R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
|
Nước Nhật đứng trước công cuộc tái thiết lâu dài, nặng nề
Nhật đứng trước công cuộc tái thiết lâu dài, nặng nề
Một bé trai 1 tuổi đang được khám nghiệm xem có bị nhiễm phóng xạ tại khu vực Nihonmatsu, Fukushima, miền bắc Nhật Bản, ngày 14-3-2011 – ảnh: Toru Nakata/Asahi Shimbun.
TOKYO – Hơn bất cứ ai, người Nhật nhận thức sâu xa hơn cả áp lực trong thời gian tới đây sẽ đè nặng đến độ nào trên đầu, trên vai họ. Người Nhật ở ngay giữa những địa điểm vốn hay gặp động đất nhất trên thế giới.
Rất nhiều khi đứng trước một sự kiện, người ta cảm thấy sự bất lực của chữ nghĩa. Từ ngữ “tai họa” và “thảm kịch” cũng đă trở thành quá nghèo nàn, quá hạn hẹp khi được sử dụng để mô tả những ǵ vừa xảy ra ở Nhật hôm Thứ Sáu, ngày 11-3-2011. Những h́nh ảnh sống động được truyền h́nh trực tiếp từ các địa phương ở Nhật bị thiệt hại nhất, để chuyển đến khắp nơi trên thế giới, thiết tưởng c̣n gây ấn tượng mănh liệt hơn tất cả những phim điện ảnh khoa học giả tưởng của Hollywood. Nhiều lúc người ta c̣n thấy thực tế đă vượt qua cả trí tưởng tượng, khi mà sức mạnh của thiên nhiên bộc phát.
Những sự tàn phá khủng khiếp, dữ dội và toàn diện về phương diện vật chất, nhưng sự đau khổ thuộc về con người dĩ nhiên mới gây xúc động mạnh mẽ hơn cả. Nhật Bản đă từng bị thiệt hại v́ động đất và những bất hạnh lớn lao, cũng như những tai họa tái diễn xuyên qua lịch sử. Thế nhưng, vụ động đất cộng với sóng thần hôm Thứ Sáu vừa qua, đă đứng trong danh sách những tai họa thê thảm nhất.
Có thể nói, Nhật giàu khả năng hơn tất cả quốc gia khác về việc đề pḥng động đất. Hơn nữa, vốn là một nước tân tiến, giàu mạnh, kỹ nghệ hóa vượt bực, đức tính mực thước và kỷ luật cao độ, hẳn Nhật Bản có thể tự tổ chức ngay, sẵn sàng bắt tay vào việc. Nhật không phải là Haiti. Nhật cũng không là Trung Quốc. Ở hai nước vừa kể điển h́nh, cường độ động đất yếu hơn, nhưng lại mang đi nhiều nhân mạng hơn.
Người Nhật đă biểu lộ phẩm cách và sự cảm thông hỗ tương. Luật pháp và trật tự không phải là vấn đề hay sự khó khăn ǵ cả. Ngay tại những địa phương bị thiệt hại nhất, những người sống sót vẫn đứng xếp hàng đàng hoàng để nhận một vài lít xăng hay nước, hoặc thức ăn, sau khi tất cả các cửa hàng thực phẩm đă trống trơn - do mọi thứ đă được mua hết, hoặc cơn sóng lũ lụt đă phá hư hại những ǵ nằm trên các kệ hay trong kho. Ngoài ra, cũng cần nhấn mạnh thêm rằng, kết quả khả quan đă hiện rơ để chứng minh sự hữu ích về việc các trường học và những nơi làm việc ở Nhật vẫn đều đặn thực hành các cuộc tập dượt, để đối phó với hoàn cảnh thiên tai.
Nhật Bản đă chuẩn bị, nhưng dù sao cũng không đầy đủ cho trường hợp vừa xảy ra.
