Dân Mỹ ao ước được tiếp xúc với các người hùng diệt khủng bố
Trong các quán rượu ở khắp nước, người ta nâng ly, tỏ cử chỉ biết ơn toán biệt hải bí mật đă hạ sát được Osama Bin Laden. Hằng triệu người khác biểu lộ cảm tưởng của ḿnh trên các trang mạng xă hội.
Một binh sĩ Pakistan canh gác cổng vào ngôi biệt thự tại Abbottabad, nơi mà Osama bin Laden bị biệt hải Mỹ hạ sát. (H́nh: Aamir Qureshi/AFP/Getty Images)
Với nhiều người, họ thấy bứt rứt v́ không có cơ hội được thấy mặt những nhân vật mà họ cho là người hùng v́ đă giết được kẻ thù cực kỳ nguy hiểm của nước Mỹ và thế giới.
Navy SEAL Foundation, tổ chức giúp đỡ gia đ́nh biệt hải có trụ sở đặt tại Virginia cho biết, số tiền hiến tặng cho tổ chức bỗng tăng vọt đáng kể từ sau vụ đột kích giết bin Laden.
Một ủy ban Hạ Viện Hoa Kỳ hôm Thứ Tư chấp thuận một ngân khoản $10.5 tỉ dành cho Join Special Operations Command (JSOC), cơ quan chuyên điều hành những sứ mệnh đặc biệt và cũng là cơ quan chỉ đạo đơn vị biệt hải đảm nhiệm sứ mạng tiêu diệt bin Laden.
Giới chức Hải Quân cho hay, đơn vị biệt hải này được biết dưới tên Naval Special Warfare Development Group (DEVGRU). Lực lượng biệt kích Hải Quân này gồm vài trăm thành viên mà tên tuổi được giữ kín v́ sự an ninh của họ. Đơn vị biệt hải này đang dưỡng quân ở căn cứ Không Quân Andrew Air Force Base, nằm bên ngoài Washington, DC, và chắc hẳn là đang được khen thưởng trong ṿng bí mật.
Bin Laden có tiền và số điện thoại may sẵn trong áo
Trùm khủng bố Osama bin Laden có 500 Euro và hai số điện thoại may sẵn vào trong áo khi bị bắn chết, báo The Telegraph thuật lại theo nguồn tin của CIA, điều này cho thấy ông luôn sẵn sàng chuồn đi ngay khi có tin báo động.
Chi tiết về những vật dụng bí mật này được Giám Đốc CIA Leon Panetta tiết lộ với các thành viên Quốc Hội trong buổi tường tŕnh mật ở Capitol Hill, khi một vị đặt câu hỏi tại sao lănh tụ của al-Qaida không được nhiều cận vệ che chở.
Ông Panetta đáp, do bin Laden tin tưởng “mạng lưới của ông đủ mạnh để biết trước được khi nào bị Mỹ đột kích.”
Việc bin Laden luôn chuẩn bị để trốn thoát là lư do tại sao chính phủ Obama không muốn báo trước với chính quyền Pakistan về cuộc đột kích. Bin Laden không những cảnh giác đối với Mỹ mà c̣n cả với cơ quan t́nh báo ISI của Pakistan nữa.
Ngoài số tiền và số điện thoại may vào trong áo, biệt hải Mỹ c̣n lấy được “một kho báu” các máy điện toán lẫn vật dụng chứa dữ kiện trong đó các thông tin đang được phân tích.
Hồ sơ ṭa nhà bin Laden từng trú ngụ
Thông tin mới nhất tiết lộ hôm Thứ Tư hé lộ chi tiết về một trong hai người đứng ra che chở cho bin Laden trong những năm cuối đời.
Hồ sơ bất động sản AP thu thập được cho thấy một người đàn ông tên Mohammed Arshad đă mua miếng đất, nơi xây ṭa nhà mà bin Laden trú ngụ. Trong bốn thời kỳ, từ năm 2004 đến 2005, ông này mua dần thêm đất ở chung quanh với giá tổng cộng $48,000.
Qazi ZMahfooz Ul Haq, một bác sĩ, tiết lộ với AP, ông bán lại một miếng đất cho ông Arshad vào năm 2005. Theo ông, người mua là một người đàn ông đẫy đà, dưới môi dưới có mọc một chùm râu. Giọng nói của ông này có âm như từ vùng Waziristan, một vùng bộ tộc gần biên giới với Afghanistan và cũng là cứ địa của nhiều tổ hoạt động al-Qaida.
Bác Sĩ Ul Haq nói: “Ông ta thuộc loại người giản dị, khiêm tốn, nhún nhường, rất muốn mua lại miếng đất cho một ông chú.”
Ông bác sĩ có gặp lại người đàn ông một vài lần sau khi bán miếng đất. Có một lần ông Arshad nói với ông một cách bí ẩn: “Đất của ông bây giờ có giá lắm.”
Theo hồ sơ bất động sản, ông Arshad mua lại hai miếng đất khác qua một cuộc chuyển nhượng không được rơ ràng hồi tháng 11, 2004.
Raja Imtiaz Ahmed, người trước đây sở hữu hai miếng đất, nói rằng ông bán chúng cho một người trung gian và người này có thể nhường lại cho ông Arshad. Ông không nhớ tên người trung gian, cần xem lại giấy tờ mới có thể biết được.
Dân lối xóm nói một trong hai người Pakistan sống trong ngôi nhà thỉnh thoảng có đi ra ngoài và có tên là Arshad Khan, mà miêu tả nhân dáng gần giống với ông Mohammed Arshad.
