Khám phá máy bay Mỹ đầu tiên phơi xác tại Libya
Chiếc F-15E Strike Eagle của Mỹ hôm qua trở thành tổn thất đầu tiên của liên quân trong chiến dịch không kích Libya, khi đâm xuống một cánh đồng ở miền đông nước này và cháy rụi.
F-15E Strike Eagle được nhà sản xuất McDonnell Douglas (nay thuộc Boeing) mô tả là “chiến đấu cơ đa nhiệm siêu hạng thế hệ mới”. Chiếc đầu tiên được giao hàng cho quân đội Mỹ tháng 4/1988, được mệnh danh là Strike Eagle (đại bàng tấn công). Đây được coi như xương sống của lực lượng không quân Mỹ với 227 chiếc đang khai thác.
Một chiếc F-15E Strike Eagle tham chiến tại Afghanistan năm 2008. Ảnh: Airforce
Tính năng cơ bản của F-15E là tiêm kích tầm xa tốc độ cao, nhưng nhờ hệ thống tác chiến điện tử tối tân nó có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ chiến đấu như không đối đất hay không đối không trên mọi độ cao, cả ngày lẫn đêm và trong mọi điều kiện thời tiết.
Ḍng máy bay này nổi tiếng qua hai sự kiện quân sự quy mô lớn của Mỹ là Chiến dịch Băo táp sa mạc trong cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991 và chiến dịch ném bom của NATO trong cuộc chiến Kosovo năm 1999.
Tốc độ tối đa của loại chiến đấu cơ này bằng hai lần tốc độ âm thanh và nó được trang bị hệ thống điện tử cảnh báo mối đe dọa, để phát hiện trước mối nguy hiểm tiềm tàng từ đối phương. F-15E được thiết kế chuyên tấn công các mục tiêu có giá trị cao nằm sâu trong lănh thổ đối phương, tuần tra chiến đấu và hỗ trợ cho lực lượng bộ binh.
Chương tŕnh chế tạo F-15E nhen nhóm từ tháng 3/1981 nhằm thay thế cho ḍng máy bay F-111, với ư tưởng tạo ra một kiểu chiến đấu cơ có thể can thiệp sâu trong lănh thổ đối phương mà không cần máy bay hộ tống hay chiến thuật gây nhiễu radar. Để tăng tầm bay, F-15E gắn thêm hai thùng nhiên liệu áp dưới thân, tạo ra ít lực cản hơn so với loại thùng đeo dưới cánh thông thường.
Mỗi chiếc F-15E có hai chỗ ngồi, gồm phi công lái phía trước và phi công vận hành hệ thống vũ khí phía sau. Thiết kế phần ghế sau của loại máy bay này khá đặc biệt, nơi phi công vừa chịu trách nhiệm theo dơi hệ thống tác chiến điện tử, lựa chọn mục tiêu, phụ trách dẫn đường, vừa có thể chuyển sang chế độ lái máy bay khi cần thiết.
Ḍng máy bay này sử dụng hai động cơ Pratt & Whitney, có chiều dài tổng cộng gần 20 mét, sải cánh 13 mét, cao 5,6 mét và trọng lượng cất cánh cực đại đạt 36 tấn. Tốc độ máy bay cao nhất đạt 2,54 Mach (2.698 km/h), trần bay 18.300 mét và tầm bay tối đa là 3.900 km.
Xác chiếc F-15E Strike Eagle của Mỹ rơi xuống miền đông Libya. Ảnh: AP
F-15E được trang bị khối lượng lớn vũ khí gồm pháo 20 li, các loại tên lửa không đối không và không đối đất, cùng nhiều loại bom phá boongke. Theo tính toán của quân đội Mỹ, ḍng phi cơ này có thể khai thác đến ít nhất năm 2035. Kể từ năm 2001, F-15E gần như “độc quyền” trong các chiến dịch hiệp đồng tác chiến giữa lực lượng không quân và bộ binh của Mỹ.
Tổn thất gần đây nhất của F-15E Strike Eagle xảy ra tháng 7/2009, khi hai phi công Mỹ thiệt mạng do một chiếc đâm xuống đất do lỗi kỹ thuật. Ngoài Mỹ, không quân một số nước khác cũng được trang bị F-15E với các phiên bản khác nhau như Singapore, Hàn Quốc, Ảrập Xêút và Israel.
Đ́nh Nguyễn
Theo vnexpress