SANTA ANA (NV) - Suốt buổi trưa Chủ Nhật, tại nhà hàng Regent West ở Santa Ana, hơn 400 cựu nam nữ Cảnh sát Quốc Gia cùng thân hữu, chiến hữu rộn ràng họp mặt tất niên, sửa soạn đón một Mùa Xuân mới với niềm tin mới “những người chiến sĩ VNCH trong đó có Cảnh Sát Quốc Gia đang được các sử gia Hoa Kỳ viết lại cuộc chiến Việt Nam để vinh danh những chiến sĩ VNCH, xác nhận sự chiến đấu can cường của họ trong công cuộc bảo vệ Tự Do, Dân Chủ của Việt Nam” như lời chiến hữu Trần Minh Công, một niên trưởng CSQG phát biểu trong dịp này.
Gia đ́nh Cảnh Sát Quốc Gia VNCH cùng nhau hoan ca Cảnh Sát Hành
Khúc và Xuân Họp Mặt khai mạc phần văn nghệ phụ diễn buổi Tất Niên CSQG.
Tổng hội trưởng CSQG/VNCH ở Hoa Kỳ, Phan Tấn Ngưu cũng đă chào mừng toàn thể chiến hữu qua một diễn văn khai mạc. Trong một bài nói ngắn gọn, ông Phan Tấn Ngưu lưu ư hai điều. Thứ nhất là sự đoàn kết khắng khít của tập thể Cảnh Sát Quốc Gia VNCH ở hải ngoại và thứ hai, theo ông, là sự chia rẽ trong truyền thông báo chí chỉ là do từ xích mích cá nhân làm sinh hoạt cộng đồng xáo trộn gần đây. Ông nhắn nhủ người CSQG nên tỉnh táo để không rơi vào điều mà ông đánh giá là âm mưu lũng đoạn cộng đồng mà Nghị Quyết 36 của Cộng Sản nhắm tới để khai thác triệt để.
Cũng trong diễn văn này, ông Phan Tấn Ngưu cho biết công việc của tổng hội sắp tới là sẽ có những bản phân tích cặn kẽ về cái nghị quyết này và sẽ gửi tới từng CSQG/VNCH để tập thể CSQG/VNCH ở hải ngoại thống nhất trong đường lối sinh hoạt và hoạt động.
Vẫn theo lời ông Phan Tấn Ngưu th́ cho đến nay, người chiến sĩ CSQG/VNCH ở hải ngoại vẫn là một khối. Những hội CSQG trên khắp đất nước Hoa Kỳ vẫn hoạt động thống nhất với nhau thông qua tổng hội. “Đó là một điểm son mà chúng ta phải ghi nhận và cố gắng duy tŕ trao truyền lại cho thế hệ hậu duệ”, ông Phan Tấn Ngưu nhấn mạnh.
Quả thực, kể từ ngày thành lập những tổ chức Ái Hữu CSQG cho đến nay, chưa bao giờ tập thể này bị phân hóa chia hai sẻ ba như nhiều hội đồng hương khác. Đến nay th́, theo các anh em trong tổng hội cho biết đă có mấy chục hội CSQG tại các tiểu bang Hoa Kỳ. Tất cả đều thống nhất hoạt động trong tổng hội. Trong Đặc San Phượng Hoàng, số Xuân Tân Măo 2011, đă giới thiệu hơn 10 hội CSQG ở Nam Bắc California, ở Texas, ở Washington D.C., ở Minnisota, ở Wichita, ở Chicago, ở Pomona, ở San Diego... tất cả đều thống nhất trong Tổng Hội CSQG/VNCH ở Hoa Kỳ.
Niên Trưởng Trần Minh Công đang nhắc nhở người CSQG vui Xuân
không nên quên nhiệm vụ tranh đấu và hương dẫn con em.
Tiếp đó là Niên Trưởng Trần Minh Công được mời lên nói chuyện. Ban tổ chức đă nhắc nhở mọi người tham dự nên lắng nghe nên cả hội trường đă im lặng trong suốt hơn 15 phút ông Trần Minh Công nói chuyện, một điều hiếm thấy trong các buổi sinh hoạt họp mặt trong cộng đồng người Việt. Ông Trần Minh Công sau khi chúc Tết mọi người đă đề cập đến sự thống nhất đoàn kết của lực lượng CSQG VNCH ở hải ngoại và rất hănh diện được cùng hoạt động chung với tập thể cựu quân nhân QLVNCH trong nhiều công tác đấu tranh cho đất nước Việt Nam được tự do và dân chủ thực sự.
