Tại sao Trung Quốc muốn có tàu sân bay. Trong chuyến thăm Washington, tướng Trần Bỉnh Đức – Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc (PLA) – đă xác nhận những ǵ mà báo Asahi Shimbun và Financial Times đưa tin tháng 12 năm trước: Trung Quốc, ông nói, chính thức tự thừa nhận đang phát triển tàu sân bay , một chương tŕnh (có những bằng chứng chứng tỏ) đă bắt đầu kể từ năm 2009.
Con tàu làm từ thời Liên Xô gọi là Varyag, đă được tân trang và đổi tên thành Thi Lang, có thể đến những "vùng biển gần" của Trung Quốc bằng những cuộc thử nghiệm trên biển vào khoảng 1/7. Dù đi tới đâu th́ Varyag cũng sẽ đánh dấu cột mốc lớn trong quá tŕnh trở lại vị trí siêu cường của Trung Quốc.
Nhiều nghiên cứu kỹ thuật về kế hoạch tàu sân bay của Bắc Kinh đă xuất hiện trong những năm gần đây, và thậm chí người ta c̣n tranh căi về những đặc điểm thiết kế của con tàu. Nhưng theo suy nghĩ của tôi, chỉ dẫn tốt nhất để định h́nh tất cả ư nghĩa của nó với chiến lược hải quân Trung Quốc không nằm ở ấn bản mới nhất của Tạp chí quân sự Jane's Fighting Ships, mà ở chính một tác phẩm cũ cách đây hơn hai thiên niên kỷ mang tên Lịch sử Chiến tranh của người Peloponnesia.
Trong cuốn biên niên sử nói về cuộc chiến dai dẳng giữa Athens và Sparta vào thế kỷ thứ 5 TCN, vị tướng cũng là nhà sử gia Hy Lạp Thucydides tuyên bố "ba động cơ mạnh nhất " cổ xúy cho các hành động của các nước là "sợ hăi, danh dự và lợi ích". Mọi người kiểu như tuân theo một "quy luật rằng, yếu hơn nên chịu thua kẻ mạnh hơn". Các tham vọng tàu sân bay của Trung Quốc có thể được nh́n nhận theo cách tương tự.
Khi đảm nhận cương vị chủ tịch nước Trung Quốc thời kỳ đầu thành lập, Mao Trạch Đông ít chú ư tới biển, thay vào đó, ông tập trung nhiều vào pḥng thủ đất liền. Ngay cả khi Mao không nắm quyền, các nhà lănh đạo Trung Quốc khác như Đặng Tiểu B́nh cũng tự thỏa măn với việc để Mỹ chiếm ưu thế hàng hải, với lập luận rằng, các nguồn tài nguyên hữu hạn tốt hơn nên để phát triển kinh tế thay v́ đổ xuống sông xuống biển.
Nhưng khi tốc độ phát triển tăng mạnh th́ lại càng gia tăng sự phụ thuộc vào biển cho nhập khẩu nhiên liệu và nguyên liệu thô, đó là chưa đề cập tới việc xuất khẩu hàng hóa thành phẩm. Các tuyến đường vận chuyển biển giờ đây là tâm điểm trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Các chính khách Trung Quốc theo đó đă ngày càng trở nên khói chịu với ư nghĩ rằng, Mỹ sẽ nắm giữ các lợi ích kinh tế của Trung Quốc trong trường hợp xảy ra khủng hoảng hoặc chiến tranh ở Eo biển Đài Loan hoặc nơi nào đó trên vùng biển châu Á, áp dụng "phong tỏa từ xa" để ngăn chặn các tuyến đường biển chủ chốt mà thương mại Trung Quốc phụ thuộc phần lớn ở đó.
