Hàng trăm căn hộ đă bàn giao nhưng vẫn bỏ trống khiến dư luận không khỏi thắc mắc về những người được xác định đủ chuẩn “nghèo” để mua nhà
Từ vụ nhà thu nhập thấp đầu tiên được bán trao tay vừa được phát hiện tại Hà Nội (Báo Người Lao Động phản ánh ngày 19-5 - PV), cho thấy chính sách lo chỗ ở cho người dân thu nhập thấp vẫn c̣n nhiều lỗ hổng dễ tạo điều kiện cho người khác trục lợi và mất công bằng.
Nhắm mắt kư bừa
Trong quá tŕnh hoàn tất hồ sơ để mua nhà thu nhập thấp và bán trao tay cho chị Nguyễn Thị Thanh T. (trú tại tập thể ĐH Nông nghiệp I Hà Nội) với mức chênh lệch 483 triệu đồng, bà Cao Thị Loan, chủ căn hộ thu nhập thấp 1702 - CT1, đường Ngô Th́ Nhậm (quận Hà Đông, Hà Nội), phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi thường trú. Xác minh tại hồ sơ đăng kư mua nhà thu nhập thấp của bà Loan, trong giấy xác nhận thực trạng nhà ở (ngày 8-9-2010), UBND phường Cầu Dền (quận Hai Bà Trưng), nơi bà Loan có hộ khẩu thường trú, đă xác nhận: “Gia đ́nh gồm 5 người, hiện chưa có nhà ở thuộc sở hữu chủ hộ”. Tuy nhiên, trên thực tế, kết quả điều tra của cơ quan công an cho thấy gia đ́nh bà Loan hiện đang cư trú tại phường Vĩnh Hưng, quận Hoàng Mai.
Nhà thu nhập thấp đang được nhiều người lợi dụng chính sách mua để bán sang tay kiếm lợi. Ảnh: Bảo Trân
Trả lời phóng viên, Chủ tịch UBND phường Cầu Dền, ông Nguyễn Mạnh Hùng, thừa nhận đă kư giấy xác nhận cho bà Loan. Tuy nhiên, ông Hùng biện bạch là việc xác nhận “chưa có nhà ở” là nội dung do tổ trưởng dân phố (nơi bà Loan có hộ khẩu) viết, kư tên và chịu trách nhiệm, c̣n UBND phường chỉ chịu trách nhiệm về xác nhận “bà Loan hiện không có tên kê khai nhà, đất ở tại phường Cầu Dền” (nội dung này lại do cán bộ địa chính phường viết).
Như vậy, trên cùng một mặt giấy, việc chủ tịch UBND phường kư tên đóng dấu dưới 2 nội dung trên dễ khiến người ta hiểu rằng phường đă xác nhận cùng lúc cả 2 nội dung, tức bao gồm cả việc bà Loan “chưa có nhà ở”. Ông Hùng phân trần: “Tôi không kư cũng không được nhưng do không thể nắm hết thực trạng ở của dân nên chỉ dám xác nhận là không có tên kê khai nhà đất. Tôi thấy rằng là mẫu giấy xác nhận đang áp dụng dễ gây hiểu lầm chứ làm sao phường biết được là ở nơi tạm trú, dân có nhà riêng hay thuê…!?”.
Theo một cán bộ địa chính phường Cầu Dền, tại địa chỉ số 9/71 Đỗ Thuận – nơi bà Loan có hộ khẩu thường trú từ năm 2001, gia đ́nh bà đă có nhà thuộc sở hữu được cấp sổ đỏ. Sau đó, gia đ́nh bà Loan đă bán căn nhà này, chuyển đi nơi khác. Qua xác minh tại nơi bà Loan tạm trú hiện nay, Công an phường Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai) cho biết gia đ́nh bà Cao Thị Loan chính thức khai báo đăng kư tạm trú tại ngơ 179/85, tổ 38, phường Vĩnh Hưng từ khoảng tháng 10-2009.
