R8 Vơ Lâm Chí Tôn
Join Date: Feb 2007
Posts: 19,307
Thanks: 47,192
Thanked 32,779 Times in 14,780 Posts
Mentioned: 617 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 6926 Post(s)
Rep Power: 58
|
Trung Hoa tấn công kinh tế nước Pháp
Từ Nguyên
Các dân tộc Việt, Hoa, Nhật, Hàn khắp nơi trên thế giới vừa đón chào năm mới, năm Tân Măo nói theo người Việt hay năm con thỏ, Year of the Rabbit, nói theo các dân tộc khác.
Báo chí Pháp được dịp nói về Trung Hoa, một nước Tàu đang lên, một chủ nợ giàu có đang xâm lấn trong mọi ngành hoạt động trên hoàn vũ trong đó lẽ dĩ nhiên không chừa nước Pháp.
Chính quyền và các nhà kinh doanh Trung Hoa tung tiền mua đất đai, lâu đài, đầu tư vào các công ty kỹ nghệ, công nghệ của thế giới. Pháp là một trong những mục tiêu của chính sách bành trướng của Trung Hoa: không những bị lấn chiếm, c̣n bị đánh cắp tài liệu bí mật kỹ nghệ, công nghệ, các bằng sáng chế...
Mới đây vài tuần, ba nhân viên cao cấp của công ty xe hơi Renault bị sa thải v́ đă đánh cắp tài liệu mật, mà cơ quan đặt hàng có thể là công ty Grid Corporation of China, tương đương với EDF của Pháp. Cho dù không ai xác nhận điều này, chuyên viên ngành t́nh báo kỹ nghệ của Pháp cho rằng chuyện đó đă gây thiệt hại cho quyền lợi lâu dài của Pháp.
Xí nghiệp Pháp: mồi ngon
Tài liệu của cơ quan này cho biết rằng nước Pháp được người Hoa đặc biệt chiếu cố trên mọi ngành hoạt động kinh tế, đầu tiên là kỹ nghệ. Vào thị trường thế giới chỉ mới 20 năm nay, Trung Hoa cố gắng bắt kịp kỹ thuật của các nước Tây phương.
Năm 2006, bộ trưởng Kỹ Nghệ của chính phủ Trung Hoa nhận xét rằng 70% hàng do Trung Hoa sản xuất là dưới bằng sáng chế của ngoại quốc. Ông ra hạn 15 năm phải lật ngược thế cờ, theo lời một chuyên viên Pháp. Kết luận: Mọi phương thức đều tốt, bất kể hợp pháp hay bất hợp pháp. Đối với Hoa kiều, làm gián điệp để cung cấp tin tức, tài liệu cho nhà nước là một “nhiệm vụ công dân” theo lời Franck Decloquement, chuyên viên về ngành gián điệp kinh tế.
Theo Trung Ương T́nh Báo Quốc Nội (DCRI) của Pháp, 15% của những vụ xâm nhập vào chương tŕnh điện toán của các công ty Pháp tới từ Trung Hoa. Như vậy, cùng với Hoa Kỳ, Trung Hoa là nước hàng đầu đă nhắm đến mục tiêu là các xí nghiệp Pháp.
Các xí nghiệp Pháp bị chê là “ngây thơ,” không biết cách bảo vệ những bí mật của ngành sản xuất. Nhiều khi c̣n rộng răi đối với kẻ mà họ cho rằng “đang cầm ch́a khóa của một thị trường hằng tỷ người tiêu thụ.” V́ sợ mất phần, xí nghiệp Pháp không tố cáo hành vi bất chính của xí nghiệp Trung Hoa, đa số được chính quyền Trung Hoa bảo bọc.
Những ví dụ cụ thể
Đối với những chuyên viên, đây là chính là “t́nh báo kinh tế.” Khai thác những tin tức qua những nguồn tin công khai, như những trang nhà trên mạng lưới, các tạp chí chuyên môn, các hội chợ, các cuộc hội thảo. Để được những tin tức này, người Hoa trông cậy vào sự “ngây thơ” của các xí nghiệp Pháp. “Xí nghiệp Pháp không cho đây là một mối họa đối với họ,” lời của giám đốc trường Chiến Tranh Kinh Tế tại Paris. “Do đó, các xí nghiệp Pháp rất dễ bị khai thác.”
