Sẽ có nhiều hàng hóa ‘Made in the USA’
NEW YORK (Reuters) -Một cuộc nghiên cứu thực hiện thời gian gần đây cho rằng đang có phong trào đưa lănh vực sản xuất trở lại Mỹ và ngày sẽ có thêm nhiều mặt hàng với nhăn hiệu “Made in USA”.
Một cửa hàng tại Georgetown, Washington, D.C., bán toàn hàng hóa sản xuất tại Mỹ. (H́nh: Saul Loeb/AFP/Getty Images)
Trong vài năm tới đây sẽ có một loạt nỗ lực tái đầu tư của các công ty Mỹ có nhà máy ở khắp nơi trên thế giới để sản xuất hàng hóa tại Mỹ, v́ mức lương căn bản tăng cao và giá trị đồng yuan của Trung Quốc lên cao hơn khiến cho quốc gia không c̣n có sức thu hút như trước nữa, theo công ty tư vấn Boston Consulting Group (BCG).
Kết quả cuộc nghiên cứu, được công bố hôm Thứ Năm, cho hay việc tái đầu tư vào nội địa Mỹ của các công ty sẽ tăng nhanh v́ Mỹ đang dần trở thành một trong những nơi có chi phí sản xuất thấp nhất trong số các quốc gia phát triển. Nếu điều này xảy ra, việc tái đầu tư sẽ giúp đẩy mạnh việc phục hồi kinh tế Mỹ.
Một số thí dụ điển h́nh được nêu ra là công ty Caterpillar Inc. hồi năm ngoái nói rằng có thể sẽ sản xuất máy đào đất tại các cơ xưởng ở Mỹ thay v́ nhập cảng từ ngoại quốc như hiện nay. Công ty NCR Corp. sản xuất trở lại các máy lấy tiền tự động (ATM) ở tiểu bang Georgia, tạo thêm 870 việc làm. Công ty làm đồ chơi Wham-O dời việc sản xuất Frisbee và ṿng Hula-Hoop từ Trung Quốc và Mexico về lại Mỹ.
Những loan báo tương tự nhiều phần sẽ xảy ra trong ṿng một hai năm sắp tới, theo BCG.
“Nếu làm các con tính, sử dụng các con số của ngày hôm nay, vẫn c̣n có lợi nếu sản xuất ở Trung Quốc,” theo Hal Sirkin, một giới chức cao cấp ở BCG. “Nhưng vào khoảng năm 2015, chúng ta sẽ đến một giai đoạn mà chẳng có ǵ khác biệt giữa (chi phí) sản xuất và ở Trung Quốc.”
Tiền lương ở Trung Quốc nay vẫn chỉ bằng một phần tiền lương của công nhân Mỹ. Tiền lương và các phí tổn khác cho công nhân ngành sản xuất ở Mỹ vào khoảng $22 một giờ, trong khi chỉ vào khoảng $2 ở Trung Quốc. Nhưng sự khác biệt này sẽ thu ngắn lại với tiền lương của các công nhân Trung Quốc bằng khoảng 17% của công nhân Mỹ trong ṿng bốn năm tới. Nếu tính thêm cả khả năng sản xuất, giá trị đồng đô la giảm đi, và các yếu tố khác như tiền vận chuyển, sự khác biệt hiện nay sẽ c̣n thu hẹp hơn nữa. (V.Giang)
NV
|