Lo ngại Hải quân Mỹ sẽ cắt đứt huyết mạch kinh tế Trung Quốc đă tạo ra một "hấp lực" trong chiến lược hướng biển của Bắc Kinh. Một bài xă luận trên Nhật báo Nhân dân Trung Quốc tháng 12 năm ngoái đă nói lên nỗi băn khoăn địa chính trị lớn hơn của Trung Quốc. Nước Mỹ, bài xă luận viết, có ư định "duy tŕ quyền bá chủ khắp thế giới" bao gồm cả những vùng biển cả ở châu Á. Tập trung vào chuyện Washington đứng ngoài Công ước LHQ về Luật Biển, bài báo đưa ra câu hỏi Tại sao? Và trả lời "v́ họ coi các vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển quốc tế, mà theo logic bá quyền th́ nên bao gồm cả phạm vi ảnh hưởng của Mỹ". Bày tỏ quan ngại riêng của ḿnh, các học giả Trung Quốc đă đổ trách nhiệm cho Mỹ gây ra nỗi sợ hăi. "Bất kỳ một quốc gia đang phát triển nhanh nào", bài xă luận nhấn mạnh "sẽ chứng kiến thách thức từ Mỹ. Những quốc gia ấy phải xây dựng quân đội và lực lượng hải quân mạnh, tự trang bị cho ḿnh đủ để chống lại một nước Mỹ độc đoán'.
Kiểu phân tích như vậy khá giống với Thucydides, người đă t́m ra "nguyên nhân thực sự" của Chiến tranh Peloponnesian trong "sự gia tăng sức mạnh của Athens, và sự báo động ở Sparta". Nỗi sợ hăi tạo ra một cuộc chiến cường quốc "không thể tránh khỏi". Từ quan điểm của Bắc Kinh, việc để Mỹ duy tŕ ưu thế hàng hải sẽ chẳng khác nào quy luật của Thucydides là yếu phục tùng mạnh. Lo ngại những ǵ mà các nhà lănh đạo Mỹ có thể làm để nắm giữ sức mạnh biển khiến Trung Quốc đặt ra nhu cầu có một lực lượng hải quân lớn.
Nhưng tàu sân bay có đặc biệt ǵ? Bắc Kinh đă sẵn sàng với một lực lượng hải quân với tên lửa hành tŕnh, chuyên để ngăn chặn các lực lượng hải quân Mỹ tiếp cận các vùng biển, vùng trời châu Á trong trường hợp xảy ra xung đột ở Đài Loan hay nơi nào khác. Tên lửa hành tŕnh, cùng với hạm đội tàu ngầm, tên lửa đạn đạo, máy bay chiến thuật...sẽ gây tổn thất cho hải quân Mỹ nhiều hơn bất kỳ hạm đội tàu sân bay nào mà Bắc Kinh muốn sớm đưa ra biển.
Viết trên International Security, giáo sư trường Boston Robert Ross cho rằng, hải quân Trung Quốc với tâm điểm tàu sân bay là một "lực lượng hải quân dân tộc chủ nghĩa". Trong cách nh́n này, tàu chiến hiện đại đại diện cho sức mạnh của một cường quốc mà Bắc Kinh đơn giản phải có để hoàn thành số mệnh của họ như một quốc gia ven biển.
Lịch sử không phải không quan trọng ở đây. Trung Quốc vẫn c̣n giữ lại những kư ức “của cả thế kỳ dài bẽ mặt” dưới bàn tay của những kẻ chinh phục biển như đế quốc Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản. Bắt đầu với Chiến tranh Nha phiến (1839-1842), các đế quốc quyền lực đă đánh bại vương triều nhà Thanh hết lần này tới lần khác, buộc các hoàng đế nhà Than phải chấp nhận “những hiệp ước bất b́nh đẳng” cùng với những điều “sỉ nhục” như cho tàu thuyền nước ngoài tuần tra sông biển Trung Quốc.
Những kư ức như thế là quá nhiều mà một quốc gia được coi là nước lớn trong lịch sử châu Á phải chịu đựng. Hơn thế nữa, các nhà quan sát Trung Quốc đă nh́n vào Hội đồng Bảo an và nhận thấy rằng, tất cả năm thành viên thường trực ngoại trừ Trung Quốc đều triển khai tàu sân bay. Gần hơn với họ, lực lượng Pḥng vệ hàng hải Nhật Bản c̣n có những tàu sân bay loại nhẹ được gọi theo lối hoa mỹ là "khu trục trực thăng"; Hàn Quốc cũng có một tàu tương tự. Thậm chí Thái Lan cũng có tàu sân bay. Và kết luận là, một con tàu sân bay sẽ xác thực cho vị trí đang trỗi dậy của Trung Quốc như một cường quốc biển.
