Chỉ Hà Nội mới có - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Others (Closed Forums) > Archive - Old News 2006-2011 (closed)

 
 
Thread Tools
Old 03-18-2011   #1
vuitoichat
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
Join Date: Jan 2008
Posts: 142,579
Thanks: 11
Thanked 13,285 Times in 10,607 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 1 Thread(s)
Quoted: 42 Post(s)
Rep Power: 177
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10vuitoichat Reputation Uy Tín Level 10
Default Chỉ Hà Nội mới có

Ô hô, ai tai! Văn minh Thủ đô

C̣n đang sống ở Việt Nam, tôi đă nghe nói nhiều đến nền văn minh, văn hóa của Thủ đô Hà Nội. Thành phố đang mở rộng để ph́nh ra to nhất nước, đang ráo riết “quy hoạch” để đẹp nhất nước, xứng đáng là trung tâm văn hóa – chính trị, kinh tế lớn nhất nước và ôm giấc mơ lớn nhất cả Đông Nam Á này
.


Bà chủ quán bún ngan trên phố Trần Hưng Đạo, tay bán, miệng leo lẻo mắng người làm.

Nhưng rồi qua bao nhiêu năm, kể từ khi khôn lớn, rời bỏ miền Bắc ra đi, tôi rất ít khi trở lại Hà Nội. Có một hai lần đi qua, ghé vào thủ đô như một trạm dừng chân trong ngôi phố cổ rồi lại thản nhiên trở lại Sài G̣n. Không có dịp đi sâu ở lâu để "khám phá" nền văn minh Hà Nội, chưa được thưởng thức "ẩm thực" tinh tế nổi tiếng Hà Nội, chưa có th́ giờ dạo chơi ngắm lại những danh lam thắng cảnh xưa. Chỉ có một buổi sáng ngồi trong nhà thủy tạ ăn sáng, ngắm mặt nước Hồ Gươm xanh biếc sau dàn liễu rủ.Hơn thế, từ xa xưa Hà Nội vốn nổi tiếng là mảnh đất “kinh kỳ ngàn năm văn hiến”, người Hà Nội thanh lịch dịu dàng. Chẳng thế mà trăm năm trước, người Hà Nội vẫn tự hào với câu :”Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An".

Vậy trăm năm sau nó phải "văn hiến" hơn chứ. Tôi cũng mong có được ḷng tự hào về mảnh đất thủ đô của ông cha ta để lại tiếng thơm cho con cháu.


Áo dài trên phố của cô gái Hà Nội xưa

Người "Hà Nội thực thụ" c̣n lại rất ít

Tuy nhiên, dù vậy trong giao tiếp hàng ngày, tôi cũng đă từng được nghe giọng nói Hà Nội ngày nay, khác với ngày xưa rất nhiều. Ngay cả trên các đài truyền thanh truyền h́nh và trong những cuốn phim, tiếng nói Hà Nội cũng đă khác xa. Lư do cũng dễ hiểu, bởi những người dân “thực thụ Hà Nội” đă cao chạy xa bay từ nửa thế kỷ rồi, số “thực thụ Hà Nội” c̣n ở lại rất ít. Những người đến Hà Nội sinh sống sau này hầu hết từ khắp các vùng nông thôn và trước hết là những người có công với "kháng chiến", có địa vị "nhà nước" được đưa về thủ đô "công tác" rồi kéo cả nhà, họ hàng về "ăn theo" nghiễm nhiên trở thành dân Hà Nội". Và cứ thế phát triển dần, phát triển thoải mái, du nhập đủ thứ thói quen, kể cả những thói hư tật xấu, phong cách ô hợp, chẳng ai buồn để ư tới, chẳng ai coi đó là chướng tai gai mắt. Ngược lại, có khi c̣n thấy … thú vị, nên nó phát huy tối đa những góc cạnh "lạ lùng quái đản". Thói hư dễ bắt chước, tính tốt khó làm quen là tâm lư thông thường.

