R10 Vô Địch Thiên Hạ
Join Date: Dec 2006
Posts: 88,250
Thanks: 11
Thanked 3,751 Times in 3,090 Posts
Mentioned: 5 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 8 Post(s)
Rep Power: 109
|
Thận trọng hơn
Những khó khăn mà đại diện các nhà đầu tư nước ngoài nêu ra tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (VBF), trước thềm hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG) cuối tuần trước, có cái được nhắc đi nhắc lại trong nhiều năm, có cái mới diễn ra.
Ông Dominic Scriven, Trưởng nhóm công tác thị trường vốn của VBF, nói thẳng: “Sáu tháng trước, chúng ta đă ngồi đây. Một trong những đề xuất được nêu ra lúc đó là nên gây dựng lại ḷng tin của nhà đầu tư. Tuy nhiên, từ đó đến nay vấn đề này vẫn chưa có nhiều thay đổi”. Vẫn theo nh́n nhận của ông, việc khó thay đổi là do sáu tháng đầu năm, kinh tế Việt Nam trải qua một giai đoạn quá nhiều thách thức với những bất ổn vĩ mô mà lớn nhất là lạm phát tăng cao, biến động trên thị trường vàng và ngoại tệ, lăi suất kinh doanh quá cao và thanh khoản kém trong hệ thống ngân hàng.
Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đều ủng hộ Nghị quyết 11 của Chính phủ v́ bước đầu nó đă mang lại một số điểm tích cực, tuy nhiên vẫn c̣n những băn khoăn. Ông Scriven cho rằng: “Việc điều hành của Chính phủ c̣n chậm và đôi khi bị động, đặc biệt là thiếu sự trao đổi một cách minh bạch, đầy đủ với cộng đồng doanh nghiệp nên trong chừng mực nào đó đă gây ra những khó khăn cho cộng đồng này”.
Một trong những khó khăn đó, theo ông Fred Burke, Trưởng nhóm công tác sản xuất và phân phối, là những quy định về hạn chế nhập khẩu và rào cản phi thuế quan. Cụ thể là Thông báo 197 của Bộ Công Thương, mới được ban hành vào đầu tháng 5, quy định điện thoại di động, mỹ phẩm và rượu chỉ được nhập khẩu qua ba cảng biển, có hiệu lực ngay từ ngày 1-6. Tiếp đó là Thông tư 20 quy định các giấy phép con đối với việc nhập khẩu ô tô dưới 9 chỗ. Cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đều hiểu đây là những phản ứng của các nhà quản lư đối với vấn đề thâm hụt thương mại, tuy nhiên họ không đồng t́nh với việc các biện pháp này được thông qua mà không tham vấn các bên có liên quan.
“Cũng chẳng có các đầu mối liên lạc trả lời thắc mắc, câu hỏi theo quy định của các hiệp định quốc tế”, ông Fred Burke phàn nàn. Điều lo ngại khác nữa là những hàng rào phi thuế quan này có thể khiến hàng hóa nhập khẩu bị chậm lại song cũng có thể làm tăng mức độ nhũng nhiễu của một số bộ phận công chức như báo cáo Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2011 đă đề cập (70% doanh nghiệp cho biết họ đă phải hối lộ để hàng hóa của ḿnh được thông qua hải quan). “Phải t́m ra cách tiếp cận mang tính xây dựng hơn và phù hợp hơn với WTO để giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại”, ông Fred Burke đề xuất.
Cũng tại diễn đàn này, những cụm từ như “mất niềm tin”, “không chắc chắn” được các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham), Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội nhắc đến nhiều khi mà các bất ổn vĩ mô cứ kéo dài, đang làm ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh. Ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham, nói rằng các doanh nghiệp châu Âu đă thận trọng hơn và cảm thấy không chắc chắn về t́nh h́nh kinh tế sắp tới. Ví như đồng đô la Mỹ đang khá yếu nhưng đồng Việt Nam là đồng tiền duy nhất ở ASEAN vẫn đang mất giá. “Người dân, người lao động và người tiêu dùng, doanh nghiệp cảm thấy mất ḷng tin vào đồng nội tệ, vào chính sách quản lư tiền tệ, ngoại hối, tài chính, ngân hàng hiện nay”, văn bản của Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội đồng quan điểm.
Hiệp hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nội cho rằng việc theo đuổi chính sách ổn định tỷ giá trong bối cảnh lạm phát luôn tăng cao làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Lư do là nó khiến cho lượng hàng hóa được sản xuất ra ít hơn: “Nhiều doanh nghiệp hiện nay lựa chọn h́nh thức OEM (đặt hàng toàn bộ từ nhà sản xuất từ nước ngoài) sau đó dán nhăn, tiếp thị, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ tại Việt Nam. Cách làm này khiến cho nhiều doanh nghiệp non trẻ trong nước điêu đứng”.
Điều mà cộng đồng doanh nghiệp cần hiện nay là Chính phủ vẫn phải ưu tiên đầu tư cho các ngành có giá trị gia tăng cao, hơn là cho phép thực hiện các dự án đầu tư ngắn hạn và có tính đầu cơ, theo quan điểm của Eurocham. Việc điều hành của Chính phủ c̣n chậm và đôi khi bị động, đặc biệt là thiếu sự trao đổi một cách minh bạch, đầy đủ với cộng đồng doanh nghiệp nên trong chừng mực nào đó đă gây ra những khó khăn cho cộng đồng này.
TBKTSG
|