Theo Đô đốc Robert Willard, tư lệnh Mỹ tại Thái B́nh Dương, trong những tháng gần đây, hải quân Trung Quốc đă giảm bớt các hành động hung hăng tại vùng Thái B́nh Dương so với năm 2010. Giải thích về điều này, người chỉ huy lực lượng Mỹ nêu lên hai nguyên nhân, trong đó có phản ứng cứng rắn của Hoa Kỳ trước các hành động quá trớn của Bắc Kinh.
Đô đốc Robert Willard (trái) trên chiến hạm USS Blue Ridge (U.S. Navy photo)
Trong cuộc điều trần tại Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ vào hôm qua, 12/04/2011, đô đốc Willard đă nhận xét như sau : "Hiện hải quân Trung Quốc đă có lùi bước đôi chút. Do vậy, mặc dù một số tàu của chúng ta (hải quân Mỹ) tiếp tục bị họ bám theo khi hoạt động tại một số vùng biển, chúng ta không c̣n chứng kiến một mức độ quyết đoán như vào năm 2010".
Theo ông Willard, Trung Quốc đă tỏ thái độ ḥa hoăn hơn sau những "tuyên bố rất mạnh mẽ" của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Bộ trưởng Quốc pḥng Robert Gates về hành động của Bắc Kinh trong khu vực. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama đă cho rằng Hải quân Mỹ và các nước khác có quyền hoạt động trong vùng Biển Đông căn cứ theo luật pháp quốc tế, bất chấp lời khẳng định của Bắc Kinh về "vùng đặc quyền kinh tế" thuộc quyền của Trung Quốc.
Vào năm ngoái (2010), phản ứng cứng rắn của Hoa Kỳ đối với các hành động quyết đoán của Trung Quốc tại vùng Biển Đông đă được nhiều nước châu Á tán đồng và khiến Bắc Kinh hết sức bực tức. Biểu hiện cụ thể nhất của phản ứng mạnh mẽ này là tuyên bố của bà Clinton ngay tại Diễn đàn An Ninh Khu vực ASEAN ARF vào tháng 7/2010, được hơn 10 nước trong đó có Việt Nam ủng hộ, và đă khiến cho ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Tŕ mất b́nh tĩnh.
Ngoài nguyên nhân kể trên, tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái B́nh Dương c̣n nêu lên một lư do khác có thể là đă khiến Trung Quốc ḥa hoăn hơn. Đó là sự kiện Washington và Bắc Kinh đă nối lại được quan hệ quân sự sau một thời gian gián đoạn do việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan. Đô đốc Willard đă tỏ ư hy vọng là quan hệ Mỹ - Trung có thể tiến bước trong lănh vực đó.
Tuy vậy, ông Willard cũng không quá lạc quan về Trung Quốc. Ông không một chút nghi ngờ là mục tiêu của Trung Quốc "tăng cường thế lực trên vùng biển, đặc biệt là trong các khu vực mà họ tranh chấp với nước khác trong cả hai vùng biển phía nam và phía đông Trung Quốc."
Trung Quốc từng tuyên bố quyền khai thác khoáng sản chung quanh quần đảo Trường Sa tại Biển Đông, đồng thời cho rằng lực lượng hải quân nước ngoài không có quyền đi qua khu vực nêu không được phép của Bắc Kinh. Vào tháng 9 năm ngoái, Nhật Bản và Trung Quốc c̣n đọ sức với nhau v́ tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Senkaku / Điếu Ngư.
theo rfi