T-4 đă chạm một tay vào danh hiệu "kẻ hủy diệt tàu sân bay" nhưng dự án máy bay ném bom chiến lược này đă bị hủy bỏ mà không có một lời giải thích.
Trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh Liên Xô luôn cố gắng để tạo ra một kẻ hủy diệt tàu sân bay của Mỹ, song tất cả đều chỉ là những giấc mơ.
Hóa giải sức mạnh của đội tàu sân bay hùng hậu của Mỹ luôn là một bài toán đau đầu đối với lănh đạo Liên Xô trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Mỹ luôn chiếm thế thượng phong trên mặt trận hải quân và không quân.
Đến cuối những năm 1950, có thể nói Liên Xô đă không thể tạo ra được một sự cân bằng nếu có một cuộc chạm trán trên không và trên biển.
T-4 có cấu h́nh khí động học khá ấn tượng. Theo thống kê, có hơn 600 bằng sáng chế được cấp liên quan đến sự phát triển của T-4.
Liên Xô cũng có được sự hậu thuẫn từ lực lượng tên lửa đạn đạo liên lục địa. Song tại thời điểm đó, Mỹ cũng phát triển thành công tên lửa đạn đạo triển khai trên tàu ngầm, có khả năng đánh trúng mục tiêu ở cự ly đến 2.200km. Kết hợp với nhóm tác chiến của tàu sân bay, đây thực sự là một sự đe dọa lớn đối với Liên Xô. Cách duy nhất để hóa giải mối hiểm họa này là sử dụng các tên lửa cực nhanh với một đầu đạn đặc biệt, thậm chí là đầu đạn hạt nhân.
Với một mục tiêu liên tục di chuyển trên biển, cách tiếp cận hiệu quả nhất là một đột kích từ trên không. Với một tên lửa siêu âm, có tốc độ gấp 4-5 lần tốc độ âm thanh, một máy bay có khả năng đột kích mạng lưới pḥng không của tàu sân bay. Đó là cơ sơ để Ủy ban hàng không nhà nước yêu cầu sự ra đời của “kẻ hủy diệt tàu sân bay".
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, phạm vi hủy diệt tối đa của các tên lửa đối không là 160km, tầm cao tối đa 30km. Các tên lửa đối không có khả năng tiêu diệt các mục tiêu bay với tốc độ 2.650km/h ở tầm cao 25km.
V́ vậy, yêu cầu của Ủy ban hàng không nhà nước khá cao, máy bay phải đạt được các tiêu chí sau. Tốc độ tối đa 3.000km/h, trần bay 24km, tên lửa hành tŕnh siêu âm có tầm bắn từ 400-600 dặm, vượt ngoài tầm với của hệ thống pḥng không đối phương.
Nếu được hoàn thành T-4 xứng đáng với danh hiệu "kẻ hủy diệt tàu sân bay"
Bản thiết kế vượt thời gian
Năm 1964 Pavel Sukhoi cha đẻ của pḥng thiết kế máy bay Sukhoi và Tập đoàn Sukhoi hiện nay đă tŕnh bày bản vẻ mẫu thiết kế máy bay ném bom chiến lược mới T-4.
Với thiết kế khí động học cực kỳ ấn tượng, máy bay có kết cấu cánh tam giác, ŕa cánh được kéo dài đến tận gần buồng lái, 2 cánh mũi ở phía trước nhằm tăng độ ổn định và khả năng cơ động.
Phần mũi của máy bay được thiết kế rất độc đáo, phần mũi chúi về phía trước, điều này thể hiện quan điểm thiết kế của T-4 là một mẫu máy bay chuyên thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất và mặt nước. Bởi phần mũi chúi xuống, radar sẽ quan sát địa h́nh tốt hơn, cung cấp khả năng lập bản đồ địa h́nh, tầm nh́n xuống của phi công cũng không bị hạn chế.
