Khinh hạm lớp Lekiu là chiến hạm chủ lực và hiện đại nhất của Hải quân Hoàng gia Malaysia.
Lớp Lekiu do nhà máy đóng tàu Yarrow (Vương quốc Anh) chế tạo dựa trên lớp tàu F2000 của Hải quân Anh. Chính phủ Malaysia đă đặt đóng 2 khinh hạm Lekiu, chúng lần lượt được chuyển giao trong các năm 1994-1995.
Khinh hạm lớp Lekiu mang tên KD Lekiu.
Khinh hạm lớp Lekiu mang tên KD Jebat.
Lekiu có lượng choán nước 2.270 tấn, dài 106 mét, rộng 12,8 mét. Số lượng thủy thủ đoàn lên tới 146 người (trong đó có 18 sĩ quan).
Mặc dù Lekiu do Anh chế tạo nhưng toàn bộ hệ thống điện tử, vũ khí, động cơ của tàu là sự kết hợp của nhiều công ty ở các quốc gia khác nhau. Nên có thể coi Lekiu là sản phẩm “đa quốc gia”.
Sau đây là một số đặc tính kỹ thuật nổi bật của khinh hạm Lekiu:
Hệ thống điện tử
Về hệ thống radar, tàu lắp radar t́m kiếm trên biển Sea Giraffe của Thụy Điển. Loại radar này cho phép theo dơi và giám sát mục tiêu trên không và trên biển, nhận diện mục tiêu cho hệ thống vũ khí. Nó có thể phát hiện mối nguy hiểm trên không (biển) từ đường chân trời với độ cao 20.000m. Đặc biệt, Sea Giraffe đồng thời xử lư các mối đe dọa tiếp cận từ nhiều hướng, độ cao khác nhau.
Radar t́m kiếm trên không DA 08 được sản xuất bởi Thales Nederland – công ty con của Tổ hợp Thales có trụ sở tại Hà Lan. DA 08 có thể phát hiện máy bay tầm thấp hoặc tầm cao ở cự ly xa.
Hệ thống kểm soát hỏa lực của tàu gồm: hệ thống kiểm soát vũ khí và chỉ huy Nautis F, radar điều khiển hỏa lực 1802, thiết bị kiểm soát vũ khí quang điện Radamec Seri 2000 đều của BAE System (Tập đoàn quốc pḥng nước Anh).
Tàu c̣n thiết kế với hệ thống định vị siêu âm Spherion TSM 2633 LF gắn trên thân tàu. Thiết bị này cho phép tàu đối phó một cách có hiệu quả trong tác chiến chống ngầm.
Hệ thống vũ khí
Boong tàu đằng trước thiết kế một pháo hạm Bofor 57mm dùng để đối phó mục tiêu tầm gần, cỡ nhỏ hoặc hỗ trợ các chiến dịch đổ bộ.
Pháo hạm Bofor 57mm.
Loại pháo này do công ty Bofor của Thụy Điển chế tạo (ngày nay th́ Bofor đă thành một bộ phận của BAE System). Pháo 57mm bắn đạn nặng 2,4kg, tầm bắn xa 17.000 mét, tốc độ bắn lên tới 220 viên/phút.
Vũ khí chống hạm chủ lực của khinh hạm Lekiu là 8 tên lửa hành tŕnh đối hạm MM 40 Exocet Block II do MBDA sản xuất (MBDA là công ty liên doanh giữa Anh, Pháp, Đức và Italia).
MM 40 có chiều dài 5,8 mét, đường kính thân 0,35m, tổng trọng lượng phóng 870kg. Tên lửa được thiết kế với bốn cánh tam giác ở giữa thân, 4 cánh tam giác điều khiển ở đuôi. Nó mang đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 165kg với tốc độ hành tŕnh cận âm (Mach 0,9), tầm bắn tối đa 70km.
Tên lửa hành tŕnh đối hạm tầm ngắn MM 40 Exocet rời bệ phóng.
Sau khi phóng, MM 40 bay ổn định trong pha đầu ở trần bay thấp đảm bảo để radar đối phương không thể phát hiện nhưng cũng đủ cao để đầu ḍ radar chủ động bám sát mục tiêu tấn công. Ở pha giữa, MM-40 được điều khiển bằng hệ thống định vị quán tính và vô tuyến đo cao. Pha cuối, tên lửa dùng radar chủ động t́m tới mục tiêu.
Có thể thấy, xét về tên lửa chống hạm th́ Exocet MM 40 của Malaysia về tầm bắn kém hơn so với tên lửa RGM-84 Harpoon trang bị trên tàu chiến của Indonesia, Singapore, Thái Lan hay SS-N-25 trên khinh hạm Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam.
Hỏa lực pḥng không của Lekiu có 16 tên lửa hải đối không tầm thấp Sea Wolf chứa trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (Vertical Launch System – VLS). Sea Wolf do BAE System thiết kế sản xuất.
Tên lửa hải đối không Sea Wolf được động cơ phụ đẩy khỏi hệ thống VLS.
Tên lửa sẽ “thoát” khỏi ống phóng bằng động cơ đẩy nhờ đó tầm bắn Sea Wolf tăng từ 6.500 mét lên 10.000 mét, độ cao bay tiêu diệt mục tiêu 3.000m. Sea Wolf dùng để tiêu diệt máy bay hoặc tên lửa diệt hạm.
Việc thiết kế hệ thống VLS cho phép tên lửa bao quát 360 độ, đánh chặn mục tiêu nhiều hướng mà không cần điều chỉnh hướng bắn.
Ngoài ra, pḥng không tầm ngắn của Lekiu có hai pháo pḥng không MSI 30mm với tốc độ bắn 650 viên/phút.
Trong nhiệm vụ săn ngầm, Lekiu ngoài sự hỗ trợ của một trực thăng săn ngầm Super Lynx (khoang chứa và boong đáp nằm ở đuôi tàu) c̣n có thêm hai cụm máy phóng ngư lôi chống ngầm cỡ 324mm.
Động lực
Động lực chính của khinh hạm Lekiu gồm 4 động cơ diesel MTU 20V 1163 TB93 cho phép con tàu đạt tốc độ tối đa 28 hải lư/h, tầm hoạt động hơn 9.000km.
Việc Malaysia sử dụng nhiều bộ phận tới từ các nước khác nhau vừa có ưu lại vừa có nhược điểm. Ưu điểm ở đây là họ tận dụng được những trang bị mà họ cho là tốt nhất. Nhược điểm là việc tích hợp các hệ thống tới từ nhiều quốc gia khác là khá phức tạp, bảo dưỡng thay thế khó khăn và tốn kém.
Hồng Phương (tổng hợp)
Bee