“Trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc cần nhớ một điều cốt tử: Khi Việt Nam lùi th́ Trung Quốc tiến, khi Việt Nam đứng vững th́ Trung Quốc không làm ǵ được ”, nguyên Viện trưởng chiến lược Bộ Công an nhận xét.
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược (Bộ Công an), trao đổi với phóng viên về ư đồ của Trung Quốc và những việc Việt Nam cần làm khi vùng đặc quyền kinh tế bị xâm lấn.
- Chỉ trong 2 tuần, các tàu của Trung Quốc liên tục phá cáp tàu thăm ḍ dầu khí Việt Nam. Thiếu tướng nhận định như thế nào về những hành động này?
Tôi cho rằng, Trung Quốc sẽ không dừng lại. Sau vụ 26/5 tôi đă nói là sẽ c̣n tái diễn và quả thực đúng như vậy. Nếu Việt Nam không có phản ứng thích đáng th́ chỉ trong tuần tới sẽ lại xảy ra những sự kiện nghiêm trọng hơn.
Tàu B́nh Minh 02 bị một trong 3 tàu hải giám Trung Quốc (ảnh dưới) phá hoại.
Trung Quốc khôn ngoan ở chỗ tất cả các vụ việc này đều thuộc chủ tŕ của cơ quan hành chính nhà nước, quân đội không nhúng tay. Tàu hải giám và ngư chính đều thuộc cơ quan nhà nước Trung Quốc, làm nhiệm vụ quản lư và xua đuổi. Hệ thống quản lư nhà nước trên biển Trung Quốc hùng mạnh như vậy trong khi tương quan Việt Nam chỉ có lực lượng cảnh sát biển mới thành lập.
- Vậy theo thiếu tướng, với t́nh h́nh hiện nay, lời giải nào dành cho Việt Nam khi các lực lượng dân sự, cảnh sát biển quá mỏng, trang bị thiếu?
- Nếu ta dùng hải quân đối phó th́ mắc mưu của Trung Quốc, sa ngay vào bẫy mà họ giăng sẵn. Họ sẽ hô hoán với cả thế giới cũng như 1,3 tỷ dân Trung Quốc rằng Việt Nam gây xung đột trước.
Sau Hội nghị Shangri La 10, Trung Quốc thấy phản ứng không đủ độ của các nước ASEAN nên lập tức làm tới. Vụ tàu Viking II ngày 9/6 là hậu quả tất yếu. Để ngăn chặn và pḥng ngừa hành động tiếp theo của Trung Quốc, Việt Nam phải thông báo cho người dân biết rơ âm mưu và hành động cụ thể của Trung Quốc; thông báo thế giới thông qua các kênh song phương đa phương, kể cả Liên Hợp quốc. Chúng ta không kích động chủ nghĩa dân tộc, nhưng Hiến pháp quy định người dân có quyền được biết thông tin và nhà nước phải có trách nhiệm thông báo rơ khi Tổ quốc bị xâm lấn.
Trong quan hệ Việt Nam - Trung Quốc cần nhớ một điều cốt tử: Khi Việt Nam lùi th́ Trung Quốc tiến, khi Việt Nam đứng vững th́ Trung Quốc không làm ǵ được. Với Trung Quốc, ở tầm cao chiến lược, ta phải minh định 2 vấn đề: Dân tộc và giai cấp. Khi làm việc với lănh đạo Việt Nam, Trung Quốc bao giờ cũng đưa vấn đề giai cấp lên trên hết, nhưng trong hành xử, Trung Quốc sử dụng chủ nghĩa dân tộc hẹp ḥi.
- Thường xuyên theo dơi những tuyên bố và hành xử của Trung Quốc, điều ông lo ngại là ǵ?