T-4 được trang bị 4 động cơ RD36-41 cung cấp lực đẩy có đốt sau 157kN mỗi chiếc, tốc độ tối đa dự kiến là 3.200km/h. Để máy bay có thể đạt tốc độ như vậy, đ̣i hỏi vật liệu chế tạo phải có khả năng chịu ma sát đặc biệt. Do đó, T-4 được chế tạo từ vật liệu hợp kim titan và thép không gỉ, đây có thể xem là bước đột phá trong vật liệu chế tạo máy bay.
T-4 được dự định trang bị hệ thống điều khiển Fly-by-wire tiên tiến, ngoài ra c̣n có một hệ thống điều khiển cơ khí dự pḥng. Hệ thống radar công suất lớn nhằm phát hiện và tấn công mục tiêu từ xa.
Song song với sự phát triển của T-4 là chương tŕnh phát triển tên lửa siêu âm X-33(Kh-45), do pḥng thiết kế OKB-155 (nay là Raduga) đảm nhiệm. Theo yêu cầu tên lửa phải có tốc độ tối đa Mach 6,5-7 lần tốc và có khả năng phóng từ độ cao 30km, tầm bắn từ 550-600km.
Ngày 22/8/1972, mẫu thử nghiệm đầu tiên của T-4 101 chính thức cất cánh.
Phi công thử nghiệm Vladimir Ilyushin, con trai của nhà thiết kế máy bay nỗi tiếng Sergei Ilyushin, được giao nhiệm vụ thực hiện các chuyến bay thử nghiệm của T-4.
Tính đến ngày 19/1/1974, mẫu thử nghiệm T-4 101 đă thực hiện 10 chuyến bay với thời gian 10 giờ 20 phút, mẫu thử nghiệm đă đạt tốc độ Mach-1,3 và đạt độ cao 12km.
Sự kết thúc trong im lặng
Mọi chuyện đối với T-4 đang diễn biến theo chiều hướng khá thuận lợi, mẫu thử nghiệm T-4 102 cũng đă được sản xuất, các mẫu thử nghiệm 103-104 cũng đă được lên kế hoạch.
Đây là thời điểm quan trọng để các nhà thiết kế có thể đạt mục tiêu là đưa máy bay đạt tốc độ tối đa 3.200km/h như yêu cầu. Các chuyến bay thử nghiệm tiếp theo là điều hết sức cần thiết để hoàn thành dự án tiến tới sản xuất loạt.
Với thiết kế khí động học ưu việt, sở hữu tốc độ cao, tầm bay xa, vũ khí uy lực, T-4 chuẩn bị trở thành kẻ hủy diệt tàu sân bay như dự định. Cùng với tên lửa Kh-45 tầm bắn 600km, T-4 hoàn toàn có thể thực hiện các cuộc đột kích tiêu diệt tàu sân bay trước khi đối phương kịp phản ứng.
Thế nhưng, đầu năm 1974, Ủy ban hàng không nhà nước Liên Xô ra quyết đinh tạm đ́nh chỉ công việc đối với dự án T-4. Đến ngày 19/12/1975 các công việc liên quan đến T-4 chính thức bị hủy bỏ mà không có bất kỳ một lời lư giải nào.
Nhiều ư kiến cho rằng, nếu Liên Xô tiếp tục theo đuổi chương tŕnh T-4, có thể họ sẽ tạo ra một ưu thế lớn đối với không quân Mỹ, đe dọa nghiêm trọng các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ.
Song cũng có một số ư kiến cho rằng, chi phí phát triển của T-4 là quá đắt đỏ, vai tṛ của T-4 là không thực sự cần thiết khi Mỹ đă quyết đinh hủy bỏ dự án XB-70 Valkyrie 's.
Điều đáng buồn hơn cả là dành cho nhà thiết kế vĩ đại Pavel Sukhoi, cho đến khi ông qua đời vào ngày 15/9/1975, ông vẫn không nhận được bất kỳ câu trả lời nào cho sự hủy bỏ dự án đầy tâm huyết của ông và nhóm thiết kế.
Quốc Việt (theo Topwar)