Tuy nhiên, với hải quân Trung Quốc, có nhiều thứ hơn cả chủ nghĩa dân tộc, và chương tŕnh tàu sân bay Trung Quốc cũng có nhiều ư nghĩa hơn là chuyện "đua tranh bằng chị bằng em". Bắc Kinh có thể sử dụng tàu sân bay để duy tŕ những lợi ích có thực, hữu h́nh. Rơ ràng nhất là, một nhóm tàu sân bay của Hải quân PLA có thể di chuyển từ các vùng biển Trung Quốc qua Ryukyus, tới phía bắc Đài Loan hoặc Eo biển Luzon tới phía nam của ḥn đảo này trong suốt thời điểm xảy ra xung đột.
Bằng cách đe dọa bờ biển đông Đài Loan, nhóm tàu sân bay sẽ làm phức tạp hóa một h́nh ảnh chiến thuật với những ai tuyên bố bảo vệ ḥn đảo này, thậm chí đẩy họ tới sự tuyệt vọng. PLA đă sẵn sàng nắm giữ ưu thế nên các hoạt động của tàu sân bay sẽ không quyết định một cuộc chiến xuyên qua eo biển. Nhưng việc thúc ép Đài Loan nh́n từ hướng đông, cũng như hướng tây và trên bầu trời, sẽ giúp cho PLA giành lợi thế đưa ra các điềuu khoản. Các lực lượng có thể chiếm ưu thế trước khi quân đội Mỹ có thể can thiệp và Bắc Kinh sẽ hoàn thành giấc mơ thống nhất đất nước mà chỉ xáo trộn tối thiểu đối với trật tự khu vực.
Ở đây c̣n có Biển Đông. Một số đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa và Hoàng Sa là quá nhỏ để củng cố sức mạnh; các nhóm tàu sân bay sẽ sân bay lưu động, lợi thế để pḥng thủ các đảo, những vùng biển lân cận và các nguồn tài nguyên tự nhiên giàu có được cho là nằm sâu đáy biển. Và khi Bắc Kinh nh́n xa hơn về phía tây nam, các tàu sân bay có thể là cột trụ cho sự hiện diện của Hải quân PLA ở Nam Á, và đó là chọn lựa của lănh đạo Bắc Kinh nhằm tạo ra một chỗ đứng trong đội h́nh Ấn Độ Dương. Tàu sân bay có thể thực hiện nhiều chức năng, nhiều nhiệm vụ và như một mũi nhọn trong các hoạt động của hải quân Mỹ kể từ Thế chiến II.
Mô h́nh tàu sân bay Trung Quốc. Ảnh minh họa: sgtt
Các tàu sân bay Trung Quốc không phải theo kịp những bản sao của hải quân Mỹ trên cơ sở tàu với tàu để đạt được những mục tiêu của Bắc Kinh. Như đă nói ở trước, hạm đội trên, hạm đội của Hải quân PLA được sự hỗ trợ hỏa lực dày đặc trên đất liền. Ví dụ, lực lượng Nhị pháo PLA (lực lượng tên lửa) được cho là đang theo đuổi loại tên lửa đạn đạo chống hạm (ASBM) đầu tiên trên thế giới, một kiểu vũ khí phóng từ xe tải có khả năng đánh trúng tàu cách xa hàng trăm km từ những bờ biển châu Á. Hiện người ta cho rằng chưa có loại vũ khí nào chống lại được nó. Nếu loại tên lửa này đúng như những ǵ người ta cường điệu về nó, và nếu Bắc Kinh có đủ số đạn thích hợp - th́ các vị chỉ huy Hạm đội Thái B́nh Dương của Mỹ sẽ ngày càng không muốn mạo hiểm về phía tây của Guam. Và nếu họ chấp nhận tổn thất do ASBM gây ra, th́ các thủy thủ Mỹ sẽ phải đối mặt với máy báy chiến đấu mặt đất, tàu ngầm diesel hay tên lửa hành tŕnh chống hạm tầm xa... Nghĩa là chỉ chạm tới chiến trận, cái giá phải trả đă là quá đắt.