Tệ hại nhất
Thủ Tướng Nhật Naoto Kan đă xác nhận, rằng đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng tệ hại nhất kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Ông tŕnh bày trong buổi họp báo hôm Chủ Nhật: “Động đất, sóng thần và tai nạn nguyên tử lực, là cuộc khủng hoảng lớn lao nhất mà Nhật Bản hiện phải đối diện kể từ 65 năm nay, sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt”.
Cơn động đất hôm Thứ Sáu vừa rồi với 9,0 cường độ Richter, là vụ động đất dữ dội nhất mà Nhật trải qua. Honshu, ḥn đảo lớn nhất ở Nhật, đă di chuyển 2,4 mét trong cơn địa chấn. Thành phố hải cảng Nunamisanriku ở Miyagi đă bị vùi lấp và hơn phân nửa dân số ở đây đă không kịp được cứu sống. Con số người chết và mất tích tới hôm Thứ Ba chính thức là gần 6.000 người, nhưng chắc chắn sẽ c̣n leo thang nhiều nữa trong mấy ngày sắp tới. Trong khi đó hơn 215.000 người hiện tạm cư trong các lều trại.
Lo sợ ḷ nguyên tử lực phát nổ
Được biết, nguyên tử lực đáp ứng hai phần ba (2/3) nhu cầu năng lượng ở Nhật. Chỉ Hoa Kỳ và Pháp có nhân số tiêu thụ đông hơn Nhật. Vụ động đất vừa rồi đă gây nhiều tai họa cho các trung tâm nguyên tử lực này.
Nhật hiện có tất cả 55 bộ điện kháng (reactor) nguyên tử, cộng với nhiều dự án khác đang thực hiện, trong số này một bộ mới đang được thiết lập trong khu vực cơ xuởng nguyên tử lực Fukushima.
Nước biển đă được bơm xuyên các bộ điện kháng nhằm ngăn chặn hệ quả tan ra từng phần. Các chuyên gia đă cho là một sự tan từng phần có thể đang diễn ra.
Khoảng hơn 550.000 người vừa được di tản khỏi vùng Fukushima. Cư dân Kenji Koshiba đă than thở với giới truyền thông Nhật: “Trước hết tôi đă chạy trối chết khỏi động đất. Nay lại vụ tia phóng xạ”. Đương sự hiện được xếp đặt tạm trú ở trung tâm cấp cứu cùng với những người di tản khác.
Yukio Edano, tổng thư kư của nội các Nhật hôm qua đă cải chính nguồn tin về bộ điện kháng 3 ở cơ xưởng Fukushima số 1 đang tan ra. Ngược lại, ông cảnh cáo về một sự phát nổ tương tự vốn đă xảy ra hôm Thứ Bảy ở gần bộ điện kháng nói trên.
Đồng thời một phát ngôn viên khác, Hidehiko Nishiyama, của Bộ Kỹ Nghệ Nhật Bản, trong một buổi họp báo đă cho biết hiện tượng tan ra từng phần: “Tôi không nghĩ là những thanh nhiên liệu ấy có thể gây tai hại”.
Các chính quyền nguyên tử Tây Phương liền bày tỏ lo lắng khi xác định rằng, Nhật đă không tường thuật đầy đủ về t́nh trạng của các nhà máy phát điện vốn đă được tuyên bố bị khủng hoảng.
Thêm 22 người nữa đă được xác nhận bị nhiễm chất phóng xạ sau vụ nổ hôm Thứ Bảy; trong khi tổng số nạn nhân đă được xác định là 200. Đây là tai nạn nguyên tử tệ hại nhất kể từ vụ Chernobyl hồi năm 1986.
Văn pḥng an ninh nguyên tử của Nhật đă xếp hạng vụ khủng hoảng này ở mức độ 4, theo nấc thang tai nạn nguyên tử quốc tế (International Nuclear Event Scale). Theo tiêu chuẩn quốc tế, có cả thảy 8 nấc qui định mức độ biến cố nguyên tử. Tai nạn nguyên tử ở Chernobyl đă lên tới nấc 7.
Một sự tan chảy hoàn toàn sẽ đưa tới nguy cơ tia phóng xạ lớn lao và biến vùng này thành nơi không thể cư ngụ được kéo dài trong nhiều năm trời.
