Trước và sau Tết Tân Măo, giá tắc kè ở Nghệ An bất ngờ tăng vọt lên đến hàng chục triệu đồng/con khiến nhiều người dân bỏ cả ruộng nương, bất kể sống chết vào tận rừng sâu, núi thẳm săn tắc kè.
Kiếm sống bằng tính mạng
Những ngày sau Tết, vách lèn đá ở xă Quang Thành (huyện Yên Thành, Nghệ An) mọc rêu trơn tuột, nhưng trẻ chăn trâu vẫn thoăn thoắt leo lên để bắt bằng được những chú tắc kè đang trốn lạnh trong kẽ đá.
Anh Phan Văn Chính, người mấy tháng qua lặn lội khắp các cánh rừng để bắt tắc kè cho biết: “Tắc kè thường trú trong bộng cây và trong kẽ nứt lèn đá. Phải lùa được tắc kè vào ống tre để nó không đứt đuôi. Đuôi tắc kè rất dễ đứt, nếu đứt đuôi, có cho không cũng chẳng ai lấy”.
Một chú tắc kè mới săn được
Anh Chính thở dài: “Trước đây vùng rừng ni tắc kè kêu điếc cả tai nhưng 2 tháng trở lại nay đột nhiên lên cơn sốt tắc kè nên già trẻ, gái trai lùng sục khắp nơi để bắt. Bây giờ vùng rừng Yên Thành cũng đă cạn, tui phải đi lên miệt Con Cuông, Quế Phong, Kỳ Sơn để bắt. Nhưng cơn sốt tắc kè đă lan rộng khắp địa bàn Nghệ An nên giờ tắc kè hiếm lắm”.
Nguyễn Hải, một người mới săn tắc kè th́ cho biết: “Bắt tắc kè cũng thuộc dạng kiếm sống và kiếm chết. Tháng trước tui và 3 thằng bạn lên huyện Miền núi Quế Phong để săn tắc kè. Thằng Nam bạn tui đang leo lèn th́ trượt chân rơi xuống. Bọn tui tưởng nó chết, may chỉ găy chân. Riêng tui lần đang tḥ tay vô kẽ đá dưới chân lèn Đuống th́ bị con rắn mang bành mổ vô tay, về tới nhà đă hôn mê. May người nhà đưa đi cấp cứu kịp thời nên thoát chết.
Nguy hiểm vậy nhưng anh Hải cho biết sẽ tiếp tục săn bởi: “Tui đang mong bắt được con 3 lạng trở lên để đổi đời”.
Cũng v́ muốn đổi đời mà nhiều người đă bỏ cả ruộng nương vào tận rừng sâu núi thẳm để bắt tắc kè, một số nhà ở gần rừng có tắc kè sống th́ dỡ cả nhà để bắt. “Hôm trước nhà bà Bảy ở làng Đại thuê 20 người dỡ ngói bắt tắc kè tốn kém tiền triệu mà chỉ bắt được con tắc kè 1,5 lạng. Bán được 80 ngàn đồng” - anh Chính cho hay.
V́ sao tắc kè tăng giá “khủng”?
Theo nhiều người săn tắc kè, thương lái thu mua rao giá, nếu săn được tắc kè nặng 3 lạng, giá sẽ là 50 triệu đồng. Trên 3 lạng, cứ 1 gram tăng thêm 20 triệu đồng.Tắc kè dưới 3 lạng chỉ có giá 100.000-150.000 đồng/con. Tới thời điểm này, chưa có ai ở Nghệ An bắt được tắc kè trên 3 lạng.
Nguyễn Văn Tư, một tay chuyên thu mua tắc kè ở xă Yên Thành cho biết: “ Tui cũng được một đầu nậu ở TP. Vinh liên hệ nhờ mua và trả riêng tiền hoa hồng 1 con dưới 3 lạng là 50 – 70 ngàn đồng. 3 lạng trở lên là 5 - 10 triệu đồng/con. Vậy nên tui đứng ra thu mua và đi các xă cài cắm “cộng tác viên”. Những cộng tác viên này gom được hàng họ điện thoại cho ḿnh đến lấy. Thú thực tui cũng không biết họ mua làm ǵ nhưng chắc chắn là gom tắc kè để đưa sang Trung Quốc”. Tư cho biết thêm mỗi ngày anh cũng gom được khoảng 20 – 30kg tắc kè. Cứ khoảng 5 ngày lại có xe của đầu nậu đến bốc hàng...
Cũng có tin đồn rằng lưỡi của tắc kè lâu năm dùng để điều trị bệnh AIDS; thịt chế được chất kích dục, máu chữa được ung thư nên giá tắc kè mới vọt cao như vậy. Tuy nhiên các nhà y học đều khẳng định rằng không có một cơ sở khoa học nào để nói tắc kè chữa được bệnh AIDS và ung thư. Đó chỉ là lời đồn thổi.
Chúng tôi xin mượn lời nói của ông Phan Hồng- một lương y nổi tiếng ở huyện Đô Lương để làm đoạn kết cho bài viết này: “Tôi hơn 40 năm làm Đông y, chuyên thu mua tắc kè làm vị thuốc nhưng chưa thấy con nào nặng 3 lạng cả. Tôi nghĩ đây có thể là mưu mẹo của các trang trại tắc kè nhằm đẩy giá cao để tận thu tắc kè trong thiên nhiên làm mối lợi cho ḿnh. Và cũng có thể đây là một âm mưu phá hoại, tuyệt diệt tắc kè, làm mất cân bằng sinh thái. Rồi đây thảm hoạ thật khôn lường”.
(Theo Dân Việt)