Ông Trần Minh Công đă dành nhiều th́ giờ trong bài nói chuyện để đề cập tới điều mà người ta thường dè bỉu “chống cộng bằng mồm”. Theo ông Trần Minh Công th́ trong hoàn cảnh không c̣n chính phủ, không c̣n quân đội, cảnh sát, không có tiền bạc thế lực th́ chúng ta chỉ có thể “chống cộng bằng mồm. Đó là phương tiện hữu hiệu mà chúng ta đang thủ đắc nếu như chưa bị Cộng Sản khuất phục”.
Đề cập đến thế hệ con em, ông Công thấy rằng họ đang bị thuyết phục bởi sách báo tài liệu phản chiến, thân cộng đă có từ lâu tại các thư viện nơi nhà trường của họ. Nhưng rất may là gần đây, tháng 4 năm vừa qua, một số sử gia Hoa Kỳ đă tổ chức một cuộc hội thảo để nh́n lại chính xác cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong cuộc hội luận này chính các sử gia Mỹ sau khi đă nghe những nhân chứng trong cuộc chiến Việt Nam thuyết tŕnh, họ đă nghiên cứu đào sâu tài liệu, sự việc và đă cùng xác nhận, vinh danh sự chiến đấu của người lính VNCH trong đó có những chiến sĩ CSQG. Những những xác nhận này sẽ trở thành sử liệu, sẽ được viết ra và cũng sẽ được lưu tại các thư viện Hoa Kỳ. Đây là điều mà chúng ta cần nhắc nhở con em ḿnh t́m đọc đồng thời cũng luôn giải thích cho con em hiểu v́ sao chúng có mặt ở Hoa Kỳ, được tận hưởng một đời sống nhiều cơ hội thăng tiến, tại sao hàng trăm ngàn cha anh của chúng phải ở tù hàng chục năm trời. Đó là những bài học sơ đẳng mà chúng ta phải có cho con em của ḿnh. Đó cũng là trách nhiệm của thế hệ chúng ta.
Sau cùng, Niên Trưởng Trần Minh Công kết luận: “Xin được khởi đầu công việc này từ tập thể Cảnh Sát Quốc Gia chúng ta”.
Cuộc họp mặt tất niên của tập thể chiến sĩ CSQG đă được hầu hết các hội cựu quân nhân tại Nam California đến tham dự cùng một số hội đồng hương như Hội Đồng Hương Tây Ninh, Hội Ái Hữu Bạc Liêu. Trong số quan khách thân hữu, có bà Khúc Minh Thơ, một ân nhân đối với nhiều cựu tù cải tạo trong đó không thiếu Cảnh Sát Quốc Gia.
Nguyên Huy/Người Việt
Chiếc Áo Biết Buồn V́ Khói Thuốc
Những chiếc áo có thiết kế biết phản ứng trước khói thuốc lá. Các nhà vẽ kiểu Nien Lam và Susan Ngo đă hợp tác làm các tấm cảnh báo may vào trước áo. Các tấm bảng gọi là “Warning Signs” này sẽ đổi màu từ hồng tươi sang màu xám khi gần đó có chất carbon dioxide, nghĩa là khói thuốc lá. Vật liệu vải để đổi muà này có thermochromatic textile. Các video trên mạng
www.nienlam.com giải thích rơ hơn về kiểu áo đổi màu u buồn theo khói thuốc.
(Photo Nienlam.com)
Viet Bao
Học sinh nghỉ Tết, nhà trường mất tiền
WESTMINSTER (NV) - Khi đường phố Bolsa bắt đầu trở nên chộn rộn hơn, xe đông hơn, người đông hơn, và thoảng trong gió có mùi thuốc pháo, người ta biết: Tết đă cận kề.
Thầy cô giáo và học sinh trường McGarvin tham gia diễn hành Tết
Nguyên Đán cùng cộng đồng Việt Nam trong trang phục truyền thống
của dân tộc Việt Nam trong cuộc diễn hành Tết năm 2010. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
Tết Nguyên Đán ngày càng được xem trọng, càng được tổ chức linh đ́nh ở Little Saigon, kéo theo nhiều gia đ́nh cũng muốn duy tŕ phong tục như ở quê nhà: Cho con cái nghỉ học ngày đầu năm để đi lễ chùa, nhà thờ hoặc thăm viếng ông bà cô bác, hoặc xa hơn, “về Việt Nam ăn Tết.”
Chuyện nghỉ học một ngày, hai ngày, hay một tuần, mười ngày của học sinh thực ra không chỉ ảnh hưởng đến mỗi cá nhân học sinh trong việc bị mất bài vở, không theo kịp chương tŕnh, mà c̣n ảnh hưởng khá nhiều đến ngân khoản của nhà trường, của học khu.