Đây là t́nh trạng ở 4 cơ xưởng nguyên tử lực mà ngày Chủ Nhật đă gặp vấn đề do hệ quả động đất hôm Thứ Sáu:
- Fukushima 1 (Daichi): Đây là cơ xưởng nguyên tử lực vẫn tiếp tục là nguyên nhân gây mối lo âu lớn lao hơn cả. Hôm Thứ Bảy đă có một vụ nổ ở bộ điện kháng số 1. Hôm kia, những vấn đề kỹ thuật làm cho việc giảm nhiệt của bộ điện kháng số 3 đă không hoạt động theo kế hoạch. Nước biển được dùng để hạ nhiệt ở bộ điện kháng số 1 và 2. Theo nhật báo New York Times, người ta lo sợ một sự tan ra từng phần của bộ điện kháng số 3. Áp suất không khí lại giảm xuống, khiến phải làm thoáng khí cho khắp địa phương này dù cư dân đă được di chuyển hết rồi. Theo sự xác nhận của cơ sở Năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế (IAEA), việc làm cho thoáng khí đă được thực hiện đúng theo kế hoạch.
- Fukushima 2 (Daini): Nhà phát điện này nằm cách xa Daichi (Fukushima 1) vài cây số, gặp vấn đề về áp suất cao. Công ty điều hành Tepco hôm kia đă quả quyết rằng, họ sẽ giảm bớt áp suất bằng cách xả khí phóng xạ vào không khí ở 3 trong số 4 bộ điện kháng.
- Onagawa: Đây là cơ sở nguyên tử lực nằm chỉ cách trung tâm địa chấn có 50 cây số. Hôm Chủ Nhật, công ty điều khiển Tohoku đă tuyên bố t́nh trạng khủng hoảng, sau khi việc đo lường cho thấy mức độ tia phóng xạ đă cao hơn mức được phép. Theo thông tấn xă Kyodo, công ty điều khiển cho rằng, sự hoạt động phóng xạ đến từ Fukushima, chứ không phải do ở đây. Hôm Thứ Sáu, hỏa hoạn đă xảy ra ở pḥng tua-bin (turbine) của cơ xưởng nguyên tử lực với 3 bộ điện kháng.
- Tokai: Một máy bơm trong một giữa 2 hệ thống giảm nhiệt ở cơ xưởng nguyên tử lực Tokai đă bị hỏng, sau khi có động đất hôm Thứ Sáu. Nhà phát điện nằm về phía Bắc thủ đô Tokyo. Theo một phát ngôn viên, toán nhân viên ở cơ xuởng này v́ thế đă đóng hệ thống điều khiển bằng tay này. Hệ thống giảm nhiệt thứ hai vẫn tiếp tục hoạt động.
Nhật Bản đă từng bị cảnh cáo
Nhật Bản đă nhiều lần gặp vấn đề với các cơ xưởng nguyên tử lực bởi động đất trong những năm qua, trong số này là vụ bị ṛ rỉ vào năm 2007. Đất nước này lệ thuộc rất nhiều vào nguyên tử lực. Thế nhưng cách nay nhiều năm, chính quyền Nhật đă bị cảnh cáo việc xây dựng cơ xưởng nguyên tử lực. Theo nhật báo The Guardian, lời cảnh cáo vừa nói là của nhà địa chấn Ishibashi Katsuhibo thuộc viện đại học Kobe. Chuyên gia này giải thích rằng, Nhật mang một “nhược điểm căn bản”. Nhật nằm ở địa điểm gọi là “ṿng đai lửa” chung quanh Thái B́nh Dương, nơi đây những cuộc động đất mạnh mẽ của thế giới vẫn xảy ra cùng một lúc.
