Các động thái gần đây của Tổng thống Volodymyr Zelensky đang làm dấy lên câu hỏi: Liệu ông có đang cố t́nh phóng đại một số sự kiện nhằm thúc đẩy phương Tây – đặc biệt là Mỹ – tiếp tục viện trợ quân sự và can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến giữa Ukraine và Nga? - Cây bút Ted Snider chuyên về chính sách đối ngoại và lịch sử Mỹ b́nh luận.
Ukraine nổi giận yêu cầu kênh truyền h́nh Mỹ xin lỗi v́ gọi Kiev là thành phố của Nga
Trung Quốc dùng chiến đấu cơ J-10C 'quyến rũ' đồng minh ruột của Mỹ khiến Washington 'ngồi trên đống lửa'
Tổng thống Zelensky muốn chiến tranh hay ḥa b́nh?
Trong bài b́nh luận đăng trên trang Antiwar ngày 22/4, cây bút Ted Snider b́nh luận, sự chú ư đáng kể gần đây đă dồn vào câu hỏi liệu Tổng thống Vladimir Putin có thực sự nghiêm túc trong việc đàm phán ḥa b́nh, hay nhà lănh đạo Nga chỉ tŕ hoăn để có thêm thời gian nhằm đạt được các mục tiêu quân sự của ông trên chiến trường.
Một số nguồn tin cáo buộc Nga đă từ chối đề xuất ngừng bắn của ông Trump. Điện Kremlin gọi đây là vấn đề "phức tạp" và cảnh báo không nên kỳ vọng "kết quả ngay lập tức". Điện Kremlin nhấn mạnh rằng họ đánh giá cao nỗ lực ngoại giao của chính quyền Trump, nhưng các đề xuất hiện tại chưa giải quyết được "yêu cầu cốt lơi của Nga – tức là những vấn đề bắt nguồn từ nguyên nhân gốc rễ của cuộc xung đột".
Tuy nhiên, rất ít sự chú ư được dành cho việc liệu Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có thật sự nghiêm túc trong đàm phán ḥa b́nh. Dù Tổng thống Zelensky đă nhiều lần tuyên bố chấp nhận đàm phán ngừng bắn do chính quyền Trump đề xuất vô điều kiện nhưng thực tế Ukraine cũng đă đưa ra các điều kiện tiên quyết bao gồm Nga phải thả toàn bộ dân thường Ukraine đang bị phía Nga giam giữ.
Nhà lănh đạo Ukraine cũng đưa ra các "lằn ranh đỏ" cho một thỏa thuận ḥa b́nh tiềm năng như "bảo đảm an ninh thích đáng" cho Ukarine. Ông Zelensky từng tuyên bố rằng các bảo đảm đó phải là tư cách thành viên NATO hoặc sự hiện diện của lực lượng quốc tế bao gồm cả quân đội Mỹ trên lănh thổ Ukraine.
Gần đây, Ukraine c̣n tuyên bố thêm rằng họ không chấp nhận bất kỳ giới hạn nào đối với lực lượng vũ trang của ḿnh: “Đây là quan điểm nguyên tắc của Ukraine – không ai, đặc biệt là Nga, có quyền quyết định Ukraine nên có lực lượng vũ trang như thế nào".
Quan trọng hơn cả, một loạt sự kiện gần đây đang được Ukraine tận dụng, thậm chí có thể phóng đại, để thúc đẩy viện trợ phương Tây và sự can dự trở lại. Trong bối cảnh chính quyền Trump đang cố đàm phán để kết thúc chiến tranh, theo cây bút Ted Snider, Tổng thống Zelensky dường như đang dàn dựng những màn kịch theo hướng khiến phương Tây, đặc biệt là Mỹ khó có thể đứng ngoài cuộc.
Kịch bản 1: Binh sĩ Trung Quốc tham chiến ở Ukraine
Câu chuyện đầu tiên là về hai binh sĩ Trung Quốc. Ngày 9/4, ông Zelensky tuyên bố quân đội Ukraine đă bắt giữ hai binh sĩ Trung Quốc đang chiến đấu tại vùng Donetsk. Sau đó, ông tuyên bố rằng t́nh báo Ukraine tin có nhiều binh sĩ Trung Quốc khác đang tham chiến, và rằng Bắc Kinh biết điều này nhưng không ngăn chặn. Ông gọi đây là “vấn đề nghiêm trọng” và kêu gọi Mỹ cùng cộng đồng quốc tế phản ứng.
Tuy nhiên, hai tù nhân bị bắt nói trên lại khẳng định họ là lính đánh thuê, t́nh nguyện tham chiến và không có liên hệ với chính phủ Trung Quốc. Báo cáo t́nh báo Mỹ cũng xác nhận họ là lính đánh thuê không có quan hệ trực tiếp với Bắc Kinh – thông tin này chắc chắn đă được chia sẻ với phía Ukraine.
