Bộ Tư pháp đề xuất "nới lỏng" quy định nhập và hồi phục quốc tịch Việt Nam, mở đường cho người Việt ở hải ngoại giữ song tịch

Người Việt ở hải ngoại được quyền giữ hai quốc tịch.
Trong đề xuất sửa đổi Luật Quốc tịch Việt Nam vừa tŕnh chính phủ, Bộ Tư pháp nhấn mạnh mục tiêu thu hút nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy phát triển đất nước bằng cách nới lỏng điều kiện nhập tịch và khôi phục quốc tịch Việt Nam cho người gốc Việt ở nước ngoài.
Truyền thông trong nước ngày 9 Tháng Tư đồng loạt đưa tin, điểm mới nổi bật của dự thảo lần này là miễn một số điều kiện ngặt nghèo cho các nhóm người có liên hệ huyết thống với Việt Nam.
Cụ thể, người chưa thành niên có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam sẽ không cần chứng minh năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Đồng thời, dự luật cũng đề xuất miễn các yêu cầu về thời gian cư trú, ngôn ngữ và khả năng tài chính cho những cá nhân có cha mẹ hoặc ông bà là người Việt, hoặc có công lao đóng góp cho đất nước.
Đặc biệt, một thay đổi được đánh giá là mang tính đột phá là việc cho phép người nhập tịch Việt Nam được giữ quốc tịch nước ngoài, với điều kiện không vi phạm pháp luật của quốc gia đó và không ảnh hưởng đến an ninh, trật tự của Việt Nam.
Bộ Tư pháp lư giải, ngày càng nhiều người Việt từng thôi quốc tịch để định cư hoặc nhập tịch nước ngoài nay bày tỏ mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam, trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đă nới lỏng chính sách song tịch.
Theo đề xuất mới, người từng mất quốc tịch Việt Nam không c̣n bị ràng buộc bởi sáu điều kiện như quy định hiện hành, mà chỉ cần nộp đơn là đủ điều kiện để được xem xét.
Hiện có khoảng 6 triệu người gốc Việt sinh sống tại hơn 130 quốc gia, trong đó hơn 229,000 người đă từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Từ đầu năm đến nay, chỉ có 311 người được khôi phục quốc tịch và 7,014 người được nhập quốc tịch Việt Nam, theo số liệu của báo Thanh Niên.
VietBF@ Sưu tập