Nhật Bản đă xây dựng các cơ xưởng nguyên tử lực của ḿnh sau vụ khủng hoảng dầu hỏa năm 1973. Thời gian đó chỉ có ít hoạt động địa chấn chung quanh Nhật Bản. Cơn động đất hôm Thứ Sáu ở bên ngoài duyên hải của đất nước này, đứng hạng thứ 5 trong cuộc so sánh với những vụ động đất dữ dội nhất trên thế giới (1. Ngày 22-5-1960 ở Nam Chí Lợi, cơn động đất đă được ghi nhận 9,5 mức độ Richter; 2. Ngày 26-12-2004: Bên ngoài Sumatra, Nam Dương, cơn động đất với 9,3 độ. Địa chấn đă tác động cơn sóng thần khốc liệt, tàn phá nhiều địa phương cạnh Ấn Độ Dương; 3. Ngày 27-3-1964, một cơn động đất với 9,2 độ đă bộc phát ở Prince William, tại Alaska; 4. Ngày 04-11-1952, động đất ở Kamchatskaya, thuộc Sibir, Nga, với địa chấn 9,0 độ; và 5. Ngày 11-3-2011 ở biển bên ngoài Nhật, cơn động đất được ghi nhận 8,9 độ Richter, tạo nên một cơn sóng thần).
Lo sợ kinh tế, thị trường chứng khoán đi xuống
Theo tin của thông tấn xă NTB, kinh tế gia trưởng Robert Bergqvist của nhà băng Thụy Điển SEB nhận xét: “Đây là những h́nh ảnh bi thảm với những đợt sóng thần đánh vào duyên hải. Những sự kiện ấy diễn ra trong lúc chúng ta tiếp tục gánh nhận một t́nh trạng mong manh của nền kinh tế Nhật Bản nói riêng và nói chung của thế giới”. Tuy vậy, ông nhấn mạnh rằng, nay c̣n quá sớm để kết luận, bởi v́ người ta chưa có một tổng quan về những sự thiệt hại”.
Phân tích gia trưởng Lars Mikelsen của cơ quan Nordcap nói với nhật báo kinh tế điện tử E4 rằng, các thị trường trong hai ngày qua đă thấm đậm nỗi lo lắng về nền kinh tế Nhật Bản có thể bị suy sụp do thiên tai gây nên; nhưng theo chuyên gia này: “Nỗi lo lắng lớn lao hơn nữa, là sự tốn phí sẽ là bao nhiêu để tái thiết đất nước. Quốc gia này được thừa hưởng cái ống khói, nhưng lại gặp hỏa hoạn ở dưới hầm”.
Kinh tế Nhật Bản đứng hạng thứ ba trên thế giới, sau Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhưng vẫn chao đảo qua nhiều cơn khủng hoảng. Hôm qua, ngân hàng trung ương Nhật Bản đă bơm những ngân khoản khổng lồ vào thị trường, để ổn định t́nh trạng sau các thiên tai. Ngân hàng quyết định sẽ làm “tối đa” nhằm bảo đảm sự ổn định ở các thị trường tài chánh, khả dĩ hôm nay vẫn hoạt động được b́nh thường.
Theo một công ty hàng đầu trong lănh vực phân tích nghịch cảnh, AIR Worldwide, thiên tai này có thể làm Nhật Bản thiệt hại từ khoảng 14,5 tới 34,6 tỷ Mỹ kim. Nhiều xí nghiệp lớn của Nhật đă thông báo đ́nh chỉ hoạt động, trong khi nhiều hải cảng quan trọng của nước này bị hư hại hoàn toàn. Chính quyền Nhật hôm kia đă họp bất thường, để lượng định những hệ lụy kinh tế do hai thiên tai gây nên.
Công cuộc tái thiết lâu dài và nặng nề
Nhiều phân tích gia nhắc nhở rằng, Nhật Bản phải ước tính việc gặp nhiều lời khiển trách mạnh mẽ về kinh tế trong tương lai gần đây, nhưng rồi sự tấn tới sẽ đến cùng với công cuộc tái thiết toàn diện. Trong khi các chính quyền địa phương vẫn lo lắng hàng chục ngàn người đă bị thiệt mạng, chính phủ của Thủ Tướng Naoto Kan đă khởi sự hợp tác với ngân hàng quốc gia, để hăm lại những ảnh hưởng thiệt hại về kinh tế bởi tai họa động đất và sóng thần.
