Diễn biến phức tạp, sự tàn phá do không kích và xung đột nhiều ngày liền không chỉ khiến Libya bị tổn hại nghiêm trọng, mà c̣n làm cho cả châu Phi “đứt từng khúc ruột”.
Khi nhiều nước lần lượt cho biết sẽ phong tỏa tiền của Libya, nhà kinh tế học Emmanuel thuộc Ngân hàng Phát triển Châu Phi lại cho biết sẽ không hùa theo hành động này. Ông nói: “Libya là một trong những nhà đầu tư quan trọng nhất của Ngân hàng Phát triển Châu Phi”.
Báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Phi cho thấy tiền gửi của Libya tại ngân hàng này là 260 triệu euro. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng, t́nh h́nh căng thẳng tại Libya nhất định ảnh hưởng xấu đến châu Phi, đặc biệt là kinh tế khu vực phía nam lục địa đen.
"Vua của các vua ở châu Phi" ra tay hào phóng
Những năm gần đây, dốc sức xây dựng “Hợp chủng quốc Châu Phi”, chính phủ Libya do Gaddafi đứng đầu đă đầu tư lớn vào các nước châu Phi. Nguồn dầu mỏ giàu có đă giúp Libya kéo dài kênh viện trợ kinh tế từ sa mạc Sahara rộng lớn đến các khu vực phía nam Châu Phi.
Năm 2009, Gaddafi - tự xưng là “vua của các vua tại Châu Phi”, đă tăng cường hơn nữa các hoạt động đầu tư vào kinh tế châu Phi.
Dựa vào tiềm lực kinh tế, Gaddafi tự coi ḿnh là "Vua của các vua ở châu Phi"
Hiện nay, chính phủ Libya ít nhất có dự án đầu tư tại 25 nước châu Phi, với tổng vốn đầu tư khoảng 6 tỉ euro, liên quan đến trường học, khách sạn, nhà máy, kho dầu,… khu vực đầu tư từ các nước Chad, Mali ở phía Bắc đến Zambia ở phía đông, cho đến Kenya và Nam Phi ở phía nam.
Ngân hàng Trung ương Libya giúp đỡ Mauritania sửa chữa, xây dựng bệnh viện và trường đại học, chỉ riêng nước này đă nợ Libya hơn 200 triệu USD. Ngân hàng đầu tư Libya, Arab và Châu Phi có khách sạn lớn nhất châu Phi tại Congo (Brazzaville); trong khi Quỹ đầu tư Châu Phi thuộc Bộ Đầu tư Libya c̣n giúp đỡ Congo (Brazzaville) sửa chữa và xây dựng đường cao tốc, bệnh viện. Tại Gambia, đầu tư của Libya lại tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp. Burkina Faso ở phía tây châu Phi cũng thu lợi rất nhiều từ dự án viện trợ của Libya, đặc biệt trong việc mở rộng cơ sở hạ tầng, bệnh viện,… tại địa phương.
Gaddafi từng cho biết, năm nay sẽ đầu tư 9,7 tỉ USD vào châu Phi, 6,5 tỉ USD vào Quỹ đầu tư châu Phi để “giúp đỡ lục địa đen thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế vào phương Tây”. Quỹ đầu tư châu Phi chiếm vị trí chủ đạo trong thị trường viễn thông của Zambia, Uganda, Niger và Côte d'Ivoire. Thị trường di động Uganda với 2/3 các công ty viễn thông bị Libya khống chế.
Khách sạn đế vương Lake Victoria
Ngoài ngành viễn thông, Libya c̣n có các công ty trị giá hàng trăm triệu euro tại Uganda, bao gồm Công ty Bất động sản nhà đất quốc gia, Khách sạn Lake Victoria, Công ty Công tŕnh dầu mỏ tại Chatham phía đông châu Phi,… Quỹ đầu tư Châu Phi c̣n là cổ đông chính của Hăng hàng không Pan-African, với tuyến bay “phủ sóng” cả nhiều nước nghèo tại châu Phi như Burkina Faso, Cameroon, Trung Phi,…
Khủng hoảng đang trở thành gánh nặng
Hiện nay, rất nhiều dự án viện trợ của các nước Châu Phi vẫn đang đợi vốn từ Libya, nhưng do bị Liên Hợp Quốc trừng phạt, những khoản đầu tư và viện trợ này đă bị phong tỏa. Về vấn đề này, Chủ nhiệm Viện Nghiên cứu châu Phi đại học Leipzig (Đức), ông Helmut cho biết, sau này có lẽ rất khó hi vọng Libya đem tiền đầu tư vào những dự án này.
Quỹ viện trợ đến từ Libya bất ngờ đứt đoạn có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kinh tế và cuộc sống người dân của các nước Châu Phi. Cựu lănh đạo phe đối lập Burkina Faso, ông Diallo cho rằng, “hiện nay khủng hoảng của Libya đang trở thành gánh nặng”. Tuy nhiên, ông đồng thời cho biết: “Libya không chỉ đầu tư vào Burkina Faso mà c̣n đầu tư vào nhiều nước châu Phi khác, chúng tôi rất cảm ơn”.
Đương nhiên, các nước Châu Phi không muốn cắt đứt quan hệ kinh tế đứt đoạn với Libya. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Uganda, ông Henry Okello Oryem cho biết: “Mặc dù một số nước và tổ chức đă phong tỏa tiền của Libya nhưng các nước châu Phi vẫn duy tŕ quan hệ kinh tế với Libya”.
Ảnh hưởng đến sự hồi phục của kinh tế Nam Phi.
Sáng ngày 6/4, giá xăng tại Nam Phi một lần nữa tăng lên, đây đă là lần tăng giá xăng thứ tư trong năm tại Nam Phi. T́nh h́nh bất ổn tại Libya rơ ràng đă có ảnh hưởng trực tiếp đối với giá xăng của nền kinh tế lớn nhất châu Phi. Người dân Nam Phi cho biết: “Giá xăng tăng cao như thế này là không thể chấp nhận được”.
Một biếm họa về lần tăng giá xăng thứ tư trong năm tại Nam Phi
Sau khi Nam Phi tăng giá xăng vào đầu tháng 3, một số công ty xe buưt đă tăng giá vé. Công nhân Lage Suo tại trạm nhiên liệu Johannesburg cho biết, quăng đường anh đi làm mỗi ngày khoảng 14 km, ngồi xe buưt nhỏ mất 7 ran (tương đương với 1 USD), nhưng sau khi giá xăng tăng lên, vé xe buưt cũng tăng lên 9 ran. Ủy ban Hiệp hội Taxi Western Cape Nam Phi gần đây cũng cho biết, họ không thể không tăng mức thu phí.
Hiện Nam Phi vừa mới thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng tiền tệ, mức tiêu dùng có chút hồi phục hồi, nhưng giá xăng tăng cao dẫn đến tăng phí sinh hoạt của người dân nhất định tạo áp lực đến tiêu dùng, không có lợi cho sự hồi phục kinh tế. Các nhà kinh tế học dự tính, giá xăng tăng 10% sẽ dẫn đến GDP của Nam Phi giảm 0,5%.
Sáng Nguyễn (theo Sina)