LOS ANGELES - Anh Abdullah al-Kidd kể lại ác mộng xẩy ra với anh hồi Tháng 3-2003, tức là 18 tháng sau trận tấn công khủng bố ngày 11-9 tại Hoa Kỳ, khi anh bị c̣ng tay và bị dắt đi diễu qua phi trường Dulles trong y phục Hồi Giáo.
1 trong 4 phi cơ bị khủng bố cướp để biến thành bom bay cất cánh từ phi trường này. Trả lời phỏng vấn của AP, Al-Kidd nói "Tôi chỉ có thể giả đinh rằng người ta nghĩ tôi là khủng bố - đó là 1 trong những kinh nghiệm hù dọa tinh thần kinh khủng nhất trong đời tôi". Đó chỉ mới là bắt đầu - trong 16 ngày kế tiếp, Al-Kidd bị lột quần áo để khám xét, bị bỏ ở truồng trong xà-lim, bị xối nước trong hơn 90 phút trước mặt đám đông, bị di chuyêån với c̣ng và xiềng, bị giam chung với những người phạm tội bạo động. Trong những chuyến đi từ nhà tù này qua nhà tù khác, xích không đuợc tháo khi anh cần đi vệ sinh.
Trong thời gian đó, giám đốc FBI Robert Mueller báo cáo với QH các thành công chống lại chủ nghĩa khủng bố, gồm vụ bắt giữ chính phạm khủng bố số 1 là Khalid Sheikh Mohammed.
Al-Kidd đuợc ghi là thủ phạm số 2, là công dân sinh quán Kansas cải đạo theo Hồi Giáo tuy sau này không bị truy tố về tội ǵ cả. 8 năm sau, toà tối cao xem lại trường hợp Al-Kidd xâm phạm những ngăn cấm ǵ về bắt bớ và khám xét. Thứ Tư này, toà tối cao sẽ phân xử xem cựu bộ trưởng tư pháp John Ashcroft phải chịu trách nhiệm thế nào trong việc đặt định chính sách khiến Al-Kidd bị bắt khi chuẩn bị đáp 1 chuyến bay đi Saudi Arabia.
Ảnh - Google
Al-Kidd là 1 trong 70 người, đa số là tín đồ Hồi Giáo, bị bắt trong vài năm sau biến cố 11-9 theo điều luật bắt những nhân chứng miễn cưỡng phải ra toà điều trần. Luật về "nhân chứng vật chất" đă có từ năm 1789, nhưng sau vụ 11-9, dù không có đủ chứng cớ, FBI vẫn bắt, như đơn kiện của Al-Kidd kể ra. 2 tháng sau vụ 11-9, bộ trưởng Ashcroft khẳng định rằng bắt những kẻ phạm pháp và "nhân chứng vật chất" là công việc sinh tử để pḥng ngừa, phá hỏng hay tŕ hoăn các vụ khủng bố.
Al-Kidd không hề bị đưa ra toà điều trần - 1 phần trong chính sách của ông Ashcroft là xin lỗi và đền bù tiền, và đă dàn cếp với 13 người, theo 1 phúc tŕnh của tổ chức dân quyền. Al-Kidd không đuợc xin lỗi.
Các luật sư chuyên về dân quyền xác nhận chưa 1 bộ trưởng tư pháp nào bị quy trách nhiệm. 5 cựu bộ trưởng yêu cầu toà tối cao không chấm dứt truyền thống ấy, tuy 31 vị khác bênh vực Al-Kidd. Nhưng, chính quyền lưu ư Al-Kidd v́ anh đi Yemen sau vụ 11-9 và có liên lạc với 1 đối tượng bị Bộ tư pháp truy tố về âm mưu khủng bố qua mạng tin học. Nghi can ấy là cựu sinh viên Sami Omar al-Hussayen của trường Idaho và Al-Kidd là 1 cầu thủ của đội bóng nhà trường thời kỳ thập niên 1990. Đầu năm 2003, Al-Kidd định đi Saudi Arabia để t́m hiểu luật pháp Hồi Giáo và Arap. Cho tới gần đây, sau khi kết hôn lần thứ hai, Al-Kidd chỉ có thể đi lại 4 tiểu bang miền tây và đuợc lệnh phải cư trú ở Las Vegas. Cuộc hôn nhân trở thành khủng hoảng và người thân sống trong căng thẳng đến mức toà án phải cho phép anh t́m chỗ ở riêng.
T́m đuợc việc giao hàng tiếp tế cho 1 tiệm buôn ở căn cứ không quân Nellis gần Las Vegas, nhưng chỉ 9 tháng sau đuợc thông báo là giới chức an ninh căn cứ không chấp nhận anh ra vào căn cứ.
Al-Kidd buộc phải kiện để bạch hoá lư lịch - anh khẳng định "Tôi hoàn toàn mất niềm tin vào hệ thống".
Viet Bao