Thị trường âm nhạc Việt Nam khá rộng lớn và nhiều tiềm năng trong khi công nghệ tổ chức của giải trí trong nước chưa khai thác được hết thế mạnh này đă tạo cơ hội cho công nghệ tổ chức quốc tế “để mắt”. Bằng chứng là rất nhiều ca sĩ, ban nhạc đ́nh đám thế giới đến Việt Nam để biểu diễn và t́m hiểu thị trường. Đây cũng là một xu hướng tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa.
“Sao” nước ngoài ồ ạt đến Việt Nam
Việc những ngôi sao nước ngoài đến Việt Nam biểu diễn nghệ thuật và giao lưu với khán giả Việt không c̣n xa lạ. Bởi từ nhiều năm nay, các cơ quan tổ chức biểu diễn trong nước thường xuyên có những chương tŕnh giao lưu văn hóa quốc tế, mời nghệ sĩ nước ngoài sang Việt Nam, để góp phần thúc đẩy hợp tác văn hóa và tạo cơ hội để công chúng Việt Nam có thêm cơ hội tiếp xúc với nghệ thuật đỉnh cao của thế giới.
David Cook - giải nhất cuộc thi t́m kiếm thần tượng âm nhạc Mỹ American Idol và Alexandra Burke - quán quân X-Factor 2008 vừa biểu diễn tại VN trong đêm nghệ thuật H-Artistry ngày 16/6
Những chương tŕnh ḥa nhạc tầm cỡ quốc tế thường xuyên tổ chức, từ những thương hiệu như Ḥa nhạc Henessy, Ḥa nhạc Toyota cho đến những chương tŕnh giao lưu nghệ thuật do các Trung tâm văn hóa nước ngoài đặt tại Việt Nam tổ chức. Những chương tŕnh này khi sang Việt Nam vượt qua cả giới hạn giao lưu nghệ thuật mà đă thật sự mang đến những không gian nghệ thuật đỉnh cao mà công chúng Việt hiếm có cơ hội được thưởng thức.
Vài năm gần đây, việc các ngôi sao ca nhạc quốc tế Việt Nam mang tầm vĩ mô hơn từ khâu tổ chức biểu diễn cho đến những công nghệ giải trí đi kèm đă dấy lên một xu hướng mới trong thưởng thức nghệ thuật của công chúng Việt. Khi làng giải trí trong nước “èo uột”, thiếu sức hút th́ sự xuất hiện của những ca sĩ, nhóm nhạc nước ngoài lại trở thành “làn gió mới”. Thấy rơ tiềm năng “hút” khách của những nghệ sĩ nước ngoài, nhiều công ty giải trí tư nhân nhắm đến việc mời thường xuyên những ca sĩ, nhóm nhạc quốc tế sang Việt Nam. Từ đầu năm 2011 đến nay, sự hiện diện của những ca sĩ, nhóm nhạc từng “vang bóng một thời” hoặc đang thịnh hành tại các sân khấu Việt Nam đă phần nào làm thay đổi không khí thưởng thức nghệ thuật của công chúng Việt Nam.
Nhóm Backstreet Boys biểu diễn tại VN vào tháng 3 vừa qua
Đầu tiên là phải kể đến sự xuất hiện được quảng bá rầm rộ của nhóm nhạc Backstreet Boys vào đầu tháng 3. Dù qua thời đỉnh cao, nhưng 4 chàng trai của nhóm nhạc vẫn làm nức ḷng “fan” hâm mộ, những người từng yêu quư họ cách đây 10 năm. Kế đến là “huyền thoại âm nhạc” Bob Dylan, một danh ca khiến cả thế giới phải nghiêng ḿnh khi có hơn 100 chuyến lưu diễn ṿng quanh thế giới. Bob Dylan không c̣n ở cái thời “vàng son” nhưng chỉ với việc ông đến Việt Nam biểu diễn cũng là một sự kiện để giới truyền thông chú ư.
Sự kiện gần đây nhất vẫn c̣n đang “nóng” trên các mặt báo là sự xuất hiện của 3 Idol (thần tượng) đến Việt Nam tham gia chương tŕnh H-Artistry: David Cook - giải nhất cuộc thi t́m kiếm thần tượng âm nhạc Mỹ American Idol, Alexandra Burke - quán quân X-Factor 2008 và gương mặt đại diện cho Việt Nam là ca sĩ Thanh Bùi - top 8 Australian Idol 2008. Đây là những ca sĩ trẻ đang là thần tượng âm nhạc ở các sân khấu ca nhạc trên thế giới v́ thế khỏi phải nói họ đă tạo một “cơn sốt” khi có mặt ở Việt Nam vào ngày 15/6 vừa qua.
Nhóm Super Junior của Hàn Quốc đến Việt Nam vào tháng 5/2011
Mời những nghệ sĩ quốc tế tên tuổi th́ “hầu bao” của công ty tổ chức sự kiện cũng phải dồi dào, và chịu chơi. Và thường, cũng không có mấy công ty tổ chức sự kiện nào đủ tiềm lực để thường xuyên tổ chức được như vậy. Một trong những xu hướng hiện nay của các đơn vị tổ chức là nhắm đến những “sao” ở phạm vi châu Á, thường đó là ca sĩ, nhóm nhạc đến từ Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản. Giải trí trong nước và “gu” của giới trẻ Việt hiện nay bị ảnh hưởng lớn từ công nghệ giải trí Hàn Quốc, v́ thế vào thời điểm này việc mời những ca sĩ, nhóm nhạc của Hàn Quốc vẫn “đánh trúng” thị hiếu của công chúng Việt Nam. Không ngạc nhiên khi chỉ trong tháng 5 tháng 6 có 3 nhóm nhạc Hàn Quốc đến Việt Nam và được giới trẻ Việt chào đón nồng nhiệt là Super Junior, 2AM, và JYJ.