Học khu bị trừ tiền
Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, ủy viên giáo dục Học Khu Garden Grove, cho báo Người Việt biết, “Phần lớn ngân khoản của tiểu bang được phân đều theo sĩ số học sinh. Nhưng nếu em nào nghỉ học ngày nào th́ trường học sẽ bị trừ tiền cho ngày đó, cho dầu là vắng mặt có lư do chính đáng, ví dụ như đau bệnh hay bận việc gia đ́nh.”
Giáo Sư Nguyễn Lâm Kim Oanh, cũng là ủy viên giáo dục của Học Khu Garden Grove, làm bài tính, “Mỗi ngày một học sinh vắng mặt, nhà trường mất đi khoảng $35. Nếu một ngày trong học khu Garden Grove có 1% tổng số học sinh nghỉ học th́ học khu sẽ mất $17,200. Và nếu như ngày nào cũng như thế th́ trong nguyên năm học khu sẽ bị mất khoảng 3 triệu Mỹ kim.”
Chuyện học sinh nghỉ Tết không phải chỉ là một điều giả sử theo lư thuyết. Ông Andrew Nguyễn, ủy viên giáo dục Học Khu Westminster, tiết lộ, “Khi ngày Tết Nguyên Đán không rơi vào dịp cuối tuần, lượng học sinh gốc Việt nghỉ học lại càng đông. Và như vậy không thể nói là học khu không bị ảnh hưởng, nhất là trong t́nh h́nh kinh tế suy giảm như hiện nay, ngân khoản cho giáo dục bị cắt đi rất nhiều.”
Học sinh trung học La Quinta High School tham gia diễn hành Tết Nguyên Đán 2009. (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)
Ông Andrew đưa con số minh họa về số học sinh nghỉ học của học khu Westminster năm 2009, là lần cuối cùng ngày Tết rơi vào ngày học. (Tết 2010 nhằm ngày cuối tuần.) Trong 3 Thứ Hai liên tiếp, tuần có Tết Nguyên Đán số học sinh nghỉ học bỗng dưng lên rất cao:
Thứ Hai, ngày 12 tháng 1, 2009: Tổng số học sinh vắng mặt trong Học Khu Westminster là 291.
Tuần sau đó, ngày 19 là lễ Martin Luther King Jr., trường đóng cửa.
Tuần sau, Thứ Hai, ngày 26 tháng 1, 2009, là Tết Nguyên Đán: Số học sinh vắng tăng vọt lên thành 742.
Tuần kế tiếp, Thứ Hai, ngày 2 tháng 2, 2009: Số học sinh vắng trở xuống 354.
“Số học sinh vắng trong ngày Tết Nguyên Đán năm đó tăng lên khoảng 400 em. Số tiền học khu bị mất chỉ riêng trong ngày đó là $12,000.”
Theo lời Luật Sư Nguyễn Quốc Lân, thông thường các học khu vẫn dự tính tài khóa dựa trên một số lượng vắng mặt trung b́nh (Average Daily Attendance - ADA). Nhưng nếu v́ lư do nào đó mà có một số lớn các học sinh vắng mặt trong một ngày nào đó, ví dụ như lễ lộc, bệnh dịch, băo tố... th́ “các trường học hay học khu cũng có thể bị trừ đi một số tiền tài khóa đáng kể.”
Chính v́ lư do này mà Luật Sư Lân cho rằng “đă có một số trường hợp các viên chức nhà trường tỏ ra khó chịu khi phụ huynh xin phép cho con cái nghỉ học v́ những lư do mà nhà trường cho là không chính đáng, ví dụ như đi Việt Nam dự đám tang ông bà hay thân nhân thân thiết, đi chơi theo cơ hội nghỉ việc của bố mẹ, nghỉ học tạm thời để chăm sóc anh chị em hay thân nhân trong gia đ́nh.”
Trong khi đây là khó khăn cho học khu Garden Grove và Westminster, th́ ngay sát bên vùng Little Saigon, học khu Santa Ana tỏ vẻ không lo lắng về điều này. Phát ngôn viên học khu Santa Ana, bà Angela Burrell, cho báo Người Việt biết học khu này chỉ có “khoảng 700 học sinh Việt Nam, nên chúng tôi không quan ngại về việc học sinh nghỉ học quá nhiều.” Ngay trong mùa lễ này cũng không có vấn đề, bà nói rơ.