- Trong khoảng 10 năm nay, từ cấp lănh đạo cao nhất tới các chính khách học giả Trung Quốc luôn tận dụng mọi cơ hội để quảng bá cái gọi là chiến lược “Chiến lược phát triển ḥa b́nh” mà lúc đầu họ gọi là chiến lược “Trỗi dậy ḥa b́nh”. Họ gửi thông điệp tới toàn thế giới rằng Trung Quốc phát triển nhanh, mạnh nhưng không đe dọa ai mà chỉ tạo cơ hội phát triển cho các nước khác. Họ kư Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông DOC 2002 với ASEAN trong đó quy định rơ ràng các bên không làm ǵ gây căng thẳng trên khu vực Biển Đông. Chỉ cách đây vài tháng, lănh đạo cấp cao của họ cũng vừa nhắc lại thông điệp khẳng định Trung Quốc cam kết hợp tác với các nước đảm bảo Biển Đông ḥa b́nh, phát triển.
Nhưng trên thực tế, họ liên tục có những việc làm phi lư như đối với tàu B́nh Minh 02, Viking II, bắt giữ tàu cá của Việt Nam và các nước... Điều đó chứng tỏ họ có chủ đích, nằm trong kế hoạch độc chiếm Biển Đông.
Hai tuần nay tôi theo dơi cả đài truyền h́nh và phát thanh Trung Quốc, kể cả các trang mạng. Hàng trăm tờ báo, cơ quan phát thanh Trung Quốc nói rằng Việt Nam xâm phạm, gây hấn thậm chí xâm lược trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao của họ vu cáo Việt Nam trong hai vụ cắt cáp vừa qua. Đây là những hành động không chấp nhận được. Nhà cầm quyền Trung Quốc vừa gây hấn, xâm phạm chủ quyền độc lập Việt Nam vừa vu cáo Việt Nam. Họ bất chấp luật pháp quốc tế, đi ngược lại lời tuyên bố của chính ḿnh.
Tàu Viking II và tàu ngư chính Trung Quốc (ảnh dưới).
- Có ư kiến lo ngại quan hệ hợp tác Việt - Trung sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế nếu t́nh h́nh biển Đông tiếp tục căng thẳng?
- Chúng ta không nên nhầm lẫn cũng như lo ngại về quan hệ các mặt hiện có của hai nước. Cần phải lấy chủ chủ quyền quốc gia làm cốt lơi. Chủ quyền là tối thượng, trường tồn, thiêng liêng bất khả xâm phạm. Không ai được có quyền mặc cả chủ quyền quốc gia cả.
Có người đă nói với tôi nếu ta làm căng, Trung Quốc có thể dùng đ̣n cấm vận kinh tế với Việt Nam. Tôi không loại trừ khả năng này, song cần phải thấy rằng, Trung Quốc cũng có lợi ích kinh tế lớn từ việc hợp tác Việt Nam.
"Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế cũng như chính những tuyên bố của họ" Ảnh: Nguyễn Hưng.
- Về lâu dài, theo ông, đâu là vấn đề cốt lơi để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền biển?
- Trong quá tŕnh phát triển sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển th́ lực lượng vũ trang cần củng cố. Nhưng cái cần thiết hơn là tổ chức lại hệ thống quản lư nhà nước trên biển, trong đó có kiểm ngư, quản ngư, tổ chức lại cảnh sát biển. Điều này chúng ta có thể học tập ngay từ Trung Quốc. Chúng ta cũng cần đẩy mạnh chiến lược phát triển kinh tế biển, đầu tư cho ngư dân để tăng số lượng tàu cá, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.
C̣n về đầu tư cho quốc pḥng theo tôi dù vẫn phải làm song không phải là thượng sách. Chúng ta ít tiền, cần đầu tư có trọng điểm. Theo tôi tính th́ mỗi người Việt Nam bỏ ra khoảng 30 USD th́ đă đủ để có hệ thống tên lửa bảo vệ vùng biển. Trên biển, ta nên lựa chọn trang bị phương tiện cần thiết nhất như tàu siêu tốc, ngư lôi. Tất cả trang bị nhằm tạo sức mạnh trước sự gây hấn.
Theo vnexpress