Có một số người từ Hà Nội vào Sài G̣n sinh sống đă có thể tạm thời “ḥa nhịp” với giọng nói Sài G̣n. Nhưng vẫn c̣n một số người mới vào Nam sinh sống và cả một số vào đă lâu nhưng vẫn giữ măi giọng nói "đặc biệt" của miền Bắc, không thay đổi được. Cho nên người miền Nam thường có thể đoán ra ngay “Bắc Kỳ 75” hay “Bắc Kỳ 54”. Họ hàng nhà tôi cũng vậy. Cho nên tôi không cho đó là tốt hay xấu, hay hoặc dở. Tôi chỉ nói đến sự khác biệt mà thôi. Ngay cả cách dùng từ ngữ cũng khác. “Điện cho tôi nhé” chẳng biết điện thoại hay điện thư (e mail) hay điện tín. Vất vả lắm th́ nói "vất lắm". Liên lạc với nhau th́ nói "liên hệ", đề pḥng th́ nói "cảnh giác", bảo đảm th́ đảo ngược thành "đảm bảo"… Có hàng trăm kiểu nói như thế, nghe qua biết liền. Có lẽ cần phải có một cuốn từ điển Việt Nam mới để mọi người VN cùng dùng chung và hiểu nhau hơn.

Chỉ Hà Nội mới có

Hàng Quẩy chửi Hà Nội

Những cái hay, cái đẹp của Hà Nội, báo chí ở VN đă nói đến nhiều rồi, tôi cũng được nghe không thiếu. Cả cái dở, cái xấu cũng khá nhiều. Đó là chuyện tự nhiên của một thành phố lớn. Ở đâu chẳng vậy.

Nhưng có một thứ mà chỉ Hà Nội mới có, đó là chuyện ẩm thực với "bún quát, phở đuổi, cháo chửi". Chuyện này tôi nghe từ lâu đă thấy kinh ngạc lắm rồi. Không ngờ đi ăn bún th́ bị quát, đi ăn phở th́ bị đuổi, đi ăn cháo th́ bị chửi. Các bạn đă thấy, đă nghe ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, kể cả ở những nước lạc hậu nhất, có chuyện này chưa?

Ấy thế mà bây giờ lại c̣n có chuyện "động trời" hơn. Nghe qua cứ tưởng là chuyện bịa, bịa trắng trợn, bịa láo lếu. Làm ǵ trên đời này lại có thứ chuyện quái đản đến như thế. Song tôi cũng rất tiếc rằng đây là chuyện có thật 100%. Nói có sách mách có chứng. Chỉ cần dẫn chứng một nguồn tin trên báo của một anh phóng viên ở ngay Hà Nội là đủ, không cần thêm mắm muối đă hoảng hồn rồi.

Đọc nguồn tin kia, tôi c̣n đang phân vân th́ lại nhận được cái "meo" của một người đẹp được mệnh danh là "Bà Phổi Ḅ Hồng O." từ Seattle, tuốt tận bên Huê Kỳ, gửi tới. Hồng O. cũng chẳng “b́nh loạn” ǵ thêm, chỉ gửi nguyên xi tin này “bố cáo” với bạn bè. Thế là quá đủ. Tôi đành phải viết bài này tường tŕnh cùng bạn đọc cho rơ ràng, kẻo sợ người biết người không, hoặc "tam sao thất bổn" cái thừa cái thiếu, mất đi tính xác thực, vốn là thứ quư nhất của nguồn tin.

Phong cách mới

Những phong cách "bún quát, phở đuổi, cháo chửi", như tôi đă nói ở trên, bây giờ đă thuộc về quá khứ. Không phải nó tàn lụi mà nó "phát triển lên một chiều cao mới", kinh hoàng hơn. Anh chàng phóng viên của Hà Nội gọi là "ác liệt" hơn. Có lẽ từ ngữ này cũng bị ảnh hưởng từ thời chiến tranh, thí dụ như B52 đánh phá ác liệt.Tôi c̣n nhớ hồi đó, đứng từ xa nh́n máy bay B52 đánh phá ác liệt như thế nào, song nghe qua những lời lẽ trong vài quán ăn được diễn tả, cũng có thể h́nh dung ra lời nói đó làm ù tai hoa mắt không kém ǵ nghe B52 giội bom giữa thời b́nh.