Nếu quả thực PLA biến Tây Thái B́nh Dương thành vùng cấm đi lại với Hải quân Mỹ, họ có thể duy tŕ được những lợi ích theo lư thuyết của Thucydides mà không cần mạo hiểm bước vào cuộc chiến với những đối thủ mạnh. Pḥng thủ mặt đất có thể giúp cho các tướng lĩnh chỉ huy hải quân PLA đủ thời gian huấn luyện phi công.
Và đây là con số tổn thất không thể tưởng tượng nổi: Chỉ riêng trong năm 1954 - đúng tám năm sau khi chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên hạ cánh trên tàu sân bay USS Franklin D. Roosevelt, và bất chấp việc phát triển các khái niệm âm thanh cho máy bay bay từ boong tàu sân bay, Hải quân và đơn vị Lính thủy đánh bộ Mỹ đă mất 776 máy bay và 535 phi công. Trung Quốc không có nghĩa "miễn nhiễm" với mối nguy hiểm ấy.
Pḥng thủ bờ biển cũng giúp cho hải quân Trung Quốc thời gian để làm việc với các loại thiết bị trên tàu sân bay và trải nghiệm với các chiến thuật hạm đội. Các tàu sân bay thường hoạt động trong nhóm với các tàu hỗ trợ và tàu hậu cần xung quanh. Cần phải có thời gian sắp xếp phân loại, nhận dạng và sử dụng các trang thiết bị khác nhau cũng như bổ sung, nâng cấp công nghệ. Hỏa lực bờ biển tạo thời gian để PLA t́m cách tiếp cận với các hoạt động tàu sân bay và và dự pḥng khả năng về một cuộc chạy đua vũ trang hải quân tốn kém với Mỹ. Tại sao phải lăng phí những tài nguyên khan hiếm?
Bởi không có nghĩa tính sẵn sàng chiến đấu là động cơ duy nhất để Trung Quốc thúc đẩy các tham vọng tàu sân bay. Các tàu sân bay có thể thực hiện hàng loạt sứ mệnh phi chiến đấu. Ví dụ, sau sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004, các học giả Trung Quốc đă chú ư tới việc những tàu hải quân Mỹ vội vă tới các khu vực bị ảnh hưởng để tham gia cứu hộ, hỗ trợ. Nói một cách khác, sức mạnh cứng có thể hỗ trợ sức mạnh mềm và Bắc Kinh cảm thấy bị gạt sang lề. Để bù đắp những khiếm khuyết ấy, họ đă xây dựng các tàu kiểu như tàu bệnh viện hay tàu vận tải đổ bộ phù hợp với việc phản ứng trước các thảm họa tự nhiên và nhân đạo. Những con tàu sân bay cỡ lớn sẽ là sự bổ sung giá trị cho sứ mệnh cứu trợ thiên tai mới nổi của Trung Quốc.
Và sứ mệnh tốt đẹp ấy đă tô điểm cho danh tiếng hàng hải của Trung Quốc, qua đó gián tiếp thúc đẩy lợi ích quốc gia. Cứu hộ cứu trợ c̣n giúp cho "người hảo tâm" thiết lập thành tích sử dụng khả năng quân sự một cách khôn ngoan và nhân đạo. Một sức mạnh như thế giúp giảm bớt những hoài nghi về mục đích của nó bằng cách cung cấp hàng hóa quốc tế công khai có lợi không chỉ cho Trung Quốc mà với cả những láng giếng châu Á.
Bắc Kinh hiểu rằng, để trở thành một cường quốc biển thực sự, họ phải quan sát và hành động.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.