Trước đó, tháng 7-2009, gia đ́nh bà Loan đă mua thửa đất có nguồn gốc đất nông nghiệp, rộng 44 m2 tại địa chỉ nói trên, hiện gia đ́nh đă xây dựng nhà cấp 4 để ở. Theo giấy mua bán mảnh đất viết tay giữa gia đ́nh bà Loan (do con trai bà Loan là anh Hải và vợ đứng tên người mua) và chủ đất cũ, mảnh đất này được chuyển nhượng với giá 465 triệu đồng. Theo xác nhận của Công an phường Vĩnh Hưng, từ khi đăng kư tạm trú tại tổ 38, bà Loan vẫn cư trú thường xuyên tại địa chỉ này.
C̣n nhiều trường hợp khác?
Theo ông Nguyễn Văn Đa, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai - chủ đầu tư nhà CT1 (Vinaconex Xuân Mai), công ty đă tiến hành niêm phong và chờ quyết định của TP Hà Nội về phương án xử lư căn hộ 1702 của bà Cao Thị Loan được bán trao tay cho người khác. Tuy nhiên, ông Đa cho hay tại ṭa nhà CT1 vẫn c̣n 20 hộ chưa đến làm thủ tục nhận nhà. Ngoài ra, c̣n trên 100 căn hộ (chiếm 50%) ở CT1 đă thực hiện bàn giao nhưng vẫn khóa cửa, chưa có người dân đến ở, trên tổng số 328 căn hộ của ṭa nhà.
Giải tŕnh về sự để nhà hoang của những người “nghèo” này, theo ông Đa, họ đă đưa ra rất nhiều lư do như chưa có tiền thanh toán nốt cho công ty, chưa chọn được ngày đẹp để dọn nhà hay đợi hết năm học của con rồi mới chuyển. Thậm chí, có người “nghèo” c̣n lấy lư do “trời ơi” kiểu không có tiền mua đồ đạc ở căn hộ mới... Dư luận đặt dấu hỏi về việc khi đăng kư mua nhà, các chủ hộ kê đủ mọi lư do khó khăn về chỗ ở, phải đi ở nhờ, thuê mướn, nhiều người sống trong diện tích chật hẹp… nhưng khi được mua rồi th́ lại tỏ ra thờ ơ hay là đang chờ chuyển nhượng để kiếm lời?
Trước lỗ hổng trong xác nhận thực trạng nhà ở, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Quốc Tuấn cho biết đang đề nghị TP cho phép quy định đối với các trường hợp có hộ khẩu tạm trú, khi lập hồ sơ mua nhà, ngoài việc xác nhận t́nh trạng nhà ở tại nơi tạm trú, yêu cầu bổ sung t́nh trạng nhà ở do địa phương xác nhận tại nơi đăng kư hộ khẩu thường trú. “Vụ việc mua bán căn hộ 1702 là lời cảnh tỉnh cho những người có ư định chuyển nhượng nhà thu nhập thấp. Những người thực sự không có nhu cầu để ở nhưng vẫn được mua th́ nên trả lại để cho những người khác có khó khăn hơn về nhà ở được mua căn hộ thu nhập thấp. Việc này sẽ được làm quyết liệt để tránh tái diễn” – ông Tuấn nói.
Bỏ hoang nhà 3 tháng sẽ bị thu lại
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái B́nh khẳng định sẽ không để việc nhà thu nhập thấp để hoang kéo dài. Ông B́nh yêu cầu chủ đầu tư phải thông báo tới những người mua nhà, chậm nhất đến ngày 15-6, phải tới nhận bàn giao nhà, nếu không sẽ hủy hợp đồng, thu hồi căn hộ. Với những trường hợp chưa vào ở, hiện nay chưa có chế tài xử lư, do đó cần khẩn trương bổ sung quy định, sau thời gian 3 tháng, nếu người mua vẫn bỏ hoang căn hộ, chủ đầu tư có thể xem xét hủy hợp đồng...
N.Hạ |
Ngọc Hạ