Trịnh Hội: Chuyện bên lề
Ở đây tôi muốn nhắc đến chuyện xử án tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ ở Việt Nam trong tuần vừa qua. Nhưng không phải là chuyện ông bị quan ṭa Nguyễn Hữu Chính phớt lờ luật pháp, xử cho có xử. Hay là chuyện lần đầu tiên mức độ vi phạm luật lệ của chính ṭa án tệ hại đến độ cả 4 luật sư bào chữa đều phải…ngưng thôi không làm luật sư nữa. V́ có tiếp tục làm thêm th́ cũng chẳng bào chữa được ǵ cho thân chủ. Không chừng c̣n bị cho là đă làm cho mọi người nghĩ rằng các tŕnh tự đă xảy ra rất ư là b́nh thường. Mặc dù sau khi căi xong, thân chủ vẫn bị cho vào tù, bất kể bằng chứng hay bằng cấp của ḿnh như thế nào!
Vậy mới có chuyện để nói. Nhưng chuyện bên lề mà tôi muốn nói ở đây là những chuyện bên lề…trái. Như việc luật sư Lê Quốc Quân hay bác sĩ Phạm Hồng Sơn chỉ v́ muốn đi tham dự phiên xử mà bị bắt, bị đánh đập. Hay chuyện tất cả các phóng viên báo chí tham dự đều không được sử dụng máy tính, máy ảnh, v.v… ngoại trừ phóng viên nhà nước của đài VTV.
Đấy là họ chỉ được cho vào pḥng bên cạnh xem TV thôi đấy. Và phiên xử được thông báo là công khai.
Mặc dù tất cả các đoạn đường dẫn đến ṭa án hôm diễn ra phiên xử “công khai” đều bị chặn kín mít!
Và muốn vào được pḥng xử bạn phải có thiệp mời. Ngay cả khi bạn là thân nhân trong gia đ́nh. Hoặc bạn bè thân thiết.
Thật tôi chẳng hiểu tính từ “công khai” ở đây nên được hiểu như thế nào?
Tôi biết là trong hoàn cảnh hiện tại hỏi ra câu này rơ là tôi có hơi ngớ ngẩn nhưng làm sao mà họ có thể thông cáo là “công khai”, trong khi đó tất cả những bằng chứng trên cho thấy là phiên xử đă hoàn toàn không công khai theo như lời thông báo? Nếu như họ thật không muốn xử công khai, chỉ muốn làm theo ư họ bất kể luật pháp th́ ra thông cáo làm ǵ cho nhọc xác? Để sau này c̣n bị chúng chửi. Hoặc những thằng viết chuyện bên lề như tôi bất b́nh viết blog gửi bạn đọc cho đỡ…tức.
Đôi khi tôi thấy tôi rất dại. Nhưng h́nh như thỉnh thoảng tôi lại thấy có người c̣n dại hơn tôi.
Như lời của bà Nguyễn Phương Nga, phát ngôn viên của nhà nước Việt Nam, vừa tuyên bố là quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam được “quy định rơ trong Hiến Pháp và pháp luật và được đảm bảo trên thực tế”.
Trời! Có thiệt không đây? Đây không những là một câu tuyên bố láo khoét, thêm một cái tát nữa vào mặt của một người vừa bị xử 7 năm tù chỉ v́ ông dám thực hiện quyền tự do ngôn luận của ḿnh, mà hơn thế nữa bất kỳ một người có học nào, bất kỳ một người nào có chút ít hiểu biết về xă hội Việt Nam cũng đều không thể nào mở miệng tự cho ḿnh nói một câu như thế. Bất kể v́ lư do ǵ: phải nói vậy mới được yên thân. Hay phải nói vậy mới có tiền nuôi cho con ăn học.
Tôi đă từng có lần gặp bà Phương Nga ở ngoài đời, nói thẳng ra là gặp ở trường Đại Học Oxford lúc bà tháp tùng ông Đại Sứ Anh ở Việt Nam thời đó, Mark Kent, đến tṛ chuyện cùng đám sinh viên, cựu sinh viên Việt Nam ở trường như tôi. Bà là người vẫn c̣n khá trẻ, có những cử chỉ nhẹ nhàng, từ tốn và dĩ nhiên tôi đoán là một người có học thức cao, nói tiếng Anh lưu loát.
Nhưng kể từ khi tôi nghe chính lời bà tuyên bố những câu quá trơ trẽn th́ tất cả những t́nh cảm thiện chí của tôi dành cho bà lúc ban đầu bỗng nhiên biến mất. V́ tôi nghĩ, đồng ư là ai cũng phải t́m việc làm, phải tự lo cho ḿnh, cho gia đ́nh, cho con cái. Nhưng điều đó không có nghĩa là ḿnh phải làm những việc, phải nói những lời trái với lương tâm của ḿnh. Và trực tiếp làm tổn hại đến danh dự, cuộc sống của những người chung quanh ḿnh. Nếu chỉ v́ tiền, tôi tin rằng một người có khả năng và bằng cấp như bà hoàn toàn có thể t́m được một việc làm tốt hơn cho một công ty ngoại quốc ở Việt Nam.
V́ như lời của mục sư truyền giáo người Đức nổi tiếng, Dietrich Bonhoeffer, để lại trước khi ông bị Phát xít Đức hành quyết: “Silence in the face of evil is itself evil: God will not hold us guiltless. Not to speak is to speak. Not to act is to act”. Im lặng là tội ác khi tội ác đang xảy ra: chúng ta sẽ không được tha thứ. Không lên tiếng có nghĩa là bạn đă lên tiếng. Không hành động có nghĩa là bạn đă hành động’.
Không những ông thẩm phán Nguyễn Hữu Chính hay bà Nguyễn Phương Nga đă có những lời tuyên bố chính thức không thành thật mà hơn thế nữa họ đă và đang đóng một vai tṛ quan trọng trong việc cùng nhau thực hiện những việc làm phạm pháp, bất nhẫn.
Cách đây khoảng mười năm trong một dịp t́nh cờ tôi đă được gặp và tṛ chuyện với Tướng Trần Độ ở Sài G̣n. Lúc ấy ông đă bị khai trừ ra khỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam v́ những lời tuyên bố thẳng thừng của ông. Tôi c̣n nhớ đêm hôm ấy trời mưa tầm tă bên ngoài và tôi ngồi nói chuyện đến khuya với ông về tất tần tật những ǵ mà tôi thích t́m hiểu. Về ông, về thời kháng chiến chống Pháp và về cả những ǵ ông cảm thấy mất mát sau cả một đời tranh đấu cho dân tộc.
Ông đă rất vui vẻ, kiên nhẫn trả lời. Nhưng lời nói mà tôi nhớ nhất mỗi khi nghĩ về ông đó là ông bảo: “Tôi đă bỏ ra trên 50 năm để đánh đuổi thực dân, dành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Nhưng sau hơn 50 năm tôi mới nhận thức ra được rằng cái thể chế mà tôi giúp tạo dựng lên nó c̣n tệ hơn chế độ thực dân của 60 năm trước”.
Tôi nghĩ vào một ngày nào đó, chỉ cần khoảng 20 năm thôi, tôi sẽ có dịp gặp lại bà Phương Nga để hỏi câu này.
VOA
|