* Một anh hùng dân tộc đă trở thành thủ lănh độc tài, một đảng cách mạng đă biến thành phản cách mạng chỉ tập hợp những phần tử phản động và xôi thịt!
* Phải biết chuẩn bị kịp thời để hợp sức nhân dân loại bỏ độc tài và kiến tạo dân chủ, phú cường và văn minh!
Cuộc “Cách mạng Hoa nhài” đă diễn ra ở Tunesien vào cuối tháng 12.2011 và đă đẩy được nhà độc tài Tổng thống Ben Ali ra khỏi nước sau trên hai thập niên cai trị độc tài và gia đ́nh trị, coi Tunesien như tài sản riêng của gia đ́nh. Cuộc “Cách mạng Hoa nhài” cũng đang bung ra ở nhiều nước của thế giới Ả rập. Cao điểm hiện nay là Ai cập. Trong hai tuần qua hàng triệu nhân dân Ai cập đă xuống đường đ̣i Tổng thống Husni Mubarak phải từ chức. Cuộc “Cách mạng Hoa nhài” ở Ai cập không chỉ làm lung lay chế độ Mubarak, mà c̣n làm rung động cả thế giới Ả rập, lo lắng cho Do thái, bàng hoàng cho cả Mĩ lẫn Âu châu và tạo xúc động sâu sắc trong giới trẻ và những người tiến bộ trên thế giới.
Chuyện ǵ đang diễn ra? Tương lai của Mubarak? Tương lai của Ai cập? VN giống Ai cập ở những điểm nào? Những người dân chủ VN cần rút ra bài học ǵ?
Từ anh hùng dân tộc trở thành tên độc tài gia đ́nh trị và đă tự phá nát gia tài
Ảnh - Google
Suốt 30 năm Mubarak đă cai trị Ai cập, nay đă 83 tuổi và từng dự tính để cho con trai nối ngôi. Khi c̣n trẻ Mubarak là một ngôi sao sáng cả trong quân đội lẫn chính trị ở Ai cập. Ông trở thành sĩ quan phi công của quân lực Ai cập ngay từ đầu thập niên 50. Từ cuối thập niên 60 trở thành Tư lệnh không quân. Trong chiến tranh Jom-Kippur 1973 do Tổng thống Anwar as-Sadat làm tổng tư lệnh, Mubarak đă trở thành người hùng của Ai cập và thế giới Ả rập v́ đă có công chiếm lại Sinai đă bị Do thái cướp trong chiến tranh 6 ngày (1967). Không chỉ đánh đuổi Do thái khỏi Sinai, chiến thắng Jom-Kippur c̣n rửa nhục và phục hồi danh dự cả cho Ai cập lẫn thế giới Ả rập. V́ thế trung tướng không quân Mubarak đă được Sadat cất nhắc làm Phó tổng thống. Sau khi Tổng thống Sadat bị một nhóm Hồi giáo cực đoan giết vào đầu tháng 10.1981 th́ vài ngày sau Mubarak trở thành Tổng thống Ai cập.
Việc thảm sát Tổng thống Sadat đă gây xúc động lớn trong nhân dân Ai cập và họ hoàn toàn tin tưởng vào người kế vị ông, tức Phó Tổng thống Mubarak và người hùng của Ai cập trước đó ít năm. Nhân dân Ai cập để cho Mabarak toàn quyền hành động và tin những lời hứa của Mubarak sẽ đưa Ai cập tiến đến dân chủ và phú cường. V́ thế Đạo luật “Thiết lập t́nh trạng đặc biệt” sau khi Tổng thống Sadat bị ám sát đă không bị giới hạn thời gian và lănh vực, trái lại đă được Mubarak cố t́nh kéo dài suốt trong 30 năm qua.
Nhưng từ khi nắm được quyền, thay v́ từng bước cải tổ Ai cập từ một nước chậm tiến, lạc hậu và cực đoan thành một xă hội dân chủ, cởi mở và phú cường, Mubarak đă biến Ai cập thành sở hữu riêng của ḿnh và gia đ́nh. Cả quân đội lẫn công an mật vụ đă biến thành công cụ củng cố quyền hành cho Mubarak, gia đ́nh và và vây cánh. Suốt 30 năm qua Mubarak đă cai trị Ai cập theo Đạo luật “Thiết lập t́nh trạng đặc biệt”. Tuy Ai cập cũng có Hiến pháp dân chủ, nhưng Đạo luật này cho phép Mubarak độc quyền trong mọi quyết định. Các cuộc bầu cử Tổng thống và Quốc hội chỉ được tổ chức theo dân chủ chiếu lệ. Mubarak đă thắng trong tất cả các cuộc bầu tử Tổng thống suốt trong 30 năm qua và được coi là Tổng thống lâu nhất thế giới. Các cuộc bầu cử Quốc hội cũng chỉ là dân chủ trá h́nh. Đảng của chính quyền Mubarak luôn luôn chiếm đa số tuyệt đối, đàn áp các tổ chức đối lập và các nhân sĩ dân chủ. V́ tuổi cao nên Mubarak cũng đă dự tính đưa con trai lên kế nghiệp!
