Nhằm ép Mỹ bán vũ khí cho ḿnh chống lại sự răn đe từ Trung Quốc, có khả năng Đài Loan cố t́nh bắn trượt tên lửa và tung tin giả rằng Bắc Kinh có tên lửa mới rất mạnh.
Hỏa mù?
Cục trưởng Cục an ninh Đài Loan Tsai Teh-sheng hôm 16/3 thông báo một thông tin mà t́nh báo Mỹ cũng không biết: “Trung Quốc triển khai loại tên lửa mới, rất mạnh là Đông Phong 16 nhắm vào Đài Loan. Đây là tên lửa tầm xa và nó tăng sự đe dọa Đài Loan”.
Ông Tsai từ chối cung cấp thông tin chi tiết về kỹ thuật của tên lửa mới của Trung Quốc; cũng như số lượng tên lửa mà Trung Quốc triển khai nhưng khẳng định Đông Phong 16 là tên lửa mạnh nhất của Bắc Kinh từng nhắm vào Đài Bắc.
Đây là thông tin mới bởi trước đó, chỉ có tin Trung Quốc triển khai Đông Phong 11 và Đông Phong 15 nhằm sẵn sàng biến cơ sở hạ tầng Đài Loan thành “gạch vụn” nếu đảo này có ư định tuyên bố độc lập.
Đây là hai loại tên lửa có tầm bắn 500 – 700 km, mang đầu đạn 500 nên chúng không bắn tới được Okinawa và tất nhiên là Guam của Mỹ. Thậm chí, khi bay tới gần Đài Loan, nhiều tên lửa c̣n bị tên lửa pḥng không PAC-3 bắn hạ.
Nhiều chuyên gia quân sự Đài Loan dự đoán Trung Quốc hiện có hơn 1.600 tên lửa nhắm vào ḥn đảo này. Chúng chủ yếu được đặt ở Phúc Kiến và Giang Tây.
Do đó, nếu thực sự tồn tại Đông Phong 16 như lời ông Tsai th́ nó đủ sức vượt qua PAC-3 của Đài Loan; bởi PAC-3 chỉ đánh chặn được tên lửa mang một đầu đạn, không hạ nổi Đông Phong 16 (nếu nó có thể mang nhiều đầu đạn).
Thông báo của ông Tsai làm chính quyền Đài Loan chấn động bởi Đông Phong 16 (nếu có thực) sẽ là tên lửa mạnh nhất của Bắc Kinh từng nhắm vào Đài Bắc.
Chưa dừng lại, tới hôm qua, phát ngôn viên của không quân là Pan Kung-shiao thông báo, hai trong số bốn tên lửa Đài Loan bắn trượt mục tiêu trong cuộc diễn tập hồi đầu tuần.
Phát ngôn viên của không quân là Pan Kung-shiao thông báo: “Chúng tôi tiến hành đúng quy tŕnh do đó chúng tôi sẽ xem lại vấn đề cùng với phía Mỹ và Pháp, những nơi sản xuất tên lửa này”.
Hai tháng trước nữa, Đài Loan cũng diễn tập quân sự hồi tháng 1 và 6 trong tổng số 19 tên lửa được bắn ra không nhắm trúng mục tiêu hoặc không phát nổ. Khi đó, những thất bại này bị lănh đạo Đài Loan là Mă Anh Cửu chỉ trích gay gắt. Ông sau đó yêu cầu quân đội luyện tập nhiều hơn.
Trong bốn tên lửa vừa bắn thử có cả tên lửa Sparrow do Mỹ sản xuất và tên lửa Mica của Pháp. Vụ thử diễn ra tại miền Nam Đài Loan và được tiến hành trong bí mật.
Khổ nhục kế?
