R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Dec 2008
Posts: 44,699
Thanks: 262
Thanked 591 Times in 456 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 1 Post(s)
Rep Power: 60
|
Những 'chiêu độc' để biến chuột thành tiền
Năm qua, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lũ không về, chuột sinh sôi rất mạnh và ra sức cắn phá lúa, hoa màu của bà con nông dân. Nhiều nông dân sáng tạo ra những cách bắt chuột lạ rất hiệu quả vừa giảm bớt thiệt hại do chuột cắn phá ruộng rẫy vừa kiếm thêm thu nhập, thậm chí làm giàu.
Dùng lon sữa ḅ bắt chuột
Nông dân Vơ Văn Cam, ở xă Lê Tŕ, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang có thể bắt hàng trăm kư chuột đồng mỗi ngày chỉ với những lon sữa ḅ nhỏ.
Cách bắt chuột này, ông học được trong khoảng thời gian đi cắt lúa mướn. Ông Cam kể lại: “Trước đây, khi đi cắt lúa mướn, cả gia đ́nh tui có lần bắt được hơn 100kg chuột, bán hơn chục giạ lúa (nhiều tiền hơn cả khi cắt lúa mướn). Qua t́m ṭi, tui biết khi chuột nghe tiếng động thường chạy về một hướng nên người ta mới vây bắt được. Nhưng cách này chỉ khi thu hoạch lúa mới bắt được và khi đó chuột đă cắn lúa tả tơi rồi!”.
Vào vụ lúa là ông Cam đi bắt chuột
Sau nhiều lần nghiên cứu, ông Cam dùng những lon sữa ḅ để những cục đá bên trong rồi cột vào sợi dây dài bằng bề ngang mặt ruộng để tạo tiếng động lạ.
Ở cuối mảnh ruộng, ông dùng nẹp tre để tạo thành đường dẫn h́nh chữ V, ở giữa đặt cái lọp có gắn hom để dẫn chuột vào.
Cứ 2 người đứng ở 2 mé ruộng kéo sợi dây tạo tiếng động, chuột giật ḿnh chạy về hướng có đặt cái lọp sẵn và chui vào lọp. Cách bắt chuột này, cho phép bắt ở bất cứ thời điểm nào và không làm hại đến lúa.
Tuy nhiên, lúc ban đầu thấy ông Cam bắt chuột kiểu này ít ai tin, nhiều người c̣n sợ làm hư lúa. Sau nhiều lần tận mắt chứng kiến cách bắt chuột độc đáo này, nông dân trong vùng mới tin và nhờ ông đến bắt chuột cho đám ruộng của ḿnh. Có những đám ruộng ông bắt đến 200kg chuột.
Trước đây, gia đ́nh ông Cam chỉ đi cắt lúa mướn kiếm sống, nhờ tài bắt chuột này, ông đă có của ăn, của để và mua ruộng để sản xuất.
Gần đây, ông c̣n sáng chế ra mấy cái rập không ḷ xo, không mồi để đặt theo các đường ṃn ven chân ruộng bắt chuột rất hiệu quả. Ông Cam tâm sự: “Nhờ bắt chuột mà gia đ́nh tui có cơ ngơi như ngày hôm nay với 15 công ruộng, có ao cá, nuôi ḅ vỗ béo cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Tui bắt chuột không chỉ để kiếm sống, mà c̣n tạo niềm vui cho bà con nông dân v́ tui diệt chuột cắn phá lúa”.
Bẫy chuột không mồi
Ông Lưu Văn Chiều, ở xă Ḥa B́nh, huyện Chợ Mới, An Giang có cách bắt chuột rất độc đáo là dùng cái bẫy chuột nhưng không cần mồi nhử.
Ông Chiều cho biết: “Ở vùng cù lao này, chuột đa phần là chuột cống nhum, cắn phá gấp chục lần so với chuột cơm. Thấy chuột cắn phá đám ruộng của ḿnh dữ quá, nên tui đă dày công nghiên cứu cái bẫy không cần mồi nhử để tiêu diệt đám chuột cắn phá đám ruộng sắp thu hoạch”.
Cái bẫy được ông sáng chế là bẫy lồng, niền dây cứng và gắn thêm 2 cái khoen khóa cửa rập để chuột không tung ra ngoài được.
Cứ cách miệng hang khoảng 15m, ông đặt cái bẫy không dùng mồi ngay lối đi là tóm được bọn chuột cống. Ông Chiều cho biết: “Loài chuột rất khôn, nên khi dùng bẫy có mồi nhử là nó không vào. Tuy nhiên, chuột có đặc tính là đi và về cùng một lối đi, hiểu được th́ dùng bẫy không mồi rất dễ bắt”.
Nhờ cách bắt chuột độc đáo này, nông dân trong vùng nhờ ông đến đám ruộng của họ để đặt bẫy, diệt chuột phá hại lúa.
Năm 2007, ông Chiều được mời sang Campuchia hướng dẫn nông dân nước bạn kỹ thuật trồng lúa. Lúc rảnh rỗi, ông đem bẫy tự sáng chế ra đặt.
Nông dân nước bạn rất ngạc nhiên khi thấy cách bắt chuột độc đáo này nên học làm theo. Chuyến đi này, ông không chỉ hướng dẫn kỹ thuật trồng lúa, mà c̣n cả kỹ thuật bắt chuột cho nông dân nước bạn.
Nhờ những cách bắt chuột rất lạ và độc đáo này, nhiều nông dân ĐBSCL đă giảm thiệt hại do chuột cắn phá lúa. Những chuyến đi săn của họ không chỉ cung cấp món chuột đặc sản ở miền Tây cho các nhà hàng, quán ăn, mà c̣n giúp nông dân diệt trừ đại họa do chuột gây ra.
Những đóng góp tưởng chừng như đơn giản ấy, nhưng có ư nghĩa thật to lớn nên người dân miệt đồng gọi họ là “vua” săn chuột.
Theo Minh Anh
(Hậu Giang Online)
|