Tuy nhiên, sự hiện diện của những nhóm nhạc của xứ sở Kim Chi mang những phong cách na ná nhau, thiên về biểu diễn như vũ đạo xem ra cũng bắt đầu có dấu hiệu… nhàm và băo ḥa dần.
Công chúng Việt chao đảo bởi công nghệ PR
Không có ǵ khó hiểu khi sự xuất hiện của những nghệ sĩ nước ngoài đến Việt Nam cũng kéo theo đó là công nghệ PR được tổ chức rầm rộ và chuyên nghiệp. Tuy nhiên, hệ quả từ những chiêu PR quảng bá h́nh ảnh ấy cũng khiến công chúng Việt không ít lần bị chao đảo. Thực hư của những “cơn sốt” mà “sao” ngoại tạo ra ở Việt Nam đến giờ vẫn là một bài toán khiến cho không ít đơn vị tổ chức phải suy nghĩ.
C̣n nhớ cách đây 10 năm, ngôi sao ca nhạc Hàn Quốc – Bi Rian tổ chức tour diễn “Rain’s Coming” tại Việt Nam (2011) đă tạo nên một sự kiện hoành tráng nhất lúc bấy giờ. Sự hoành tráng của ngôi sao giải trí Hàn Quốc này một phần cũng là nhờ vào những “chiêu” PR rất chuyên nghiệp, mà một trong số đó là việc “tung hỏa mù” về giá vé, số lượng vé. Vài ngày tuần trươc khi đêm diễn chính thức diễn ra, thông tin “sốt vé”, “cháy vé” đêm biểu diễn Bi Rain tràn lan khắp các mạng khiến cho giá vé chợ đen của đêm diễn này lên đến vài triệu. Tuy nhiên, thực tế đêm diễn của ngôi sao Hàn Quốc này tại SVĐ Quân khu 7, TP Hồ Chí Minh vẫn có những hàng ghế trống và BTC thời điểm đó phải cho người ngồi lấp chỗ trống ở những hàng ghế VIP có giá trên 1 triệu.
Nhóm 2.AM vừa có chuyến biểu diễn không thành công (về mặt khán giả) tại Việt Nam vào ngày 10/6
Liveshow của nhóm nhạc Backstreet Boys diễn ra vừa qua cũng rơi vào t́nh trạng tương tự. Trước đó, công ty tổ chức sự kiện này đă lên các mức giá, cao nhất là 2 triệu đồng/chiếc. Thậm chí, để sự kiện này được khuếch trương rầm rộ, một CLB gồm những người hâm mộ ban nhạc thường xuyên có những buổi tập vũ đạo, nhảy những điệu của Backstreet Boys với sự chứng kiến của giới truyền thông. Thông tin số lượng vé của đêm nhạc Backstreet Boys được đưa ra là “hết nhẵn” trước khi đêm nhạc chính thức diễn ra, khiến không ít người hâm mộ thật sự ban nhạc này nháo nhào t́m vé để mua.
Tuy nhiên, trái ngược với thông tin “sốt vé” được đưa ra trước đó, vào đúng đêm diễn th́ dân “phe vé” đứng rất đông ở SVĐ Mỹ Đ́nh Hà Nội đă bán “tháo khoán” vé Backstreet Boys với mức thậm chí là 100.000/cặp. Sau đêm nhạc này, nhiều người bày tỏ khá nhiều quan điểm khác nhau về khâu tổ chức. Người mua được giá vé rẻ th́ hồ hơi, c̣n kẻ bị mua vé đắt v́ cuốn theo “cơn sốt vé” th́ hậm hực. Chiêu tạo cơn “sốt” vé ảo có thể là “mánh” của đơn vị tổ chức để tạo sự kiện nhưng với công chúng th́ họ lại có cảm giác như đang bị trêu đùa v́ mục đích kinh doanh của đơn vị tổ chức. Có lẽ v́ thế mà giờ đây cũng đă có một số đêm nhạc do các “sao” nước ng̣ai biểu diễn không c̣n khiến công chúng Việt háo hức, mặn mà nữa.
Các hàng nghế VIP trong đêm diễn của 2.AM trống trải và thưa thớt người xem
Đêm nhạc của nhóm 2.AM diễn ra vào ngày 10/6 vừa qua cũng được truyền thông rầm rộ, nào là ban nhạc được đánh giá là số 1 Hàn Quốc; nào là đêm diễn c̣n kết hợp cả Karatedo… thế nhưng show diến này cũng không thu hút được đông người đến xem như dự tính của nhà tổ chức. Đêm nhạc đă biểu diễn chậm hơn 1 tiếng so với kế hoạch một phần có lẽ là do số lượng người xem đến thưa thớt. Dân “phe vé” cũng khá chật vật trong việc t́m kiếm khách để mua vé, cho dù họ đă đại hạ giá xuống mức thấp nhất, chỉ bằng 1/3 so với giá gốc.
Phản ứng thị trường trong nước cũng đă bắt đầu rơ rệt hơn. Khi thị trường xuất hiện nhiều “món ăn” na ná nhau th́ công chúng cũng không c̣n háo hức như ban đầu, cho dù đó là những món ăn lạ. Hơn nữa, những “chiêu” câu khách, tạo cơn “sốt ảo” của nhà tổ chức cũng một phần khiến cho công chúng Việt đang trở nên hoài nghi và dè chừng hơn với những sự kiện được quảng bá là có “sao ngoại” xuất hiện. Đây cũng là một bài học của nhà tổ chức.
Theo Hà Nội Mới