Không c̣n cách dùng từ nào khác nên tôi tạm gọi những cách hành xử sau đây là một “phong cách mới” vậy. Nếu bạn đọc nào có câu chữ hay hơn, xin vui ḷng góp ư để bà con cùng bàn luận cho vui chuyện "thiên hạ sự".

Hầu như một số rất lớn người Hà Nội, công tư chức, thuộc dạng trung lưu, tiểu thương có thói quen đi ăn sáng ở những hàng quán nổi tiếng dù nó nằm ở ngóc ngách nào. Ham rẻ th́ ít, ham ngon th́ nhiều. C̣n những "đại gia" th́ không ham ngon, ham rẻ mà lại ham "làm sang", chọn những quán nổi tiếng được trang trí như "bố thằng Tây" và điều kiện là phải chém đắt mới đúng là nơi đáng ăn. Cho dù lúc này đang là lúc suy thoái kinh tế trầm trọng, ai thắt lưng buộc bụng ở đâu không biết, các "đại gia" vẫn không từ bỏ thói quen đă làm nên tính cách đại gia của ḿnh.

Ở Sài G̣n và các thành phố lớn cũng thế thôi, nhưng mỗi cửa hàng có một phong cách phục vụ khác nhau. Ở đây tôi đi vào cụ thể, một số hàng quán ở đất Thủ đô ngàn năm văn vật hiện nay (Nếu viết phóng sự hồi xưa, tôi không ngần ngại diễn tả rằng "Hà Nội ngay bây giờ, liền tút suỵt". Lối đó hơi xưa rồi nên tôi không xài nữa, cho vào viện bảo tàng chữ nghĩa).

"Miệng nhai, tai nghe chửi"

Xin nói ngay, đó là tiêu đề của anh chàng phóng viên sống ở Hà Nội, chứ không phải của tôi. Thực khách đă quá quen với lối vừa ăn vừa nghe chửi này rồi nên cứ tỉnh như ruồi, ăn uống x́ xụp ngon lành. Ngay từ khi khách chưa bước chân vào cửa hàng, đă có thể nhận ngay một lời chào đầy t́nh cảm chua ḷe của chính chủ nhân.

Tại quán bún canh dọc mùng nổi tiếng thơm ngon với món lưỡi, sườn, gị heo chấm x́ dầu, hông chợ Ngô Sĩ Liên (Hà Nội), trưa ngày 15-02-2009 vừa qua, một khách mới dừng xe trước quán hỏi bà chủ:

- "Chị ơi, để xe ở đâu?".

Bà đốp ngay vào mặt:

- "Để lên nóc nhà này này!".

Bà chủ ngoài 50, ít khi ngớt tiếng léo nhéo chua loét. Một thực khách thích ăn rau sống, gọi rau đến lần thứ 3, bị bà chồm qua bàn bán hàng quát nạt:

- “Đây không có rau, tự trồng mà ăn!”.

Ấy thế mà khách không giận mới là lạ.

Một bà khách sau bữa trưa ngon miệng, biết tính bà chủ hay cáu gắt, chị lại gần bà chủ nhỏ nhẹ: “Chị gói cho em 1 cái lưỡi mang về nhà. Nhà em ít người, chị cho cái nho nhỏ thôi". Bà chủ quán ngồi cạnh nồi canh nghi ngút khói, mặt đỏ phừng phừng quắc mắt: "Đây không có hàng nho nhỏ! 60 ngh́n đổ đầu”. Chị khách bắt đầu sợ, đành phải gật đầu ngay. Nhưng bà hàng chưa hết cơn. Bà vừa gói hàng, múc nước chấm, vừa nguưt chị khách: "Đă muốn ăn ngon lại c̣n đ̣i rẻ!". Rồi cơn cáu giận dâng cao, bà móc cái lưỡi heo luộc ra khỏi túi nilon định đưa cho khách, song lại ném vào rổ: “Thôi không bán nữa đâu, về đi!”. Chị khách tím mặt lủi thủi ra về.