Giá cả dành cho công cuộc xây dựng những địa phương bị hư hại có thể lên đến nhiều tỉ Mỹ kim. Điều này có nghĩa là việc tái thiết sẽ làm tồi tệ hơn nền kinh tế vốn đă buồn thảm của Nhật Bản. Món nợ quốc gia đă chiếm 200 phần trăm của tổng sản lượng quốc gia (GDP/5,1 tỷ Mỹ kim). Dựa trên tỷ lệ, th́ món nợ quốc gia của Nhật Bản cao hơn bất cứ đất nước kỹ nghệ hóa nào trên thế giới. Nói về hạng 3 trong danh sách nền kinh tế lớn nhất toàn cầu, th́ chính quyền Nhật chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những cơn ác mộng thường xuyên.
Nạn lạm phát có thể vút lên tận mây xanh và các nhà đầu tư trên khắp thế giới có thể trở nên hồ nghi hơn nữa, trong việc đặt tiền vào Nhật Bản so với những tháng ngày vừa qua.
Thông tấn xă Reuters loan tin hôm qua, là ba xưởng chế tạo xe hơi khổng lồ Toyota, Honda và Nissan sẽ cắt giảm mức sản xuất ở Nhật Bản. Công ty điện tử vĩ đại Sony cũng làm vậy. Ngược lại, giá cả xe hơi, máy TV và CD sẽ gia tăng.
Ba hăng xe hơi nói trên đóng cửa cả thảy 22 cơ xưởng. Sony ngưng việc sản xuất ở 5 cơ xưởng. Một trong các cơ xuởng của Sony đă cho một ngàn công nhân nghỉ việc từ cuối tuần này. Các quan sát viên đồng thời nhấn mạnh rằng, gần như không nước nào trên thế giới chuẩn bị hữu hiệu đối đầu với thiên tai bằng Nhật Bản - nhưng một lúc với 3 tai họa - động đất, sóng thần và tai nạn nguyên tử lực - th́ quả thật những thử thách ấy vô cùng lớn lao. Và công cuộc tái thiết sẽ đ̣i hỏi nhiều năm trường.
Kinh tế gia trưởng Carl Weinberg thuộc High Frequency Economics ở New York phát biểu hóm hỉnh: “Kể từ chiến tranh lạnh, tôi không ‘được’ hỏi về những hệ quả kinh tế do một tai họa nổ hạt nhân ở một địa phương đông dân cư, trong một xă hội kỹ nghệ tân tiến. Và tôi không dám trả lời”.
Ngân hàng trung ương Nhật Bản đă soạn thảo một ngân-sách-khủng-hoảng. Thị trường chứng khoán Tokyo đă bị rúng động và giá trị cổ phần trong các công ty Nhật đă lao chúi xuống sau cơn động đất. Các nhà phân tích nói rằng, sự kiện cũng thường xoay chiều sau vài ngày.
Nói tóm lại, kể ra vẫn quá sớm để khẳng định tai họa động đất sẽ tác động Nhật Bản ra sao về sau này, nhưng không thể phủ nhận, là những sự thiệt hại về vật chất quá lớn lao và do đó công cuộc tái thiết sẽ tốn kém hàng nhiều tỉ Mỹ kim. Nhiều thứ trong nền kỹ nghệ có thể sẽ phải nằm xuống. T́nh trạng kinh tế sẽ đi từ xấu xa đến tồi tệ hơn.
Về phương diện chính trị, người Nhật sẽ có thể dẹp tạm thời sang bên những bất đồng, để liên kết sau lưng nhà lănh đạo của ḿnh. Điều này có thể góp phần vào việc mang lại cho đất nước sự ổn định trong giai đoạn tái thiết đầy cam go. – (HM)
Hoài Mỹ
(Viễn Đông)
Last edited by tonycarter; 03-15-2011 at 18:19.
|