R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
|
Người lưu giữ vơ học đất thiêng Yên Thế
Bắc Giang là mảnh đất lịch sử về vơ thuật là "phên dậu" che chắn cho kinh thành Thăng Long. Nơi đây sản sinh ra nhiều nhân tài có công giúp nước như: Thân Thiệu Thái, Thân Cảnh Phúc (Triều Lư); Thân Công Tài, Trần Đ́nh Ngọc (Triều Lê). Đặc biệt trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế, người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám cùng những nghĩa quân đă làm cho thực dân Pháp và tay sai nhiều phen khiếp đảm, khốn đốn. Sau khi Hoàng Hoa Thám mất, tưởng rằng vơ công Yên Thế sẽ mất đi nhưng nhiều năm qua, vẫn c̣n một người ngày đêm truyền vơ cho các thế hệ sau, ông là vơ sư Nguyễn Trường Sinh (ảnh bên).
Nặng ḷng với vơ học Yên Thế
Về thăm xă Phồn Xương - đại bản doanh của nghĩa quân Yên Thế năm xưa vào những ngày lễ hội chào mừng 125 năm khởi nghĩa Yên Thế. Chúng tôi được mục sở thị những trận đấu rất kịch tính giữa các học tṛ vơ thuật Yên Thế. Những tiếng vỗ tay, những câu khen ngợi không dứt khi những chiêu thức đẹp mắt được phô diễn.
Chúng tôi được tiếp chuyện với thầy Sinh lúc thầy đang chăm chú xem học tṛ ḿnh thi đấu. Thầy Sinh kể: "Tôi sinh ra trong gia đ́nh có nhiều đời học vơ, kế thừa tinh hoa của bố và ông nội. Hơn nữa, mảnh đất Yên Thế nơi tôi sinh ra là mảnh đất "địa linh, nhân kiệt". Chính v́ thế, từ nhỏ, "máu" vơ đă nhiễm vào người tôi". Năm 8 tuổi, thầy Sinh theo cha học vơ. Từ năm 1976 thầy là người theo đuổi môn điền kinh. Năm 1980, thầy Nguyễn Trường Sinh đi bộ đội, sống trong quân ngũ, lại là dân vơ nên thầy đă 3 năm liền đạt giải nhất môn điền kinh trong quân khu I. Năm 1984, rời quân ngũ, thầy trở về quê và tiếp tục sự nghiệp học vơ của cha ḿnh. Trong nhiều năm, thầy Sinh bôn ba các tỉnh như Cao Bằng, Lạng Sơn để t́m ṭi những môn vơ của cha ông để lại, làm tăng thêm những đ̣n đánh cho vơ cổ truyền của quê hương. Sau nhiều năm "tầm sư học vơ", thầy về làm việc tại pḥng Văn hóa thể thao huyện Yên Thế cho tới hiện nay.
Thầy cho biết: "Trước những năm 90 của thế kỷ trước, chưa có các câu lạc bộ, ḷ luyện vơ như ngày nay. Sau này, tôi đă mạnh dạn đề xuất với UBND huyện Yên Thế và tỉnh Bắc Giang xin thành lập trung tâm dạy vơ ngay tại nhà".
Ảnh luyện vơ của vơ sư Sinh (người bên trái) được chụp vào những năm 90.
Có công mài sắt...
Kể từ khi trung tâm học vơ Hoàng Hoa Thám do thầy Sinh thành lập và đi vào hoạt động, vơ thuật cổ truyền Bắc Giang được cả nước biết đến qua các giải thưởng tại các cuộc thi. Nhiều học tṛ của trung tâm vơ thuật Hoàng Hoa Thám đă đạt thành tích cao.
Năm 2002, lần đầu tiên, thầy tṛ vơ sư Nguyễn Trường Sinh tham gia giải đấu quốc gia tại Quảng Ngăi. Vơ sư Sinh cho biết đây là ư tưởng táo bạo nhưng theo ông, học vơ chỉ phục vụ cho những giải đấu trong tỉnh th́ không phát huy được hết khả năng của ḿnh. Trời không phụ ḷng người, năm đó học tṛ Thân Văn Huy đă đưa về cho trung tâm tấm huy chương Đồng đầu tiên của giải đấu lớn. Được biết, hiện anh Huy đang dạy thể dục ở một trường THPT ở huyện Yên Thế và là trợ lư đắc lực của thầy Sinh.
Không dừng lại ở đó, năm 2007, học tṛ thầy tham gia giải vơ thuật Bảo Long được tổ chức tại Hà Tây (cũ). Tại hội vơ này, ḷ luyện vơ Hoàng Hoa Thám đă đoạt 1 huy chương Vàng, 2 huy chương Bạc. Năm 2008, học tṛ Nguyễn Văn Lộc lại đem vinh quang về cho vơ thuật Yên Thế khi giành được huy chương Vàng môn vơ Săn Đai tại giải thi đấu toàn quốc tổ chức tại Quy Nhơn.
Những thành công của các học tṛ thầy Nguyễn Trường Sinh đă đem lại tiếng vang cho ḷ luyện vơ nói riêng và vơ công Yên Thế nói chung. Nhiều học tṛ của trung tâm đă thành tài ở những phương trời khác nhau. Họ cũng đang từng ngày truyền đạt cho thế hệ sau này những tinh túy nhất mà bản thân đă học được từ một người thầy giống như "ông tổ" thứ hai của vơ thuật cổ truyền Yên Thế ngày nay.
Thầy Sinh chia sẻ: "Những tấm huy chương trong nước không phải là mục đích cuối cùng của thầy tṛ chúng tôi. Sắp tới, chúng tôi sẽ tham gia vào các giải đấu lớn hơn nữa. Tôi tin rằng, với những tinh túy của vơ công Yên Thế, với sự cố gắng của thầy tṛ, chúng tôi sẽ làm được. Để làm được điều này, thầy tṛ chúng tôi đang từng ngày khổ luyện không ngại mệt mỏi để có thể t́m ra những chiêu thức mới, những thế đánh khác nhau".
Chia tay vơ sư Nguyễn Trường Sinh khi những học tṛ của thầy vẫn đang mải mê với những thế vơ cổ truyền. Chúng tôi cảm nhận được tinh thần đoàn kết và quyết tâm vượt xa hơn của ḷ vơ Hoàng Hoa Thám. Tạm biệt núi rừng Yên Thế, chúng tôi chúc cho những ước mơ lớn lao của những người con của vơ thuật nơi đây sẽ thành hiện thực.
Văn Chương - Xuân Lĩnh
ĐS&PL
|