Đă từ rất lâu, dư luận và ḷng người dân luôn thắc mắc về sự thật việc phân định biên giới theo hiệp ước 1999 giữa ta và Trung Quốc. Nhiều ư kiến, với những dẫn liệu khó bác bỏ, cho rằng với hiệp ước này, ta đă bị mất không ít đất đai, nổi bật là băi Tục Lăm (Quảng Ninh), đất bên dưới Hữu nghị quan (Lạng Sơn) và đau xót nhất là một nửa thác chính Bản Giốc (Cao Bằng).
Tôi có theo dơi giải đáp của các quan chức ta về những thắc mắc này, nhận thấy không được rơ ràng, thuyết phục, v́ chỉ có những khẳng quyết chung chung mà không đưa ra được cứ liệu cũng như bản đồ để giải tŕnh. Và không hiểu v́ cớ ǵ, đến tận hôm nay, tức là hơn 11 năm sau khi Hiệp ước biên giới được kư kết, Nhà nước ta vẫn không công bố bản đồ này cho toàn dân rơ?
Để an ḷng dân, tôi khẩn thiết đề nghị Nhà nước công bố ngay bản đồ biên giới theo Hiệp ước 1999 và giải đáp rơ ràng những thắc mắc của quốc dân đồng bào về việc mất đất.
Riêng về thác Bản Giốc, thắng cảnh hàng đầu của nước ta, đă hàng trăm năm nay được mọi người dân mặc định là đất Việt Nam, được chính Nhà nước tuyên truyền rộng răi qua mọi phương tiện, nay ai nấy đều sốc nặng khi nghe tuyên bố là ta chỉ có phần thác phụ và ½ thác chính! Điều này đánh rất nặng vào t́nh cảm thiêng liêng của dân ta, làm dấy lên nhiều câu hỏi về trách nhiệm bảo vệ chủ quyền lănh thổ của Nhà nước, mà chẳng cần có bọn “phản động” , “thù địch” nào kích động hết!
Vụ một nhà báo (trẻ?) của ta mới đây dịch bài trên truyền thông Trung Quốc giới thiệu thác Dieten của nước này với hàng loạt ảnh minh họa mà không hề biết rằng đó chính là thác Bản Giốc lừng danh của nước ḿnh quả là một mối nhục quốc thể! Một lần nữa, đây rơ ràng là hậu quả của việc các vị hữu trách lâu nay chỉ lo ngăn chặn đánh phá thông tin “lề trái” (nói theo “lạ ngữ” là “tả biên”), “diễn biến ḥa b́nh” (nói theo “lạ ngữ” là “Tây biên đảo”), quên phắt nhiệm vụ trọng yếu hơn nhiều là giáo dục Đảng viên và công dân không v́ theo “lề phải” (“hữu biên”) mà thành “hữu khuynh” (thực chất chính là “Bắc biên đảo” ).
Nhân đây tôi xin giới thiệu một số h́nh ảnh thác Bản Giốc mà bản thân chụp và sưu tầm được trong một chuyến đi đầu năm 2008 để quí bạn đọc có thể so sánh cảnh đẹp tuyệt vời của thác trước đây khi c̣n hoàn toàn của nước ḿnh với thực trạng bây giờ.
1/ Toàn cảnh khu vực thác Bản Giốc. Ảnh do người dân địa phương cung cấp cho tác giả với chỉ dẫn rằng thác hoàn toàn của VN, cột mốc biên giới trước đây nằm sát con đường phía bên phải thác.
2/ Cảnh thác do tác giả chụp đầu năm 2008. Có một dấu mộc đỏ chia đôi thác chính trên thềm đá.
3/Có thể thấy rơ nhà cửa và thuyền của Trung Quốc bên phải sông. Người đang đứng câu cá trên thác, ở địa phận VN (theo hiệp ước 1999), là người dân Trung Quốc bên kia sang.
4/ Cận cảnh người đàn ông Trung Quốc câu cá.
Hoàng Hưng
Theo: BVN
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN