Cả kho đồ cổ hàng ngh́n món mà ông Lư tốn hơn 1 triệu nhân dân tệ sưu tầm 50 năm qua hóa ra toàn là đồ giả, món hàng thật duy nhất có giá trị rất nhỏ, khoảng 10 tệ.
Sưu tầm đồ cổ là niềm đam mê của rất nhiều người, vừa để thỏa măn thú vui chiêm ngưỡng các sản phẩm mang giá trị văn hóa cổ xưa vừa là một cách tích trữ tài sản; đồ càng lâu năm càng có giá trị. Ông Lư ở Bắc Kinh, Trung Quốc cũng miệt mài sưu tập đồ cổ suốt 50 năm qua, cho đến nay đă chi hơn 1 triệu nhân dân tệ để mua hàng ngh́n món đồ.
Mới đây sau khi ông qua đời, người con gái nhờ một chuyên gia cổ vật thẩm định bộ sưu tập của bố và phát hiện ra rằng đây toàn là đồ giả, chỉ có một thứ là hàng thật nhưng giá trị chỉ khoảng 10 nhân dân tệ (1 nhân dân tệ hiện có giá hơn 3.500 đồng).

Đại đa số các món "cổ vật" trong bộ sưu tập của ông Lư đều là đồ giả. (Ảnh: Sohu)
Theo Beijing Evening News , ông cụ Lư bị ám ảnh bởi đồ cổ và đă chi hàng triệu nhân dân tệ cho thú vui này trong nửa thế kỷ. Khi không đủ tiền mua, ông thậm chí c̣n vay mượn bạn bè.
Con gái ông cho biết: “Do sự phản đối của gia đ́nh, bố tôi không dám công khai mang bộ sưu tập về nhà mà luôn phải đưa về một cách bí mật”.
Sau khi cha mất, bà Lư quyết định thuê một chuyên gia đến nhà để thẩm định kho cổ vật để biết thật giả và giá trị của chúng. Không ngờ, chuyên gia này chỉ nh́n một cái rồi kết luận rằng những món đồ này đều không phải thật.
Lư Bân, một chuyên gia về nhận dạng di vật văn hóa và tác phẩm nghệ thuật, cho biết đồ sứ, ngọc, đồng, thư pháp và tranh vẽ mà ông cụ để lại đều là hàng “supper fake” (siêu dỏm). Trong đó, "tác phẩm chạm khắc ngọc" miêu tả Dương Quư phi trông giống như ngọc nhưng thực chất được làm bằng nhựa.

Món đồ thật duy nhất có giá không quá 10 tệ.
Món đồ thật duy nhất trong “kho báu” này là đồng tiền Nguyên Phong Đồng Bảo thời Bắc Tống, nhưng giá trị của nó không quá 10 nhân dân tệ.
Đối mặt với kết quả này, bà Lư cảm thấy cùng thương xót cha ḿnh v́ những nỗ lực sưu tầm cả đời của ông trở nên vô giá trị. Bà cũng cảm thấy bất lực trước thực tế thị trường sưu tầm tràn ngập hàng giả.
Tin tức này được đăng tải gây nên cuộc tranh luận sôi nổi, cư dân mạng cũng đau ḷng thay cho gia đ́nh ông cụ và bày tỏ sự ngán ngẩm: "Cả căn pḥng này toàn là hàng giả, cũng may cụ Lư đă qua đời, nếu sớm biết th́ sẽ đau ḷng đến nhường nào"; "Nhiều bộ sưu tập khác nếu đem đi giám định th́ cũng là hàng giả", "Chính tôi cũng đă bị lừa"…
VietBF@ sưu tập