R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
|
Vàng giả "qua mặt" cả máy đo chất lượng
Những ngày gần đây, trên thị trường xôn xao việc xuất hiện vàng giả gây hoang mang cho không ít người dân. Đáng nói hơn, loại vàng này có thể "trốn" được các loại máy đo vàng hiện hành.
Nếu đen đủi mua phải, người tiêu dùng sẽ bị thiệt hại không nhỏ, bởi nguyên liệu trộn vào vàng là vonfram-một nguyên tố có tính năng lư, hóa gần giống với vàng... Các loại máy đo hiện hành đều không phát hiện được.
Ông Nguyễn Thanh Trúc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam khẳng định: Thông tin về việc vàng giả (vàng bị độn vonfram) xuất hiện trên thị trường những ngày qua là có thật. Theo phản ánh của một số chủ tiệm vàng ở TP HCM, Ninh B́nh, Hà Nội... với Hiệp hội, họ đă nhận được lời rao bán của một số đối tượng từ Hong Kong. Những người này chào bán vàng 4 số 9 xuất xứ từ Hong Kong được đúc đặc dưới dạng vàng thỏi. Khi đưa vào máy thử th́ cho ra kết quả đúng là vàng 4 số 9. Tuy nhiên, khi lấy ḱm cắt đôi thỏi vàng, th́ thấy bở chứ không dẻo như vàng 4 số 9 b́nh thường. Tiếp tục nung chảy phân kim th́ thấy hàm lượng vàng chỉ có khoảng 60 - 80%, c̣n lại là chất lắng cặn như những hạt cát mịn, mà họ nghi là vonfram.
Cũng theo ông Nguyễn Thanh Trúc, việc vàng bị độn vonfram đă xuất hiện tại Việt Nam từ cuối năm 2009. C̣n trên thị trường thế giới, loại vàng này đă xuất hiện sớm hơn nhiều. Kẻ gian chọn vonfram để độn vào vàng là v́ nguyên tố này có tính năng lư, hóa gần giống với vàng. Trên thực tế, cả vàng và vonfram đều có tỷ trọng gần giống nhau (của vàng là 19,25, vonfram là 19,3). Dựa vào đặc điểm khối lượng riêng này, người ta tạo ra vàng kém chất lượng bằng cách trộn vonfram ở dạng bột với vàng ở trạng thái nóng chảy.
Nhiệt độ nóng chảy của vàng là 1.360 độ C, của vonfram là 3.700 độ C. Khi nung vonfram với nhiệt độ nóng chảy của vàng, vàng sẽ nóng chảy và bao quanh, vonfram khi đó chưa đủ nhiệt độ nóng chảy, tạo thành một lớp vàng bên ngoài, lơi vonfram. Thông thường, người ta chỉ rút khoảng 20 đến 30% vàng thật cộng với vonfram tạo ra một hỗn hợp vàng óng mà mắt thường không thể nh́n thấy được.
Thậm chí, hỗn hợp vàng độn này đă vượt qua sự kiểm tra ngặt nghèo của các loại máy đo hiện hành, như máy quang phổ, máy đo tỷ trọng, các loại máy này chỉ đo được bề mặt vàng, chứ không đo được phần lơi. V́ thế, không chỉ ở Việt Nam mà tại một số quốc gia khác, vàng độn vonfram cũng đă qua mặt được nhiều công ty chế tác lớn...
Người dân nên mua vàng của các thương hiệu uy tín
Theo các doanh nghiệp kinh doanh vàng, hiện một lọ chứa 100g vonfram tinh khiết trong pḥng thí nghiệm tại Việt Nam có giá khoảng 2,4 triệu đồng (tương đương với 100 ngàn đồng một chỉ vonfram). Do đó, khi trộn vonfram với vàng, kẻ gian có thể lấy cắp được 2 chỉ trong 1 cây vàng và thay thế bằng 2 chỉ vonfram.
Với giá vàng ở mốc trên 3,7 triệu/chỉ như hiện nay, kẻ gian có thể thu về một khoản lợi nhuận lớn, khoảng 7 triệu đồng/cây vàng. Điều này cũng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng nếu không may mua phải loại vàng độn này cũng sẽ mất oan số tiền tương tự.
V́ thế, để tránh rủi ro, ông Nguyễn Thanh Trúc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam khuyến cáo: Người dân không nên mua vàng không rơ nguồn gốc mà chỉ nên mua vàng miếng và vàng trang sức của các thương hiệu uy tín trong nước. Bởi quy tŕnh sản xuất vàng của các thương hiệu uy tín thường được quản lư chất lượng ngặt nghèo từ khâu nhập, chế tác cho đến phân phối. Hơn nữa, khi mua vàng của các thương hiệu uy tín, khách hàng đều được lấy hóa đơn biên nhận, trong đó có ghi số seri của miếng vàng. Đây chính là cơ sở để người dân có thể bảo vệ ḿnh khi xảy ra sự cố. Trong trường hợp nếu thấy nghi ngờ về sản phẩm vàng miếng đang cất giữ, người dân hoàn toàn có thể mang vàng và giấy biên nhận đến các đại lư mà ḿnh đă mua yêu cầu thẩm tra và kiểm định.
Cũng theo ông Trúc, để giảm thiểu những thiệt hại có thể gây ra cho người dân và chính các doanh nghiệp kinh doanh vàng, hiện Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cũng đă có văn bản hướng dẫn các hội viên cách thức kiểm định và phát hiện vonfram có trong vàng để tránh mua phải vàng giả.
Cách thức để nhận biết vàng giả
Theo ông Vũ Minh Châu, Tổng Giám đốc Công ty Vàng bạc đá quư Bảo Tín Minh Châu, có thể cắn thử lên miếng vàng mà bạn muốn xem xét. Vàng giả sẽ không để lại bất kỳ vết cắn nào trong khi vàng thật sẽ có, nguyên nhân là do vàng thường mềm hơn các kim loại khác. Kiểm tra trên bề mặt vàng, nh́n một cách cẩn thận, nếu có bất kỳ điểm màu xanh lá cây hoặc màu đen, th́ đó là vàng giả. Đặc biệt chú ư đến các cạnh và móc khi kiểm tra bề mặt vàng v́ sự đổi màu thường xuất hiện ở đây. Giữ vàng trong tay và so sánh trọng lượng. Vàng thật thường đặc, dày hơn và vàng giả sẽ nhẹ hơn.
Khi mua vàng trang sức, người dân có thể x́ nóng chảy một điểm, để nguội thấy có nhiều sạn và váng là vàng độn. Khi hơ lửa, để nguội, ngâm xuống nước bóp mềm mềm, êm êm là vàng thật. Trong trường hợp phát hiện thấy vàng khả nghi, có thể mang nấu chảy vàng ở một nồi gốm và để nguội tự nhiên. Quan sát khi nóng chảy, bề mặt của vàng gợn sóng, có nhiều váng màu đen, xám... chạy trên mặt là vàng đă độn vonfram. Vàng thật khi kết tinh bề mặt bóng và có một lơm sâu. Khi nhấc mặt sau của miếng vàng lên bề mặt vẫn nhẵn bóng như trên mặt lơm. Một cách làm khác, có thể đổ vàng vào hăo dài sau đó gơ nghe âm thanh để phân biệt. Nếu là vàng thật sẽ có tiếng phát ra đục, vàng độn âm thanh sẽ thanh và trong. Trong chế tác, vàng thật rất mềm, dễ gọt, dễ làm. Khi thấy vàng cứng, gắn kim cương dễ bị vỡ, hăy nghĩ ngay vàng đó đă pha vonfram.
Huyền Thanh
(CAND)
|