Nếu sự hiện diện của binh sĩ Trung Quốc là chính sách của Bắc Kinh, đó sẽ là một vấn đề lớn và có thể dẫn tới leo thang chiến sự. Nhưng nếu đây chỉ là hai lính đánh thuê như hàng chục ngàn lính đánh thuê khác từ nhiều nước đang chiến đấu ở Ukraine, th́ không thể xem đây là lư do chính đáng để yêu cầu phản ứng mạnh từ phía Mỹ.
Kịch bản 2: Vụ tấn công ở Sumy – tội ác chiến tranh hay tính toán quân sự?
Câu chuyện thứ hai liên quan đến vụ tấn công bằng tên lửa của Nga ở thành phố Sumy hôm 13/4 khiến nhiều người thiệt mạng.
Ukraine và nhiều quan chức châu Âu cáo buộc đây là cuộc tấn công có chủ đích vào dân thường đang trên đường đến nhà thờ nhân ngày Chủ Nhật Lễ Lá. Ông Zelensky gọi đây là “một cuộc tấn công kinh hoàng” và tuyên bố đó là tội ác chiến tranh.
Bộ Quốc pḥng Nga xác nhận đă thực hiện vụ tấn công bằng tên lửa Iskander siêu thanh vào Sumy hôm 13/4. Tuy nhiên, Bộ Quốc pḥng Nga cho biết mục tiêu là cuộc họp của chỉ huy lực lượng tác chiến Seversk tại trung tâm hội nghị Đại học Quốc gia Sumy. Điều này không chỉ là tuyên bố của Nga. Một số nguồn tin Ukraine – bao gồm các nghị sĩ, cựu nghị sĩ và thị trưởng thành phố Konotop gần đó – cũng xác nhận tại đây có tổ chức lễ trao huy chương cho Lữ đoàn pḥng thủ lănh thổ số 117 của Ukraine, với sự tham dự của cả quân nhân và dân thường.
Một số nguồn tin cáo buộc Thống đốc tỉnh Sumy – ông Volodymyr Artiukh – đă phớt lờ cảnh báo để tổ chức buổi lễ có sự tham gia của cả quân nhân lẫn dân thường. Ngày 15/4, Văn pḥng Tổng thống Zelensky thông báo đă sa thải ông Artiukh.
Một binh sĩ Ukraine thừa nhận rằng “buổi lễ mang tính phô trương trong thời chiến này có thể đă thu hút sự chú ư của Nga,” và việc tổ chức nó là “không cần thiết và vô trách nhiệm".
Ukraine cho biết có từ 20–35 người chết, c̣n Bộ Quốc pḥng Nga tuyên bố đă tiêu diệt hơn 60 sĩ quan cao cấp của Ukraine. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov thậm chí c̣n nói rằng có thể có cả sĩ quan NATO thiệt mạng: “Chúng tôi có bằng chứng về những ai đă có mặt tại cơ sở bị tấn công ở Sumy – đó là một cuộc họp giữa chỉ huy Ukraine và các đồng minh phương Tây".
Mục tiêu của ông Zelensky: Chặn đàm phán, duy tŕ viện trợ
Có thể phải mất thời gian để xác định chính xác chuyện ǵ đă xảy ra tại Sumy hôm 13/4. Tuy nhiên, cả hai câu chuyện – binh sĩ Trung Quốc và vụ tấn công tên lửa ở Sumy – có thể đang được xây dựng theo cách để tạo động lực cho viện trợ phương Tây dành cho Ukraine, gây áp lực lên Mỹ và khiến việc đàm phán với chính quyền của Tổng thống Putin trở nên khó khăn hơn.
Theo cây bút Ted Snider, cả hai sự kiện – binh sĩ Trung Quốc tham chiến và vụ tấn công ở Sumy – đều có điểm chung được mở rộng, nhấn mạnh và đưa vào bối cảnh đạo đức hoặc quốc tế hóa nhằm tạo áp lực lên Mỹ và các nước phương Tây.
Theo một số nhà phân tích, chính quyền Zelensky có thể đang cố t́nh gia tăng tính nghiêm trọng của các sự kiện để làm phức tạp nỗ lực đàm phán ngừng bắn do chính quyền Trump dẫn đầu. Trong khi ông Trump muốn nhanh chóng đưa cuộc chiến vào hồi kết bằng một thỏa thuận chính trị – dù chưa hoàn hảo – th́ Kiev có thể đang hướng tới mục tiêu duy tŕ sự hỗ trợ quân sự vô điều kiện từ phương Tây.
Việc ông Zelensky liên tục đặt ra các điều kiện tiên quyết cho đàm phán – như không nhượng thêm lănh thổ, không giới hạn quân đội Ukraine, yêu cầu bảo đảm an ninh từ NATO hoặc Mỹ – cho thấy ông không dễ dàng chấp nhận lộ tŕnh ḥa b́nh hiện tại.
VietBF@ sưu tập
|