cho Kỳ, tôi nghe nói, khoảng 10 ngàn đô la. Giống như Việt Gian Cộng Sản, chúng nó ăn cướp lẫn nhau.
Ngày tờ “Ngư Phủ” ra đời, tại nhà anh Toàn Huế, DVA khoe tôi tờ báo Ngư Phủ số một. Tôi xem qua, chút xíu nửa th́ ói, cười, nửa đùa nửa thật, bảo: “Nếu tôi là tướng Kỳ, tôi ra copy chừng vài trăm cuốn video XXX về phát cho ngư phủ, may ra họ c̣n nhớ đến tướng Kỳ mà bán tôm cho ổng. Dân ngư phủ làm ǵ biết đọc mà anh lại làm báo?” DVA bảo, ông say rồi. Tôi bảo, người say mới dám nói sự thật. Cả bàn cùng cười.
Tờ báo Ngư Phủ ra được số thứ hai th́ NCK khai phá sản. DVA âm thầm về lại Houston, dĩ nhiên, không quên đem theo bộ computer 10 ngàn đô la theo. Thằng phó giám đốc nhà băng người Mỹ bị mất việc, và không biết bao nhiêu anh em không quân bị mất tiền.
Tôi không gần gủi Kỳ nên không biết tại sao Kỳ khai phá sản, nhưng sau đây là suy luận của tôi:
1/ Trên cơi đời này, làm việc ǵ cũng thế, từ việc rửa một cái chén nhỏ cho đến việc coi sóc một công ty to lớn, người ta phải có sự cố gắng, biết chịu khó làm việc. NCK là loại người biếng nhác, nói th́ hay nhưng không bao giờ dám tḥ tay ra làm một việc ǵ. Kỳ mở vựa tôm, đúng ra th́ phải có mặt từ lúc sáng tinh mơ, đôn đốc nhân viên chùi rửa vựa, tiếp đăi khách hàng, đàng này, Kỳ cứ ở ĺ ở thành phố NO, ăn nhậu chè chén, giao hết mọi việc cho đàn em, sáng 12 giờ mới bước ra khỏi giường, chiều 7 giờ đă bày tiệc rượu, hỏi vựa cá nào c̣n có thể sống được.
2/ Đàn em của Kỳ toàn là thứ ăn hại, giết Kỳ sau lưng Kỳ nhưng Kỳ không hề biết. (Như thằng DVA chẳng hạn. Nó càng bênh vực Kỳ th́ người ta càng ghét Kỳ.)
3/ Kỳ là một con người giỏi mồm miệng nhưng ngu dốt, không có đầu óc.
Nhưng không sao, những chuyện này là những chuyện có thể tha thứ được. Ai mất tiền đau khổ th́ cũng coi như ḿnh đi buôn, không gặp thời, đành chịu. Tôi bắt đầu đ̣i uống máu NCK khi nghe tin Kỳ chơi luôn con vợ của bạn ḿnh, vợ của đại tá Ân là bà Kim. Tôi có ông anh kết nghĩa là BS Liệu dân nhảy dù, dạy tôi một câu như sau: “Vợ của bạn là mẹ của ḿnh.” Anh Liệu khỏi cần dạy, tôi cũng biết những điều căn bản này của giang hồ.
Nói tới anh Liệu và NCK, tôi phải kể một chuyện như sau.
Một ngày, anh em chúng tôi hẹn nhau ở Houston để ăn nhậu, nhưng bị thất lạc. Măi cho đến gần tối, anh Liệu mới liên lạc được với tôi. Anh Liệu cho địa chỉ nhà của ông Quế (Ai không tin cứ hỏi C̣ Quế Houston kiểm chứng cho việc này). Chúng tôi đi nhưng vừa đi vừa chửi thề v́ đường xa quá. Đến nơi mới nhận ra rằng ḿnh đang bước vào một cái lâu đài chứ không phải là nhà. Bước vào nhà, tôi ngạc nhiên khi nh́n thấy NCK đang ngồi chểm chệ ở ghế chính của bàn tiệc, chung quanh NCK là một lô toàn những người lạ mắt (sau này tôi mới biết toàn là BS, bạn anh Liệu ở bên Âu Châu qua). Tôi quay lui bỏ đi về. Anh Liệu chạy theo, hỏi tôi sao thế. Tôi bảo, “Em không muốn ngồi chung với thằng ăn cắp vợ bạn.” Anh Liệu năn nỉ tôi bảo, “Thôi, chuyện ông Kỳ lấy ai và lỗi của ai th́ ḿnh chưa biết, nhưng anh em tề tựu cả đây, em bỏ đi về coi kỳ quá.”