Sau đây là vài sự việc đă xảy ra.
Gọi thầu
Người Hoa mở một cuộc đấu thầu và mở rộng cho thị trường thế giới. “Mục đích, theo một thông tư nội bộ, là để nhử mồi từ các nước đại kỹ nghệ.” Muốn được việc, các đại công ty vội vă nộp hồ sơ tham dự đấu thầu. Họ bị thúc giục, kêu gọi để nói rơ hơn hay tăng tiến về phương diện kỹ thuật. “Công ty nào cũng muốn ḿnh được thầu nên cải thiện hồ sơ, một lần, hai lần, nhiều lần... cho đến khi người Hoa nói: đủ rồi.” Tới lúc đó, họ tuyên bố: chương tŕnh đó đă bị hủy bỏ.
An ninh thế vận hội
Người Hoa tung tin ra rằng sẽ bỏ ra 500 triệu Euro chi cho vấn đề an ninh của Thế Vận Hội Bắc Kinh để dụ dỗ những chuyên viên trong ngành này. Nhiều công ty Pháp nhanh nhẩu nhào vô. Các công ty này đă có chương tŕnh huấn luyện nhân viên người Hoa. Trong hai năm, người Hoa chỉ tốn 5 triệu Euro.
Bản sao của TGV?
Người Hoa tung tin rằng họ sẽ mua TGV của Pháp. Sứ Quán Pháp tại Bắc Kinh trong nhiều tháng thảo luận chương tŕnh huấn luyện kỹ sư người Hoa. Chừng vài tháng sau, công ty người Hoa đưa ra một mẫu tàu siêu tốc mới, góp nhặt từ TGV của Pháp và ICE của Đức. Chuyện mua TGV coi như dẹp bỏ.
Một công ty mới
Để có chân đứng tại Hoa Lục, một số kỹ nghệ gia Pháp hiệp cùng với người Hoa lập công ty hỗn hợp và truyền lại kỹ thuật cho người Hoa. Một thời gian sau, người Pháp thấy có nhiều công ty người Hoa sản xuất sản phẩm y hệt, và lại do chính người Hoa đă hợp tác với người Pháp đứng chủ trương.
Kiện ngược (bằng sáng chế)
Công ty điện Schneider Electric sử dụng một cái móc 5 mm trong máy để cúp điện theo bằng sáng chế có từ năm 1996. Năm 2006, công ty Chint đưa công ty Scheiner Electric ra ṭa về tội mạo hóa. Ṭa án Trung Hoa ở Wenzhou buộc Scheiner Electric ngưng hoạt động tại Trung Hoa phạt vạ 330 triệu yuan (33 triệu Euro). Schneider thương thuyết để trả một nửa số tiền phạt và rút lui khỏi thị trường Hoa Lục.
Mua lại xí nghiệp
Mục đích để học lấy kỹ thuật chế tạo. Một khi đă rành rẽ, công ty đóng cửa xí nghiệp đă mua ở Pháp, xây dựng một xí nghiệp y hệt tại Hoa Lục. (lời giải thích của Franck Decloquement, đồng tác giả cuốn Petit traité d'attaque subversive contre les entreprises)
Trường hợp của Rhodia
Bluetar, công ty đă mua phần hoạt động sản xuất silicone của công ty Rhodia, hàng đầu sản xuất chất này trên thế giới. Sau khi mua, công ty giữ hai chi nhánh tại vùng Rhône-Alpes và xây dựng một công ty tại Hoa Lục có mức sản xuất cao bằng tất cả các công ty ở Âu Châu cộng lại.
Người ta có quyền tự hỏi: ngành sản xuất silicon của Âu Châu c̣n được tới bao giờ?
