Đúng 8g sáng ngày chủ nhật 5.6.20011, cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc gây hấn và xâm lược Việt Nam đă bắt đầu tại Saigon.
Thật bất ngờ và có lẽ bất ngờ hơn với lực lượng an ninh (?) là sự xuất hiện của Giáo sư – nhà sử học Nguyễn Đ́nh Đầu, lịch sự với cravate và những nhân vật lừng danh một thời – những “chuyên gia biểu t́nh” trước 1975 ở Saigon: Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu, Lê Hiếu Đằng, Cao Lập, nhà thơ Nguyễn Quốc Thái… bên cạnh đó là nhà sử học Đinh Kim Phúc, nhà thơ Đỗ Trung Quân, Andre Mendras (Hồ Cương Quyết)… ở khu vực đầu nhà thờ Đức Bà.
Sau một cuộc tranh luận ngắn giữa ông Cao Lập (đương kim giám đốc Khu du lịch Văn Thánh) và các nhân viên công lực, Andre Mendras đă bung khẩu hiệu ra… Nhân viên công lực nhượng bộ, bắt đầu cho một ngày lịch sử.
Một số các bạn trẻ mai phục sẵn gần đó đă tham gia ngay vào nhóm này. Các tấm biểu ngữ khẩu hiệu được nhóm này phân phát cho các bạn trẻ, cộng thêm các khẩu hiệu do chính các bạn trẻ chuẩn bị trước được giương lên. Họ kéo đến Tổng Lănh sự quán Trung Quốc tại ngă tư Nguyễn Thị Minh Khai – Phạm Ngọc Thạch. Những tiếng hô đả đảo Trung Quốc, Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam không ngừng vang lên, càng lúc càng to và càng khí thế…
Ông Nguyễn Văn Đua – Phó bí thư thường trực Thành ủy, Ông Nguyễn Thành Tài – Phó chủ tịch UBND cũng có mặt tại “hiện trường” và có cuộc trao đổi với hai ông Huỳnh Tấn Mẫm và Lê Hiếu Đằng. Nội dung cuộc trao đổi này c̣n trong ṿng “bí mật”.
Tiếp đó là một cuộc tuần hành rầm rộ lôi kéo theo những người đi đường. Họ đi một ṿng qua đường Lê Duẩn – Pasteur trở lại Nguyễn Thị Minh Khai trước Lănh sự quán Trung Quốc. Rồi lại đi tiếp qua Đồng Khởi, qua UBND thành phố, chợ Bến Thành, Dinh Thống Nhất, Tổng Lănh sự Mỹ, qua Văn pḥng Hội Cựu Chiến binh … rồi quay trở lại Tổng Lănh sự TQ. Lúc này số người tham dự đă lên tới trên 1000 người. Khí thế hừng hực. Một cô bạn trẻ nói với tôi: “Sau hôm nay, nếu có bị bắt th́ cũng rất đáng để trả giá”. Khoảng hơn 11g, một vị hiệu trưởng Đại học xuất hiện nói chuyện với người biểu t́nh, bị các bạn trẻ phản ứng dữ dội. Ông ta nói phải tôn trọng luật pháp. Các bạn trẻ đáp lại, “thày hăy về học luật đi”…
Đám biểu t́nh bị chia cắt làm 3 khúc. Tôi theo một nhóm và tan hàng sau 12g. Nghe nói một số vẫn c̣n bám trụ… và hẹn tiếp tục vào chủ nhật tới.
Một điều đáng nói là ngoài các bạn trẻ tham gia, tôi gặp nhiều nhân vật “cộm cán” lề phải với tư cách quan sát, hoặc trực tiếp tham gia biểu t́nh như: Hồ Thu Hồng (Beo) – Tổng biên tập báo Thể Thao Thành phố, Phạm Xuân Nguyên – Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Thế Thanh – Cựu Phó giám đốc Sở Văn hóa Thông tin, Giáo sư Chu Hảo, nhà báo Nguyễn Trọng Chức – cựu Tổng thư kư báo Tuổi Trẻ chủ nhật, Nguyễn Tâm Chánh – Tổng biên tập Sài G̣n Tiếp Thị, nhà báo Huy Đức… và một số nhà văn, nhà thơ… không cần biết lề ǵ.
Rất tiếc, một số anh em văn nghệ sĩ đă từng tham gia biểu t́nh năm 2007 đă không thể có mặt, hoặc bị giữ tại công an phường, hoặc bị giữ tại nhà. Bản thân tôi cũng bị canh cửa.
Điều cuối cùng tôi muốn kể về ngày hôm nay là những giọt nước mắt của nhà văn Nguyên Minh, một ông bạn già trên 70, ông đă khóc khi tận mắt chứng kiến ḷng yêu nước của người dân dâng trào trước nguy nan của tổ quốc. Điều mà ông nghĩ không thể xảy ra được trong chế độ chúng ta đang sống.
Saigon 5.6.2011
Từ trái qua phải : ông Đ́nh Vượng, ông Vương Đ́nh Chữ, cụ Nguyễn Đ́nh Đầu, ông Lê Hiếu Đằng, nhà thơ Đỗ Trung Quân, nhà báo Nguyễn Quốc Thái, cô Trần Tử Vân Anh; ông André Mendras Hồ Cương Quyết, ông Huỳnh Tấn Mẫm .
Ảnh: Cao Lập.
Biểu t́nh chống TQ tại Sài G̣n.
Ảnh: Cao Lập.
songchi