Khi ca sĩ tự... “bơi”
Để quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài, âm nhạc là một trong những hoạt động hiệu quả nhất. Tuy nhiên, từ trước tới nay, nỗ lực này phần lớn do các nghệ sĩ tự thực hiện và đối tượng nhằm đến chủ yếu là kiều bào.
Thời gian gần đây, số lượng các nghệ sĩ Việt Nam tự ra nước ngoài biểu diễn ngày càng nhiều. Các “sao” bay show liên tục, thậm chí có “sao” ra nước ngoài biểu diễn vài lần trong năm là chuyện thường.
Tự t́m show
Trên thực tế, công cuộc giới thiệu văn hóa Việt đến với bạn bè quốc tế đang diễn ra bằng nhiều cách như: Qua những hoạt động biểu diễn và phát hành băng đĩa của cá nhân các nghệ sĩ, mạng lưới biểu diễn chuyên nghiệp, các festival nghệ thuật, các cuộc giao lưu nghệ thuật. Tuy nhiên, nhộn nhịp nhất vẫn là những hoạt động biểu diễn và phát hành băng đĩa.
Ca sĩ Mỹ Tâm được các kiều bào Việt Nam ở nước ngoài yêu thích.
Tùng Dương, một ca sĩ có khá nhiều show ra ngoài hằng năm, cho biết anh thường đi biểu diễn ở Đức, Pháp, Mỹ, Ukraine và các nước Đông Âu. Kiều bào ở nước ngoài rất "thèm" thưởng thức những đặc sản mang từ quê nhà sang. Họ sẵn sàng ngồi thưởng thức đến tận nửa đêm. Nhiều người c̣n phấn khích đến mức nhảy lên sân khấu xin được hát chung cùng ca sĩ. “Có người c̣n quư ca sĩ đến mức nhét tiền vào hoa để tặng ca sĩ. Họ chia sẻ rằng muốn được xem nghệ sĩ Việt sang hát trực tiếp hơn là xem qua băng đĩa hoặc kênh VTV4”, Tùng Dương kể.
Năm nào Đoan Trang cũng nhận được những lời mời biểu diễn ở nước ngoài.
Hay như Đoan Trang, năm nào cô cũng nhận được khá nhiều những lời mời từ phía các nhà tổ chức nước ngoài. Cô cho rằng qua âm nhạc, chúng ta có thể giới thiệu được bản sắc văn hóa Việt. Cách nh́n nhận, lối suy nghĩ của người Việt về cuộc sống được thể hiện rơ nét qua từng giai điệu, ca từ, dù nét âm nhạc đó là truyền thống hay hiện đại. “Bản thân tôi, nơi nào muốn thưởng thức và t́m hiểu âm nhạc Việt và có lời mời là tôi sẵn sàng đến. Tôi may mắn được tham gia những cuộc giao lưu văn hóa ở những quốc gia như: Hàn Quốc (2004), Nhật Bản (2006), Pháp, Ba Lan (2007), Bỉ (2011)… Các lănh sự quán cũng như khán giả những nơi tôi đến luôn rất yêu mến và hào hứng với những tiết mục của các nghệ sĩ Việt Nam, nhất là những tiết mục với nhạc cụ dân tộc. Họ thấy lạ lẫm và hấp dẫn”, Đoan Trang cho biết.
Quanh đi quẩn lại vẫn là… kiều bào
Mặc dù năm nào cũng có vài show như vậy, nhưng phần lớn đối tượng phục của các ca sĩ chỉ dừng lại ở kiều bào. Trong khi đó, khán giả chính mà chúng ta muốn quảng bá và giới thiệu văn hóa Việt lại là người bản địa. “Hằng năm tôi bay show nhiều lần, nhưng phần lớn là phục vụ đồng bào ta ở nước ngoài, rất ít các cuộc biểu diễn cho người bản xứ. Trong khi đó, các nhóm nhạc quốc tế thường sang Việt Nam biểu diễn cùng với các nghệ sĩ nổi tiếng của chúng ta. C̣n các nghệ sĩ Việt phần lớn hoạt động độc lập, không có sự kết hợp với bất kỳ trung tâm băng đĩa nhạc nào của nước ngoài”, ca sĩ Tuấn Hưng nói.
Theo ca sĩ Tuấn Hưng, nếu muốn quảng bá tốt văn hóa Việt với bạn bè quốc tế th́ chúng ta phải có nhiều cuộc giao lưu biểu diễn mang tính quốc tế hơn nữa.
Chính v́ thế, theo Tuấn Hưng, nếu muốn quảng bá tốt văn hóa Việt với bạn bè quốc tế th́ chúng ta phải có nhiều cuộc giao lưu biểu diễn mang tính quốc tế. Phải làm sao ḥa nhập được với các nghệ sĩ lừng danh bản địa trên các sân khấu lớn. Tuy nhiên, làm được việc này là điều rất khó nếu không có sự hỗ trợ từ phía cơ quan chức năng.
Nhưng trong lúc chờ đợi sự giúp đỡ trực tiếp từ cơ quan Nhà nước th́ các nghệ sĩ vẫn tiếp tục công việc quảng bá văn hóa Việt của ḿnh. Dù rằng có những cuộc bay show không thuận lợi, nhưng cái tâm của họ vẫn muốn được hát cho đồng bào ta nghe. V́ thế, những hoạt động này cần được khuyến khích và nhân rộng nhiều hơn, không nên dừng lại ở việc phục vụ bà con kiều bào. Cần có những chương tŕnh mang tính quy mô, chuyên nghiệp hơn giới thiệu với bạn bè quốc tế. Chẳng hạn như chương tŕnh Duyên dáng Việt Nam, hay vở Làng tôi của Liên đoàn Xiếc Việt Nam được bạn bè quốc tế đón nhận nhiệt t́nh.
Theo Đất Việt