Nễ lời người hùng Charlie, tôi đành trở lại ngồi xuống, nhưng chọn một góc bàn, nơi cuối cùng của bàn tiệc, không thèm nh́n NCK. Lúc ấy tôi đă có chút ít tiếng tăm, viết được vài cuốn sách, cho nên thiên hạ sau khi nghe tên tôi th́ liền bu xuống ngồi gần tôi để hỏi chuyện. Chẳng có ai c̣n để ư đến NCK nữa. Nửa tiếng đồng hồ sau, Kỳ bị bỏ cô đơn liền gọi tôi:
-Này anh, nghe nói anh ngày xưa là phi công hở.
Dĩ nhiên, Kỳ đă quên mất chuyện tôi đă chạy 5 block đường lấy cognac cho Kỳ uống. Tôi trả lời:
-Đúng. Ngày xưa tôi là phi công của QLVNCH.
-Tại sao anh có vẻ làm lơ với tôi.
Tôi nói thẳng:
-Tôi không muốn nói chuyện với thiếu tướng.
-Tại v́ sao?
Bàn rượu căng thẳng. Anh Liệu ngồi sát bên tôi, cứ bấm vào đùi tôi lia lịa, bảo nhỏ:
-Chú mày cương quá, không được.
Tôi trả lời:
-Thôi th́ bây giờ như thế này. Nếu thiếu tướng trả lời được ba câu hỏi của tôi, tôi sẽ nói chuyện với thiếu tướng.
Tôi để ư lúc ấy C̣ Quế nh́n tôi mặt hằm hằm, chỉ chực ăn tươi nuốt sống, nhưng tôi ********* ngán. Nhà của ông thật, nhưng ông muốn chết với tôi th́ tôi sẵn sàng chết với ông liền tại chỗ, một đổi một. Hơn nữa, đời người trước sau chỉ một lần chết mà thôi.
Nhưng NCK lại cười, nói:
-Anh muốn hỏi th́ cứ hỏi đi.
-Thứ nhất, thưa thiếu tướng, đàn anh có được quyền lấy vợ của đàn em hay không?
Mọi người khựng lại, không ai ngờ câu hỏi của tôi lại như thế. Tội nghiệp anh Liệu, lại bấm vào đùi tôi, háy hó đử thứ. Rồi anh than:
-Mẹ, sao mà tôi khổ với ông Thiếu úy này như thế…
Câu nói này h́nh như tôi nghe thấy quen quen. Th́ ra, trước anh Liệu, đại úy Nhơn, đại úy Hưởng, đại úy Ngọc, Đại úy Huy phi đoàn tôi đă nói câu này quá nhiều “Sao mà tôi khổ với ông Thiếu úy này như thế….” Có lẽ thằng út này sinh ra suốt đời đi làm khổ đàn anh. Nhưng ngày xưa là Không Quân nói, măi đến bây giờ mới có ông Nhảy dù nói như thế. Vấn đề là, biết tôi làm khổ mấy ông, nhưng mấy ông không bao giờ bỏ tôi được, tôi chẳng biết v́ sao.
NCK trả lời, tự nhiên và lưu loát:
-Ồ, th́ anh muốn nói đến chuyện tôi và bà đại tá Ân chứ ǵ. Bà Ân ly dị chồng, tôi ly dị vợ, chúng tôi yêu nhau, cưới nhau…
Câu trả lời quá hay. Tôi lại hỏi:
-Thằng Bùi Tín là cái ǵ mà thiếu tướng lại đi nói chuyện với nó?
Kỳ giơ tay ra:
-Ô, tôi đang ăn phở, hắn ta ngồi vào ngay trong bàn ăn, cậu hỏi tôi không nói chuyện với hắn th́ sao?
Anh Liệu lại bóp đùi tôi, ngầm bảo câm họng lại. Tôi nói:
-Câu hỏi cuối cùng, thưa thiếu tướng, thiếu tướng định nghĩa cho tôi nghe coi Liêm Sĩ là ǵ?
Mọi người lại trắng mặt. Anh Liệu lại khổ sở hối hận v́ đă trót dại gọi tôi tới đây. Nhưng NCK nói ngay:
-Làm người có liêm sĩ là sống thế nào không thẹn với trời, không hổ với đất….