Cả hai tên có vẻ là của một người và cả hai tên có thể đều là tên giả. Nhưng một điều chắc chắn là bin Laden phải lệ thuộc vào một ṿng thân thuộc nhỏ bé, đáng tin cậy, như là một đường dây sinh mệnh nối với thế giới bên ngoài, mang lại cho ông những nhu cầu hằng ngày như thực phẩm và thuốc men, đồng thời giữ bí mật cho nơi trú ẩn của ḿnh. Có vẻ như họ không hề bội phản ông.
Arshad cũng bị nghi chính là người giao liên đă vô t́nh dẫn đường cho quân Mỹ đến chỗ ở của bin Laden, mà phải mất nhiều năm mới lần ra dấu vết.
Giới chức Hoa Kỳ nhận diện người giao liên là Sheikh Abu Ahmed, một người Pakistan gốc Kuwait, mang bí danh Abu Ahmed al-Kuwaiti. T́nh báo Mỹ có được bí danh này nhờ khai thác từ những nghi can khủng bố bị giam trong những nhà tù bí mật của CIA trong vùng Đông Âu.
Người thỉnh thoảng đi ra ngoài với người giao liên được cho là anh em ruột của người này. Hoa Kỳ xác nhận cả hai đều bị hạ sát trong cuộc đột kích hôm Thứ Hai.
Năm ngoái, Al-Kuwaiti vô t́nh dẫn đường cho quân Mỹ đến chỗ ở của bin Laden, khi ông sử dụng điện thoại nói chuyện với một người đang bị Mỹ theo dơi.
Con gái bin Laden nói thấy cha ḿnh bị giết
Một trong những người con gái của bin Laden khai với t́nh báo Pakistan rằng cô trông thấy lính Mỹ bắn chết cha cô. Cô này cùng với 10 đến 12 người, gồm 6 hoặc 7 trẻ em, và một phụ nữ hiện do t́nh báo Pakistan giữ. Người đàn bà mà quốc tịch không được tiết lộ, đang được điều trị vết thương tại một bệnh viện.
Đồng thời, bộ trưởng Quốc Pḥng Indonesia, Purnomo Yusgiantoro, cho hay, nghi can khủng bố cần truy bắt hàng đầu của nước ông là Umar Patek, đă từng đến Abbottabad để gặp Osama bin Laden, trước khi bị bắt tại đây hồi đầu năm. Patek bị thương trong cuộc đột kích của t́nh báo Pakistan vào một căn nhà ở Abbottabad vào ngày 25 Tháng Giêng, mà tin bị bắt này măi đến Tháng Ba mới được tiết lộ.
Một viên chức chống khủng bố cao cấp của Hoa Kỳ nói, việc bắt giữ Patek ở Abbottabad “gần như hoàn toàn chỉ do t́nh cờ,” không có dấu hiệu nào cho thấy Patek có gặp bin Laden ở đây cả.
Người Da Đỏ nổi giận về ám danh “Genorimo”
Genorimo là một chiến binh huyền thoại của bộ lạc da đỏ Apache, người có biệt tài di chuyển mà không để lại dấu chân, khiến ông lẩn tránh được hằng ngàn quân lính Mexico và Hoa Kỳ. Cũng thế, Osama bin Laden là người lẩn trốn không để bị bắt trong suốt thập niên qua.
Nhưng với người Da Đỏ, có một sự khác biệt quan trọng, đó là: Geronimo là một vị anh hùng, trong khi bin Laden là một trùm khủng bố.
Bởi vậy, đối với họ, quân đội Mỹ sử dụng tên của lănh tụ được tôn kính làm ám danh, muốn nói đến bin Laden, là điều gây kinh hăi, là một cái tát vào mặt, khiến tộc trưởng các bộ lạc Da Đỏ phải lập tức lên tiếng bất đồng, dấy lên nhiều ư kiến giận dữ trong các trang mạng xă hội, và một lá thư do tộc trưởng của bộ lạc của Geronimo gửi đến Tổng Thống Obama yêu cầu phải xin lỗi.
Nhiều người Mỹ gốc Da Đỏ cũng nói rằng, tuy phẫn nộ nhưng họ không hề lấy làm ngạc nhiên. Theo họ, ám danh này chẳng qua chỉ là một sự sỉ nhục khác trong quá tŕnh lịch sử dài lâu, đầy sóng gió với chính quyền liên bang.
Leon Curley, một người thuộc bộ lạc Navajo và cũng là một cựu Thủy Quân Lục Chiến, nói: “Chúng tôi bị áp bức đă quá lâu, bây giờ có thêm ǵ nữa cũng chừng đó thôi. Khi nào chính quyền muốn làm ǵ th́ họ cứ việc làm. Tên gọi sẽ sờ sờ ra đó măi măi nhưng khi nghĩ lại, đó là một sự sỉ nhục.”
Ṭa Bạch Ốc chuyển những thắc mắc khiếu nại qua cho Bộ Quốc Pḥng, nơi xác định không hề có ư bất kính ǵ đối với người gốc Da Đỏ cả.
Quân đội Mỹ từ lâu có truyền thống đặt tên cho các vũ khí và trực thăng theo tên những bộ lạc Da Đỏ, tộc trưởng,... một chính sách đă trở thành chính thức trong quân đội từ năm 1969, “như là một cách để vinh danh chiến binh trong di sản văn hóa của Mỹ.”
(TP)
Triệu Phong/Người Việt (tổng hợp)