Đối với Mĩ và Âu châu, Mubarak đă tuyên truyền coi như chế độ của ông đang được ḷng dân, tạo được ổn định chính trị lâu dài và là lực ngăn cản hữu hiệu các tổ chức Hồi giáo cực đoan. Ai cập giữ vị trí chiến lược quan trọng ở Trung Đông : Với dân số trên 80 triệu người là nước đông dân nhất ở Trung Đông, kênh đào Suez là đường huyết mạch vận chuyển dầu hỏa và hàng hóa từ Trung đông sang Mĩ và Âu châu. Ai cập đă từng có nền văn minh cao trên thế giới và là nước lănh đạo trong thế giới Ả rập, lại có chính sách chung sống ḥa b́nh với Do thái.
V́ hội đủ những điều kiện này nên Mĩ và EU suốt mấy thập niên qua đă coi Mubarak là người bạn thân thiết, đồng minh tin cậy, đổ nhiều viện trợ và đầu tư cho Ai cập, nhắm mắt bỏ qua những cuộc đàn áp đối lập, chà đạp nhân quyền và các cuộc bầu cử gian lận của Mubarak. Riêng Mĩ mỗi năm bỏ ra trên 2 tỉ USD viện trợ cho Ai cập, trong đó khoảng 1,3 tỉ USD cho viện trợ quân sự. Các sĩ quan Ai cập đều được huấn luyện tại các trường quân sự ở Hoa ḱ.
Cuộc nổi dậy rất nhanh, vũ băo, nhưng ḥa b́nh và đầy tinh thần trách nhiệm
Cho tới gần đây các đồng minh của Mubarak vẫn tin rằng ông ta vẫn nắm chủ động t́nh h́nh chính trị và chế độ Mubarak rất ổn định. Nhưng chỉ vài tuần sau chế độ độc tài Ben Ali bị nhân dân Tunesien, đặc biệt là giới thanh niên và các giới có học, lật đổ th́ phong trào nổi dậy của nhân dân Ai cập đă diễn ra rất nhanh, dồn dập và mănh liệt không ai tiên liệu trước. Trong tuần lễ đầu của tháng 2. 2011 có những ngày hàng triệu người đă tổ chức các cuộc biểu t́nh rộng lớn chưa từng có ở thủ đô Ai cập và một số thành phố lớn, nhưng tập trung đông nhất ở thủ đô Cairo.
Ảnh - Google
Đại đa số người biểu t́nh là giới trẻ, gồm sinh viên, học sinh, thành phần trung lưu tập hợp nhanh với nhau qua các phương tiện thông tin điện tử Internet như các Blog, Facebook, Youtube, Twitter…do chính họ thiết lập và liên lạc với nhau. Chỉ trong ít ngày phong trào đối lập đă huy động được hàng triệu nhân dân Ai cập, thuyết phục được nhiều nhóm chính trị, nhiều nhân sĩ, kể cả cả các tôn giáo từng chống đối lẫn nhau để cùng tham gia đấu tranh chung chống chế độ độc tài Mubarak.
V́ đa số nhân dân Ai cập đều cảm nhận thấy, suốt 30 năm qua họ đă bị tước đoạt các quyền chính trị, quyền có công ăn việc làm, quyền sinh sống có nhân phẩm. Họ vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng của chế độ độc tài thối nát gia đ́nh trị Mubarak. Ngụp lội trong quyền lực và tiền bạc nên Mubarak đă ngạo mạn khinh thường sự hiểu biết và ư chí của nhân dân Ai cập, nhất là những thế hệ trẻ có tŕnh độ hiểu biết rộng răi, có liên hệ với thế giới bên ngoài, nhận biết được hướng đi chung về dân chủ trên thế giới, cảm nhận được sự tụt hậu của đất nước và những ô nhục mà chế độ Mubarak đă reo giắc cho Ai cập suốt 30 năm qua!