Ở một quán ăn khác, quán ḿ vằn thắn trên phố Trần Hưng Đạo, hai vợ chồng chị Chị Hồng Hạnh (ở Vĩnh Hồ, Hà Nội) kể, một lần chúng tôi đến ăn, chờ măi không thấy nhân viên đến hỏi, chồng chị ra tận quầy chủ quán gọi món ăn. 10 phút sau không thấy ai mang đồ ăn ra, hai vợ chồng ngại quán đông, đứng dậy ra về. Vừa ra khỏi cửa, đă nghe một giọng đàn ông chửi với theo: “Loại giẻ rách, có C. tiền mà ăn!".

Vợ chồng chị Hạnh ấm ức lắm, nhưng không dám phản ứng v́: Thứ nhất, không đáng phải đối phó với những loại người thô tục như thế này. Thứ hai, cái quán ăn nổi tiếng này chắc nó phải có "bảo kê", có bọn "mặt rằn" đứng sau, chính quyền ở đây chắc cũng không xa lạ ǵ với chủ quán. Thứ ba, chị thấy người ăn vẫn ṿng trong ṿng ngoài chầu chực để được "xin ăn ". Thôi th́ đành "nhắm mắt làm ngơ" vậy. Chị không hiểu tại sao giữa thành phố lớn, những người ra vẻ lịch sự như thế này mà vẫn có những người chấp nhận "tủi nhục" để được ăn. Họ quen với lối "xin cho" thời bao cấp rồi chăng?

Một kiểu vừa bán hàng vừa "chửi chó mắng mèo"

Khi bạn đến chơi nhà ai, thấy chủ nhà tiếp đăi bạn ân cần, nhưng trong khi đó vẫn cứ quát nạt chửi bởi, mắng nhiếc con cái, bạn đă thấy nhột lắm rồi. Trong cách xử thế, người ta gọi là kiểu "chửi chó mắng mèo" để gián tiếp đuổi khách.

Quán bún ngan trên đường Trần Hưng Đạo bà chủ quán áp dụng chiêu này để ra oai. Bà tỏ ra ngọt ngào với khách nhưng lẫn lộn trong sự ngọt như mía lùi ấy là những câu chửi thậm tệ đám "lâu la" bưng bê của cửa hàng: "Mày đi đâu mà giờ mới vác xác đến, ở nhà chôn bố mày à?".


Nhiều người thản nhiên ngồi ăn trên rác rưởi vây quanh

Th́ ra nạn nhân là cô giúp việc mới đang đứng chịu trận trước bà chủ và hàng chục thực khách đang tất bật nhai và… nhẫn nại nghe. Bà chủ quán thấy nhiều người ngẩng đầu ngó, như được khuyến khích (ở Hà Nội c̣n gọi là được động viên), tay làm hàm càng… chửi!.. Càng chửi càng hăng.

Ở hàng hủ tiếu nổi tiếng trong "ngơ ẩm thực" phố Hàng Chiếu, bà chủ hàng cũng phải chửi người giúp việc liên tục. Bà chửi rất du dương, xen lẫn lời mời với khách hàng khá êm đềm:

"Mày có rồ không mà cắt rau dài thế này?". Rồi quay sang phía một khách hàng trẻ, bà tiếp nối luôn: "Em không ăn rau sống, à". Rồi lại quay vào chửi người làm: "Cái con ngu vạ ngu vật kia, khách chờ ṿng trong ṿng ngoài mà cứ đứng như con chết rồi thế kia à?" Lại quay sang phía khách hàng bà "hát luôn": "Chưa đến lượt em, đợi tí, gái nhé!". Lại liên tục chửi: “”Xéo về quê mà hốc C.! Loại lười thối thây như mày chỉ tổ ngứa mắt tao!". Quay sang khách bà đổi giọng một chút: "Ngồi xuống đây em, chật chội tí, thông cảm nhá!"… Cứ thế liên tục bà vừa chửi vừa "hát" vừa bán hàng, không hề biết mệt.

Nhiều người khẳng định họ đều ít nhất 1 lần vừa ăn hàng vừa… được nghe chủ quán chửi người làm. Bà Lan (bán hàng lưu niệm) kể: Cuối tuần trước, cả nhà bà đến quán hải sản biển B.H trên phố Tô Hiến Thành. Bà chủ ở đấy đang quát tháo một nhân viên, thỉnh thoảng lại xỉa xỉa con dao về phía cậu người làm; cậu này th́ mặt lạnh tanh như không nghe thấy ǵ. Các cháu bà Lan ngồi cạnh sợ rúm ró trước lưỡi dao sắc lẻm thỉnh thoảng vung loang loáng trước mặt.