Hiện chưa rơ tại sao, bỗng dưng quân đội Đài Loan suy yếu thời gian qua và thông tin mà ông Tsai thông báo có độ chính xác tới đâu nhưng nhiều khả năng, nó không có thực, bị ngụy tạo hoặc chưa thành hiện thực bởi đây là lần đầu tiên thế giới nghe thấy tên Đông Phong 16 một cách chính thức và bản thân ông Tsai cũng không cung cấp được nhiều thông tin liên quan.
Hơn nữa, trước khi ông Tsai thông báo về Đông Phong 16, Đài Loan xuất hiện tin tin là Trung Quốc phát triển ít nhất hai loại tên lửa chiến thuật, trong đó có một loại có thể giống như Đông Phong 16 và mục tiêu sản xuất vẫn là Đài Loan.
Do đó, rất có khả năng ông Tsai chỉ "thổi phồng" vụ việc nhằm đạt được hai mục tiêu. Thứ nhất, Đài Loan coi việc phát hiện Trung Quốc có Đông Phong 16 là một thắng lợi t́nh báo, nhằm xoa dịu dư luận sau vụ Tướng Đài Loan La Hiền Triết bị phát giác làm gián điệm cho Trung Quốc hồi tháng 1 vừa qua.
Tướng La Hiền Triết của Đài Loan bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc Đại lục.
Mục tiêu thứ hai, theo nhà nghiên cứu Wendell Minnick, Đài Loan đang tung hỏa mù, có khả năng thổi phồng nguy cơ tên lửa Trung Quốc để Mỹ tăng cường bán vũ khí cho Đài Loan.
Ông Minnick cảnh báo, nếu thực sự đây là kế hoạch nhằm ép Mỹ bán thêm vũ khí cho Đài Loan, nó sẽ không hiệu quả bởi thông tin mà ông Tsai đưa ra quá ít, không đủ thuyết phục được các nhà phân tích quân sự ở Mỹ.
Mỹ cũng chưa biết ǵ về Đông Phong 16.
Ảnh minh họa.
Tương tự, Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Đài Loan-Mỹ Rupert Hammond-Chambers cho rằng, thông báo của ông Tsai chủ yếu là nhắc nhở Mỹ rằng, cán cân quân sự ở hai bờ eo biển ngày càng mất cân đối; chứ không đơn thuần là thông báo với các nhà lập pháp của Đài Loan rằng Trung Quốc ngày càng nguy hiểm.
Theo ông Rupert, hành động của Đài Loan là hợp lư và họ cần phải tiếp tục kêu gọi Mỹ bán vũ khí bởi chẳng có ǵ lạ khi Trung Quốc đang phát triển tên lửa đạn đạo dù quan hệ đôi bờ ngày càng nồng ấm.
Nhà phân tích của Viện nghiên cứu ḥa b́nh quốc tế Stockholm (SIPRI) là Oliver Bräuner nhận định: “Đài Loan vẫn là đối tượng quan trọng nhất của các nỗ lực hiện đại hóa, phát triển …vũ khí của Trung Quốc dù quan hệ đôi bờ phát triển”.
Nhà nghiên cứu Arthur Ding của ĐH Quốc gia Chengchi th́ cho rằng: “Do lo ngại phe đối lập là đảng Dân tiến sẽ quay lại nắm quyền và có thể tuyên bố thống nhất Đài Loan, Trung Quốc cần tiếp tục phát triển tên lửa”.
Tương tự, Bộ Quốc pḥng Mỹ cũng khẳng định là từ khi ông Mă Anh Cửu lên lănh đạo Đài Loan, quan hệ đôi bờ ấm hẳn lên nhưng Trung Quốc vẫn chưa loại trừ khả năng dùng quân đội thống nhất Đài Loan.
Quan hệ đôi bờ ấm lên nhưng Trung Quốc vẫn tăng cường vũ khí nhắm vào Đài Loan.
Do đó, Đài Loan rất tích cực vũ trang nhưng do "ngại" Trung Quốc, chẳng mấy nước dám bán cho Đài Loan thứ ǵ, ngay cả Mỹ cũng không phải ngoại lệ.
Trần Lâm (tổng hợp)
theo vtc