Hàng triệu người trẻ hồ hởi, tự tin, phong cách rất ḥa b́nh nhưng cương quyết đă tự động kéo về Cairo. Mục tiêu duy nhất của những người biểu t́nh là đ̣i Mubarak phải từ chức ngay và tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ tự do. Thái độ quả cảm, cương quyết, trật tự và ḥa b́nh của hàng triệu thanh niên đă thuyết phục được quân đội Ai cập. Bộ Quốc pḥng đă công khai nh́n nhận quyền phản kháng diễn ra trong ḥa b́nh trật tự của nhân dân là một quyền chính đáng!
Trước khí thế hùng mạnh của các đoàn biểu t́nh, đêm 1.2 Tổng thống Mubarak đă phải lên tiếng trên đài truyền h́nh là không ra tranh cử Tổng thống vào tháng 9 sắp tới, nhưng lại muốn tiếp tục cầm quyền cho tới khi đó. Mặt khác Mubarak đă để cho các đảng viên của đảng cầm quyền và các lực lượng an ninh dùng xe Bus, ngựa, lạc đà và vũ khí tổ chức chớp nhoáng các cuộc tấn công chống lại người biểu t́nh tay không. Theo tin mới nhất của tổ chức quốc tế Theo dơi Nhân quyền (HRW) th́ hàng ngàn người đă bị thương và gần 300 người đă bị giết.
Ngày hôm sau Mubarak lại tuyên bố phải ở lại cầm quyền, v́ ra đi lúc này là gây thêm xáo trộn“. Nhưng chính Mubarak là thủ phạm đă gây ra cảnh xáo trộn ngày hôm trước, nay lại gian manh lấy đó làm lí do để ngồi tiếp tục giữ quyền lực. Cùng lúc đó Mubarak c̣n cho tay sai đe dọa và đàn áp các nhà báo ngoại quốc đă tường thuật trung thực về ư chí và thái độ ḥa b́nh của các đoàn biểu t́nh và các hành động côn đồ dă man của chế độ Mubarak. Những việc làm trên của Mubarak cho thấy bọn độc tài đều giống nhau bất cứ ở đâu!
Chỉ là cuộc biến động hay là một cuộc cách mạng?
Cuộc đứng lên của nhân dân Ai cập trong các tuần lễ gần đây có một số đặc điểm:
1. Đây là cuộc nổi dậy phi bạo lực của nhân dân, đặc biệt các thành phần tiến bộ trong các giới trẻ có tŕnh độ học vấn và trung lưu ở Ai cập. Họ cảm nhận trực tiếp và rất thấm thía về những mất mát và thiệt ḥi cho chính bản thân và đất nước do chế độ Mubarak đă gây ra cho Ai cập trong suốt 30 năm qua. Khát vọng lớn nhất của họ là muốn chấm dứt sớm chế độ độc tài và gia đ́nh trị Mubarak đă cai trị bằng độc tài và tham nhũng trên 30 năm, đồng thời muốn thấy một xă hội dân chủ, tôn trọng các giá trị của con người.
2. Đây là cuộc vận động chính trị đầu tiên trên thế giới, trong đó các mạng điện tử Blog, Facebook, Youtube, Twitter… được sử dụng tối đa. Sự nối kết mạng Internet được coi là vũ khí thông tin và cổ động vô cùng nhanh chóng, hữu hiệu cho những người dân chủ trong việc huy động và tổ chức các cuộc biểu t́nh có trật tự, ḥa b́nh với sự tham dự của hàng triệu người với nhiều khuynh hướng chính trị và tôn giáo khác nhau.
3. Chế độ độc tài gia đ́nh trị Mubarak đang dùng mọi thủ đoạn từ hứa hẹn, mua chuộc tới chia rẽ và đàn áp để cố giữ được quyền càng lâu càng tốt. Mubarak đă vội vă cải tổ chính phủ, rồi tuyên bố không ra tranh cử Tổng thống vào tháng 9, nhưng đồng thời lại cho công an mật vụ từ công khai đến hóa trang thành những bọn côn đồ để đàn áp và khủng bố các người biểu t́nh và đe dọa các nhà báo quốc tế. Hiện nay đang cho vây cánh mở các cuộc đàm phán chính trị với các đoàn thể đối lập để gây nghi ngờ, chia rẽ và mua thời gian.
4. Mĩ và EU đang đứng trước khó khăn: Nếu kéo dài chế độ Mubarak th́ t́nh h́nh sẽ càng xáo trộn hơn và là cơ hội tốt để các nhóm cực đoan, nhất là các phần tử Hồi giáo cực đoan khai thác t́nh h́nh. Nếu can thiệp trắng trợn th́ có thể khơi dậy tinh thần dân tộc của người Ai cập và thế giới Ả rập. Hoa ḱ và EU có biết cách khôn khéo giúp các tổ chức chính trị dân chủ của Ai cập thiết lập chế độ dân chủ thực sự, hay lại phù trợ một vài tướng lănh để có ổn định chính trị giả tạo.