Trước những chủ quán mồm năm miệng mười, chửi người làm như hát hay, nhiều khách nghẹn. Bà Lan chỉ c̣n biết nói:"Nuốt chưa hết miếng đă muốn đứng lên, ăn một lần là cạch đến già"

Nhưng cũng với nhiều người, nghe chửi ở quán hàng thường như… vừa ăn vừa xem biểu diễn (cốt sao tiếng chửi không dành cho ḿnh!).

Thế nên, "phong cách bán hàng" kiểu… chửi không chỉ phát huy cao độ ở các quán hàng nhỏ, mà nay nó c̣n được lan sang ở hệ thống nhà hàng bậc trung như L.V (phố Lư Thường Kiệt), Q.N (phố Phan Bội Châu)…

Văn hóa Hà Nội của các anh như thế đó

Điều kinh ngạc hơn cả là tại sao người Hà Nội, dù chỉ là một số người, lại chấp nhận "phong cách" mọi rợ này như một nét riêng của Hà Nội. Những ví dụ nhỏ nhưng có ư nghĩa rất lớn. Đó chính là văn hóa, chính là bộ mặt của Hà Nội. Chẳng lẽ cứ để thế măi sao, hỡi những nhà thông thái, những nhà xă hội học, những người có bổn phận xây dựng Hà Nội, những người lo cho cả một thế hệ tương lai Hà Nội??? Có lẽ nào các vị này đă quá quen rồi nên thấy như thế là chuyện b́nh thường chăng? Du khách sẽ nghĩ ǵ, sẽ "kinh sợ" Hà Nội đến như thế nào nữa?

Một người bạn tôi ở Hà Nội, đang làm việc tại Sài G̣n, đă cam đoan rằng nếu ở Sài G̣n th́ những hàng quán như thế không có một cơ hội nào sống sót. Dù rằng cũng c̣n có một vài hàng quán chưa tiếp đăi ân cần, chưa thể hiện được tính văn minh lịch sự đúng nghĩa, nhưng "phở đuổi, bún quát" th́ không hề có. Ngay cả trong cách giao tiếp hàng ngày, hai tiếng "cảm ơn" và "xin lỗi" ở Sài G̣n cũng nhiều hơn ở Hà Nội. Anh bạn tôi ngán ngẩm: “Nếu vừa ăn vừa nghe chửi mà được gọi là “nét văn hóa Hà Nội” th́ xin lỗi, chắc tôi không bao giờ dám nhận ḿnh là người Hà Nội nữa”.

Một độc giả ở miền Nam cũng lên tiếng: "Tôi là người miền Nam, tôi thường hay ra Hà Nội công tác và rất thích các món ăn ở Hà Nội. Những lúc rảnh rỗi, tôi thường lân la ăn nhiều món ở Hà Nội. Tuy nhiên, ăn ở đây tôi có cảm giác ḿnh không phải là thượng đế. Ăn mà phải tự ḿnh phục vụ, tự bưng bê, lấy ghế, trông xe, giữ xe, tự đi tính tiền… rồi c̣n nghe chủ quán quát tháo, cằn nhằn.

Điều này khác hoàn toàn với trong miền Nam, khách hàng khi vào ăn được nhân viên giữ xe ân cần dắt xe, khi ra th́ ân cần dắt ra, vào quán chỉ cần kêu, chủ quán phục vụ tận bàn, cho dù gọi lắt nhắt, đủ thứ th́ bao giờ người bán hàng cũng vui vẻ, niềm nở.

Không có kiểu "không ăn th́ biến" như ngoài Hà Nội".