Kỳ nói một thôi, toàn là những lời lẽ trong chuyện tàu mà ai cũng biết. Sau đó, không khí trở nên nặng nề, Kỳ đứng lên bỏ về. Mọi người ra xếp hàng bắt tay tiễn đưa Kỳ, ngoại trừ tôi và anh Liệu. Tôi thương anh Liệu tôi chỗ đó. Anh có thể bắt tay Kỳ, nhưng anh thấy thằng em hăng máu quá, anh ngồi lại với thằng em, cùng chịu khổ với thằng thiếu úy không quân. Nhảy dù hay ở chỗ đó.
Tất cả những chuyện này, đều có thật 100%, ai muốn biết rơ hơn th́ xin gọi điện thoại cho C̣ Quế, người bạn già của tôi, hiện đang ở Houston. Này ông c̣ Quế, lần sau tôi xuống Houston, ông có dám mời tôi về cái lâu đài của ông để ăn nhậu không?
Ngày đó, dù Kỳ làm ǵ đi nữa th́ tôi vẫn gọi Kỳ là tướng. Cho đếh khi Kỳ biến mất khỏi NO và về Việt Nam làm một thằng Cộng Nô. Lúc ấy tôi bắt đầu gọi Kỳ là thằng. Xin lỗi, người tôi ngưỡng phục nhất trong đời tôi là thân phụ, nhưng nếu thân phụ theo VC th́ tôi cũng sẵn sàng giết chết người,uống máu rồi tự sát,nói ǵ đến chuyện thằng Kỳ lở loét. Ai sợ chết, tôi lại khoái nh́n thẳng vào sự chết. 17 tuổi, mặc áo lính rộng thùng th́nh, tôi dơ tay thề, chấp nhận chết cho quê hương. 60 tuổi, tôi nghĩ, nếu ḿnh chết, ḿnh nên đem vài thằng VC hay Việt gian chết theo ḿnh. Chết một ḿnh là chết ngu, chết vô ích. (Nói đùa thôi, ai ngu ǵ chết) Không có ǵ quan trọng và cao quí hơn tổ quốc ḿnh. Tôi đă viết nhiều bài nói về chuyện này, viết thêm cũng chỉ là thừa. Nghe tin Kỳ chết, như đă nói, tôi chẳng vui chẳng buồn, nhưng xin quí vị hiểu cho tại sao tôi gọi Kỳ là thằng.
Nhưng thôi, bây giờ, như đă nói, nghĩa tử là nghĩa tận. Người anh hùng không đánh kẽ không c̣n tự vệ được cho ḿnh. Tôi xin cúi đầu chúc linh hồn Kỳ được tiêu diêu miền cực lạc. Kể từ giờ phút này, tôi gọi NCK là ông Kỳ, thay v́ là thằng Kỳ.
Nhưng tôi có lời nhắn cho thằng khốn nạn DVA, đừng có đem thây ma của thầy mày để đánh bóng cho mày. Trước sau ǵ tao cũng gặp mày thôi (để tâm sự).
Trường sơn lê xuân Nhị
Subject : TRƯỜNG SƠN LÊ XUÂN NHỊ
Lộc, quả thật đả. Cảm kích ông thiếu úy không quân nầy được độc giả của thư viện mến mộ thời tao làm thư viện trưởng Thành Phố Montréal,, có cách nào gởi ông thiếu uư ngon lành nầy đoạn văn sau đây ghép từ tựa những tiểu thuyết ăn khách của ông ta. Trên «đất khách trời quê», «trôi theo vận nước» phải chi ông thiếu úy Lê Xuân Nhị đóng vai «Xếp Al Capone» cho «ngài chủ tịch» nầy một « phát súng ân t́nh» tại nhà ông C̣ Quế năm nào th́ Cộng Đồng VN ở hải ngoại đở khỏi phải bị nhục có một người lănh đạo vô tài và vô tư cách. LVB
QUÁ ĐĂ ANH TRUYẾT ƠI!
TÔI SẼ PHỔ BIẾN RỘNG RĂI...
TRƯỜNG SƠN LÊ XUÂN NHỊ, CỰU THIẾU ÚY KQ "QUÈN", 60 TUỔI MÀ CHẤP NHẬN CHƠI TỚI NƠI, KHÔNG SỢ CHẾT TH̀ TÔI, 76 TUỔI,
CỰU ĐẠI ÚY "QUÈN" HÁ CHẲNG DÁM "TỚI LUÔN BÁC TÀI" SAO HỞ ANH?
LÊ TẤN LỘC
|