5. Các lực lượng chính trị dân chủ Ai cập và các tổ chức Hồi giáo không cực đoan có ư thức được cơ hội rất tốt và các thách thức trước mắt để ngồi lại cùng nhau lập một liên minh dân chủ rộng răi. Biết tập hợp các thành phần chính trong xă hội, kể cả quân đội, làm hạt nhân và lực lượng hậu thuẫn cho việc thành h́nh một chế độ dân chủ mới ở Ai cập.
Liệu các cuộc “Cách mạng Hoa nhài” ở Tunesien và Ai cập có kết thúc tốt đẹp như các cuộc “Cách mạng Nhung” đă chấm dứt các chế độ độc tài toàn trị Cộng sản ở Đông Âu trước đây hơn 20 năm không? Chưa ai có thể trả lời được câu hỏi này.
T́nh h́nh hiện nay ở Ai cập cho thấy, ḷng dân đă vô cùng bất măn, chán trường với chế độ độc tài đang dâng lên cao. Nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy, các lực lượng dân chủ chưa theo kịp được phong trào của nhân dân, chưa được tổ chức chặt chẽ và biết liên minh với nhau ! V́ thế một số nguy cơ đang xuất hiện: Một phong trào nhân dân rộng lớn đưa ra đ̣i hỏi triệt để cho một cuộc cách mạng dân chủ nhưng cuối cùng có thể trở thành chỉ là một biến động chính trị, thay thế tên độc tài này bằng những kẻ lường gạt chính trị khác. Hoặc sẽ để những phe nhóm quá khích lợi dụng dàn dựng các chế độ dân chủ h́nh thức, rồi mau chóng trở lại độc tài kiểu này hay kiểu khác. Khi đó những sự hi sinh của các giới trẻ sẽ bị phung phí và ḱ vọng nhân dân bị phản bội!
***
Ảnh - Google
Một đảng cách mạng đă biến thành phản cách mạng chỉ tập hợp những phần tử phản động và xôi thịt!
T́nh h́nh Việt Nam có nhiều điểm tương đồng với Ai cập:
1. Chế độ Mubarak đă độc tài gian trá 30 năm ở Ai cập th́ chế độ toàn trị ở VN c̣n độc tài tàn bạo hơn nhiều suốt trên 60 năm, thoạt tiên chỉ ở miền Bắc nhưng từ gần 36 năm qua trên toàn VN. Có thể nói đây là chế độ độc tài tàn bạo chưa từng có trong lịch sử mấy ngàn năm của VN. Nếu thời trẻ Mubarak đă là anh hùng của Ai cập, th́ vào thuở ban đầu nhiều người khởi xướng phong trào Cộng sản ở VN cũng đă từng trở thành anh hùng. Họ đă từng đánh đuổi thực dân, giành độc lập.
2. Nhưng từ khi trở thành Tổng thống Ai cập th́ quyền bính đă làm mù nḥa “anh hùng” Mubarak. V́ tham lam quyền lực nên Mubarak đă gạt bỏ tất cả những lời hứa với nhân dân Ai cập. Mubarak đă lợi dụng “t́nh trạng đặc biệt” để tập trung tất cả quyền hành trong tay, kiêm tổng tư lệnh quân đội; quốc hội, ṭa án, công an đều dưới sự sai khiến của Mubarak. Tất cả các cơ quan nhà nước trở thành công cụ phục vụ tham vọng riêng của Mubarak và gia đ́nh.
Ở VN cũng vậy. Từ khi nắm được chính quyền quyền hành cũng đă làm mù ḷa các “anh hùng Cộng sản” ở VN. Đúng như chính các đồng chí đă nhận xét về họ: Họ đă hiện thành những kẻ “kiêu ngạo Cộng sản”. Sau khi đuổi được thực dân Pháp ra khỏi miền Bắc những người cầm đầu khi đó đă quay mũi súng và lưỡi lê giết hại nông dân, công nhân, trí thức và văn nghệ sĩ -những người đă có công đưa họ lên cầm quyền!
Tuy chiến tranh đă chấm dứt 36 năm, nhưng những người cầm đầu Cộng sản VN đă quên những lời hứa dân chủ tự do. Ngược lại, họ bắt mọi người phải “yêu nước là yêu XHCN”! Mặc dầu vào giữa thập niên 40 người sáng lập của đảng này đă long trọng tuyên bố giải tán Đảng Cộng sản.
C̣n tiếp....