Một người có bạn ở nước ngoài về, hănh diện đưa bạn đi ăn sáng ở quán bún riêu hôm mùng năm Tết. Khi phải đợi hơi lâu, anh bạn lịch sự hỏi người bán hàng, vậy mà được nhận ngay câu chửi: “Từ từ, là bố người ta đ… đâu mà đ̣i ăn là có được…". Anh bạn người Hà Nội ngượng tím mặt, đành đem "lịch sử" ra bào chữa rằng "Cái thời mà anh biết về Hà Nội thanh lịch xưa qua rồi, thời đồ đá có lối giao tiếp của đồ đá, thời đồ đồng có lối giao tiếp của đồ đồng, thời đồ đểu có lối giao tiếp của đồ đểu. Anh bằng ḷng vậy, anh chỉ ở đây vài ngày rồi đi, c̣n chúng tôi ở dài dài mới đau".

Một độc giả khác kể: Tôi được một người bạn mời ăn phở tại quán Phở Nhớ trên đường Huỳnh Thúc Kháng (ngă tư Huỳnh Thúc Kháng – Nguyên Hồng). Thật ngạc nhiên khi bước vào đă nghe thấy bà chủ quán chửi người làm bằng ngôn ngữ thô tục hết chỗ nói, thật sự là ngồi ăn trong hoàn cảnh đó làm sao mà ngon được.

Chưa hết, khi anh bạn tôi hỏi người thái hành: "Hành chưa rửa hay sao mà trông bẩn thế?". Lập tức bà chủ quán quát tháo: "Anh nói ǵ? Ai chưa rửa, nhà tôi bán hàng có cho ḿnh anh đâu, ăn th́ ăn không ăn th́ bước, không cần bán, đ.m cái loại khách này đ.. cần".

Ôi trời! Tôi nghe như tiếng sét bên tai, thật quá hăi hùng, tôi không thể hiểu nổi người bán phở này nghĩ cái ǵ trong đầu? Văn hóa nào dạy họ có cách cư xử như vậy? Bây giờ nghe cái ǵ có từ "Nhớ" tôi cũng giật ḿnh! Thật sự là quán phở đáng "nhớ"! Tôi cảm thấy xấu hổ và xót xa cho Thủ đô của chúng ta".

Không phải ḿnh bạn xấu hổ đâu, cả Hà Nội, cả nước xấu hổ và ngay cả người VN ở nước ngoài cũng xấu hổ nếu có một du khách nào đó kể về văn hóa Hà Nội của các anh như thế đó.

Không tin bất cứ cái ǵ ở VN

Tạo nên một phong cách giao tiếp về mọi mặt, từ ẩm thực đến lối cư xử, từ nhà hàng buôn bán, khách sạn, sân bay, bến xe, nơi du lịch của người dân Thủ đô là điều cần thiết. Xin lấy một ví dụ khác, vừa xảy ra:

Ngày 14-2, bà Huyền Thanh – Giám đốc Công ty cổ phần Thương mại & Du lịch Sen Rừng cho biết, lại vừa có thêm hai khách du lịch nước ngoài đi tự do bị taxi “dù” tại sân bay Nội Bài lừa tiền trắng trợn.

Ông bà Duguay Lionel trước khi sang Thái Lan thăm con gái đă dành một tuần vào VN du lịch từ ngày 13-2. Ở Canada, hai người đă tự đặt trước pḥng khách sạn và đă biết rơ, giá taxi bốn chỗ từ Nội Bài về khu phố cổ Hà Nội cao nhất là 250.000 đồng VN một chuyến.

Theo lời kể của khách, mặc dù đă thỏa thuận với tài xế taxi ở Nội Bài đúng giá 250 ngàn nhưng khi về tới khách sạn tại phố Hàng Trống, người này “giở mặt” đ̣i thanh toán 450 ngàn. Thấy hai bên to tiếng, nhân viên khách sạn ra can thiệp nhưng tài xế taxi kiên quyết không mở cửa cho khách xuống. Cuối cùng, hai vợ chồng già đành phải trả thêm 200 ngàn để được yên thân.

Bà Thanh than phiền: “Khi tới văn pḥng Sen Rừng mua tour, khách vẫn bất b́nh và tuyên bố “không tin bất cứ cái ǵ ở VN”.

Nghe câu này người nào c̣n ở Việt Nam mà không đau. Đau mà không chối căi được, không "đính chính" ǵ được. Chỉ c̣n biết than: Ô hô! Ai tai!. Văn minh Thủ đô là như thế đó!