Học khu đối phó việc học sinh tự ư nghỉ Tết
Theo Giáo Sư Kim Oanh, biện pháp cho học sinh nghỉ hẳn vào ngày Tết Nguyên Đán hoặc sắp dịp này vào ngày “non-students” tức học sinh được nghỉ nhưng thầy cô giáo đi làm, cộng điểm, hội họp, để giảm thiểu vấn đề ngân khoản bị cắt đi do học sinh vắng mặt nhiều là “không thực hiện được.”
Giáo Sư Kim Oanh nói, “Tết Nguyên Đán theo Âm lịch nên không có ngày nhất định. Thêm vào đó, nếu cho học sinh nghỉ Tết Nguyên Đán th́ các cộng đồng thuộc các sắc dân khác cũng muốn con họ được nghỉ những ngày lễ hội văn hóa của họ. Điều này sẽ gây xáo trộn lịch tŕnh học và làm mất ḥa khí trong học khu và cộng đồng.”
Luật Sư Lân, dù cho rằng việc sắp xếp cho học sinh nghỉ học vào ngày Tết Nguyên Đán cũng là “vấn đề nan giải,” nhưng “trên thực tế, học khu vẫn có thể sắp xếp các lịch tŕnh cho phép học sinh nghỉ học vào các ngày Tết mà không phải dùng lư do v́ ngày Tết.”
“Vấn đề chính là sự nhận định của các học khu hay hội đồng giáo dục có coi ngày Tết có quan trọng đủ để sắp xếp lịch tŕnh cho phù hợp với mọi yếu tố có hệ lụy hay không. Đây là vấn đề mà các phụ huynh Việt Nam nên đặt vấn đề với các viên chức nhà trường hay học khu liên hệ,” Luật Sư Nguyễn Quốc Lân nói thêm.
Tuy nhiên, dù chưa thể sắp xếp được ngày nghỉ “chính đáng” cho Tết Nguyên Đán, các trường trong học khu có đông học sinh gốc Việt nói riêng, và Châu Á nói chung, cũng tự t́m ra những cách riêng để hạn chế t́nh trạng này.
Ông Andrew Nguyễn cho biết, “Nhà trường gọi phone đến từng gia đ́nh Việt Nam có con em đi học để kêu gọi các em đến trường đầy đủ. Bởi nếu để học sinh ở nhà th́ học sinh sẽ bị mất bài học, và cũng khó cho học khu. Đằng nào th́ tối Thứ Sáu, và ngày Thứ Bảy và Chủ Nhật cũng đă có các hội chợ cho các em tham dự th́ không cần thiết phải nghỉ học ngày thường nữa.”
Giáo Sư Kim Oanh chia sẻ, “Trong những năm qua, để tránh t́nh trạng học sinh ở nhà không đi học, một số trường đă tổ chức những sinh hoạt mừng Xuân trong trường. Nhà trường khuyến khích các giáo chức cho các em học hỏi về những truyền thống văn hóa của nhau. Đa số các trường tiểu học có những sinh hoạt văn hóa văn nghệ trong những ngày lễ của các sắc tộc.”
Luật Sư Nguyễn Quốc Lân nhắn nhủ, “Tôi vẫn khuyên các phụ huynh nên cho con em đi học vào ngày Tết nếu học khu không có chính sách nào đặc biệt. Tuy nhiên, các phụ huynh nên tích cực tŕnh bày rơ quan điểm của ḿnh liên quan đến những vấn đề như có nên cho nghỉ học nếu ngày Tết rơi vào ngày trong tuần hay không? Hay có nên sắp xếp lịch tŕnh cho nghỉ học vào ngày Tết như dựa trên những lư do khác như ngày thầy cô họp, ngày nghỉ học để giảm thiểu tài khóa, hay sắp xếp thay đổi với các ngày nghỉ lễ khác. Các quan điểm của phụ huynh sẽ ảnh hưởng nhiều đến chính sách của học khu hay các trường học liên hệ.”
Dân tộc Việt Nam xưa nay vẫn được xem là dân tộc coi trọng việc học hành, giáo dục, nên, như Giáo Sư Kim Oanh nói, “ngày học rất quan trọng. Một ngày vắng mặt học sinh sẽ mất đi bài vở, sự hướng dẫn, học hỏi trong lớp. Nhiều ngày vắng mặt sẽ gây trở ngại cho việc thành đạt về sau, đồng thời ảnh hưởng đến các học sinh khác v́ ngân khoản toàn học khu bị giảm thiểu.”
V́ vậy, chuyện vắng mặt của một học sinh, tưởng nhỏ, mà chẳng nhỏ chút nào.
Ngọc Lan/Người Việt