Lời khuyên của t́nh báo Pháp
-Chuyên viên không nên để máy điện toán tiếp tục mở trên chuyến tàu TGV, khi đi ăn chung hay ngồi chung với nhân viên người Hoa trên máy bay đừng có nói nhiều.
-Coi chừng máy ghi âm trong pḥng họp. Không nên mời các phái đoàn ngoại quốc trong pḥng hội của công ty, v́ sau đó, nếu có cuộc hội họp quan trọng, không ai để ư t́m ṭi xem thử có bị đặt máy vi âm trong pḥng.
Các phương thuật sử dụng
Những phương thuật đă được áp dụng đối với “con mồi” cũng là cổ điển thôi. Đầu tiên là mỹ nhân kế, sau đó là mua chuộc bằng tiền hay t́nh cảm.
Khi một chuyên viên người Pháp công tác ở Hoa Lục, cơ quan t́nh báo Pháp khuyến cáo không nên làm thân với phụ nữ ra tiếp đón. Nếu chuyên viên có gia đ́nh lại càng phải cẩn thận hơn nữa. V́ sau này, những h́nh ảnh hay cuốn phim ghi lại sẽ rất là tai hại.
Một nhà nghiên cứu trong ngành bào chế thuốc đă bị lâm vào cảnh này. Khi nhận được cuốn video quay đêm hôm trước trong khách sạn, ông cho biết ngay sẵn sàng hợp tác, vô điều kiện.
Nhà nước hay công ty Hoa Lục gởi chuyên viên đi thực tập tại Pháp. Con số từ 20,000 đến 30,000 người. “Không phải tất cả là những điệp viên, nhưng con số nhiều như vậy phải khiến cho chúng ta phải canh pḥng,” lời của một chuyên viên trong ngành.
Năm 2009, nhiều nhà nghiên cứu tại Trung Tâm CNRS sửng sốt khi thấy một người Hoa đệ tŕnh một bằng sáng chế về một chất mà họ đă làm việc 15 năm nay. Cuộc điều tra cho biết: 10 chuyên viên người Pháp đă làm việc 10 năm cho bằng sáng chế này cho người Hoa đứng tên!
Tại Paris và vùng phụ cận
Trong Paris và vùng phụ cận, người Hoa trở thành chủ sạp báo ngày càng nhiều, thêm với những hiệu Bar-tabac, PMU (đua ngựa, loto...). Từ vài thập niên trước, Hoa kiều làm chủ nhiều quán ăn, ngành may mặc, ngày nay giới trẻ đă mở rộng ngành hoạt động.
Những người này sẵn sàng trả giá cao hơn để được sang nhượng tiệm bán báo, tiệm bán hàng xén. “Một tiệm giá 550,000 Euro, người Hoa trả 600,000 tiền mặt để mua,” lời một chủ tiệm người Pháp trong thành phố Levallois (theo nhật báo Le Figaro). “Làm sao họ có nhiều tiền mặt như vậy, đó là thắc mắc của cảnh sát.”
Giới thạo tin cho biết rằng người Hoa sẽ tăng cường hoạt động trong ngành khách sạn (cũng đă có nhiều khách sạn của người Hoa rồi) và các tiệm bán hoa. Một số khác đă mua đất quanh Paris để trồng trọt, chăn nuôi. Tương lai, người Pháp không cần phải nhập cảng hoa từ Ḥa Lan hay rau trái từ Thái Lan?
50 xí nghiệp Trung Hoa hoạt động trên phần đất của một trại lính dẹp bỏ tại Chateauroux cuối năm nay. Các công ty này sẽ ráp những bộ phận gởi từ Trung Hoa và sẽ bán ra, thật rẻ, dưới nhăn hiệu Made in France từ Chateauroux Business District.
Chắc chắn rồi đây hàng Made in France thứ thiệt do người Pháp sản xuất trên đất Pháp không sao cạnh tranh nỗi, lúc đó... nói ǵ th́ cũng muộn! Chuyện đó đă xảy ra tại Toscane, miền Bắc nước Ư: người Pháp thấy cái lợi trước mắt mà không chịu suy nghiệm.
|