
Tâm có thói quen “ăn nuốt” đủ thứ. Và phần lớn, thói quen ăn uống của tâm rất tệ. Nó “ăn” những điều sai lầm - và rồi chính nó phải chịu khổ v́ những thứ ấy. Giống như một người nhai đại, nuốt vội bất cứ thứ ǵ t́m thấy – chắc chắn sẽ phá hỏng hệ tiêu hóa và cả cơ thể.
Nhưng việc “ăn uống” của tâm th́ phức tạp hơn cơ thể rất nhiều. Tâm cố gắng “ăn” những thứ thuộc về dục lạc giác quan, nhưng những thứ ấy chẳng mang lại sự thỏa măn. Nó lại cố “ăn” sự trở thành - trở thành cái này, trở thành cái kia – nhưng rồi những trạng thái ấy chẳng kéo dài. Tâm chán ghét tất cả, rồi chuyển sang “ăn” ư tưởng về sự hủy diệt, muốn đập bỏ, tiêu tan mọi thứ.
Và khi không c̣n ǵ để “ăn” nữa, nó lại quay về từ đầu, bởi v́ nó vẫn c̣n đó cái lỗ trống cần được lấp đầy. Chưa vượt qua được cơn đói khổ đó.
Một trong những sự vĩ đại của Đức Phật là Ngài thấy ra rằng tâm có thể “ăn” bằng những cách thiện xảo, dẫn nó đến chỗ không c̣n cần phải ăn nữa. Đó chính là con đường tu: Một cách “ăn” khác biệt.
Trong tiếng Pāli, từ upādāna có nghĩa là bám víu, nhưng cũng chính là từ dùng cho việc “nuôi dưỡng” hay “bổ dưỡng” tâm. Điều Đức Phật hướng dẫn là:
. Hăy dùng chính thói quen “bám víu” của tâm – nhưng dùng nó theo cách có chánh đạo.
. Ta vẫn c̣n nương tựa một thời gian, vẫn c̣n chấp một chút, nhưng không phải kiểu bám víu gây khổ.
. Ta nắm giữ những pháp này như là con đường, như là phương tiện, chứ không xem chúng là mục đích tối hậu.
Đức Phật không hoàn toàn phủ nhận dục lạc giác quan trên con đường tu. Ngài dạy: hăy nh́n vào thực hành của chính ḿnh - nếu thấy một vài niềm vui giác quan không làm hại tâm, th́ có thể chấp nhận được.
Có một số dục lạc th́ nhất định phải tránh xa, v́ không thể nào thiện xảo được. Nhưng với một số trường hợp, điều đó phụ thuộc vào căn cơ từng người:
. Có người có thể hành thiền giữa phố xá ồn ào,
. Có người cần vào rừng sâu mới yên.
. Có người ăn chay thanh đạm vẫn ổn,
. Có người cần tiết thực nghiêm khắc mới giữ tâm định được.
Nhưng ngay cả khi tiết thực, Đức Phật cũng không dạy hành hạ thân xác, mà chỉ khuyên ăn ít hơn so với thói quen tham dục, đủ để duy tŕ thân mạng tu tập.
Tương tự, với những loại bám víu khác - như chấp thủ vào quan điểm - Đức Phật dạy về chánh kiến. Và điều thú vị là, khi nói về kamma (nghiệp), hai điều đầu tiên Ngài nhấn mạnh là: ḷng biết ơn và sự rộng lượng.
Nếu bạn không thấy được giá trị của ḷng biết ơn, không thấy được ư nghĩa của sự cho đi - th́ bạn khó mà tiến xa trên con đường tu tập.
Sự rộng lượng không phải là một tṛ giả vờ. Đó là một trong những điều khiến cuộc đời trở nên đáng sống.
Nếu bạn không biết trân quư ḷng tốt của người khác - làm sao bạn có thể trở thành người tốt, người biết cho đi?
Đó là lư do v́ sao Đức Phật dạy quán chiếu về ḷng biết ơn và sự rộng lượng ngay từ nền tảng ban đầu của mọi Pháp hành.
VietBF@sưu tập