Cô gái Hà Nội thời nay

Và đến chuyện chợ búa

Tại chợ Ngă Tư Sở trưa 16-2, tại một quầy quần áo, một khách bị chủ hàng túm tóc, nắm chặt tay không cho đi, chủ hàng lấy lư do v́ “chưa mở hàng, mặc cả rồi th́ phải lấy!”. Hỏi ra, mới biết giá nói thách của chiếc áo là 300.000 đồng, khách chỉ trả 100.000 đồng. Thấy khách đi chợ ṭ ṃ đứng lại xem, bà chủ hàng đành buông tay giữ khách, tay kia quăng cái áo vào mặt khách, miệng không ngớt ném theo sau "thượng đế" những câu chửi tục tĩu.

– "Đồ con điên", xấu như Thị Nở c̣n bon chen áo xống!".

– "Khố rách áo ôm, một xu không dính túi th́ đừng có sờ vào hàng người ta, hăm tài cả ngày!".

Cảnh chèo kéo, chửi bới khách xem hàng rồi không mua, không chỉ đầy dẫy ở chợ Ngă Tư Sở mà c̣n "thường như cơm bữa" ở nhiều cửa hàng, chợ Hà Nội.

Có những điều mà nếu luật pháp nghiêm minh, quyết tâm trừng trị vẫn có thể dẹp được. Nhưng cũng có nhiều thứ mà luật pháp không thể can thiệp được. Người ta chửi thề mấy câu, nói tục vài tiếng, cử chỉ ngông nghênh thô lỗ, khó có thể phạt được, dù là phạt hành chính. Chỉ có sự giáo dục trong từng gia đ́nh, trong từng con người từ lúc c̣n nhỏ, chỉ có tính cách truyền thống mới làm nên phong cách lịch lăm của một thành phố. Từ trên xuống dưới phải hấp thụ được cái tinh hoa đó thành thói quen và phải có thái độ phản kháng lập tức với những thái độ thô tục, những ngôn ngữ "chợ búa". Không thể coi đó là chuyện b́nh thường để rồi chấp nhận nó như một lối sống. Nó sẽ phát huy làm tiêu tan cả một nền văn hóa thanh lịch của người Tràng An, ông cha ta đă để lại.

Chỉ có ư thức của người dân Hà Nội mới tự bảo vệ được thanh danh của ḿnh.

Văn Quang
Theo thongtinberlin
vuitoichat_is_offline  
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	chicoh5.JPG
Views:	35
Size:	15.5 KB
ID:	270682
Old 03-19-2011   #2
thuychinh
R1 Thường Dân
 
Join Date: Jun 2009
Posts: 14
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 16
thuychinh Reputation Uy Tín Level 1
Default

Có cách để đối phó với cái lối mất dậy của bọn bán buôn hà nội là mua xong vạch quần tiểu vào tô rồi trả tiền đi về. Như vậy cũng như đi tiểu vào những cái miệng của bọn bán hàng cực kỳ mất dậy đó. Hà nội của thời "xuống hàng chó ngựa" giống như loài chó thật.


>> Nhắc nhở thuychinh: không dùng lời khó nghe, phát ngôn khiếm nhă tại công cộng. thanks. -adams./

Last edited by adams; 03-20-2011 at 01:44. Reason: warning notice
thuychinh_is_offline  
Old 11-06-2011   #3
huonggiang4
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Jul 2010
Posts: 1,909
Thanks: 0
Thanked 0 Times in 0 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 0 Post(s)
Rep Power: 16
huonggiang4 Reputation Uy Tín Level 1
Default

Đâu phải đến bây giờ mới có loại văn hóa này. 36 năm về trước bắc cộng đă mang văn hóa "thằng" vào miền nam rồi: "thằng Minh; thằng Thiệu; thằng Kỳ v.v..." phản ánh tính "nhân văn cộng sản".
36 năm tiến hóa "ngôn ngữ việt cộng" cả nước đều là "thằng", "con" cho tiện !!!
huonggiang4_is_offline  
 
User Tag List


Những Video hay hiện nay N1
Best Videos around the world today
Youtube Videos

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 00:22.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.10050 seconds with 12 queries