WASHINGTON — Trong một động thái cứng rắn chưa từng thấy kể từ đầu nhiệm kỳ hai, Tổng thống Donald Trump đă ra lệnh tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc lên mức 104 phần trăm, bắt đầu có hiệu lực từ nửa đêm nay. Quyết định được đưa ra sau khi Bắc Kinh thẳng thừng từ chối hủy bỏ các loại thuế trả đũa nhắm vào hàng Mỹ.
Phát ngôn viên Dinh Bạch Ốc, cô Karoline Leavitt, tuyên bố trước báo chí rằng: "Trung Quốc đă mắc sai lầm khi chọn cách trả đũa. Khi nước Mỹ bị đánh, Tổng thống sẽ đánh lại gấp đôi. Đó là lư do v́ sao mức thuế mới sẽ được áp dụng ngay trong đêm nay".
Thông tin này đă gây chấn động thị trường tài chính toàn cầu. Chỉ số Dow Jones mất hơn 680 điểm, Nasdaq và S&P 500 đồng loạt đỏ sàn. Nhưng tại Dinh Bạch Ốc, Tổng thống Trump không tỏ ra nao núng. Ông từng nói, “Chúng ta không thể để Trung Quốc lợi dụng nước Mỹ thêm một phút nào nữa.”
Phía Bắc Kinh lập tức lên tiếng phản đối, tuyên bố sẽ “chiến đấu đến cùng”. Nhưng ai theo dơi chính trường quốc tế đều hiểu, đây là ván cờ dài hơi, và nước Mỹ không thể đối đầu với một đối thủ như Trung Quốc bằng sự yếu mềm hay nhân nhượng.
V́ sao Tổng thống Trump là người nước Mỹ cần trong lúc này Trên chính trường quốc tế, nơi quyền lực được đo bằng sức mạnh và sự cứng rắn, Tổng thống Trump là h́nh ảnh đại diện cho ư chí sắt đá của nước Mỹ. Ông không ngần ngại gọi đích danh kẻ đang thao túng thương mại toàn cầu. Ông không sợ bị truyền thông công kích khi đặt lợi ích người Mỹ lên hàng đầu.
Trong thời điểm mà các quốc gia lớn khác đang mềm mỏng, thỏa hiệp, thậm chí cúi đầu trước sức ép từ Trung Quốc, th́ chỉ có một nước Mỹ dưới tay Tổng thống Trump là dám nói “không” và hành động.
Tăng thuế lên 104 phần trăm không chỉ là đ̣n kinh tế. Đó là thông điệp. Là lời tuyên bố dứt khoát rằng thời kỳ nước Mỹ bị xem thường đă kết thúc. Một nước Mỹ độc lập, tự cường, không ngần ngại đứng một ḿnh chính là nước Mỹ mà Tổng thống Trump đang tái dựng.
Cuộc chiến thương mại này sẽ c̣n dài, và có thể đau đớn. Nhưng nếu không bắt đầu từ hôm nay, th́ bao giờ nước Mỹ mới đứng dậy khỏi ṿng lệ thuộc. Tổng thống Trump không làm điều dễ, ông làm điều đúng. Và chính v́ thế, ông là vị tổng thống mà nước Mỹ cần nhất trong giai đoạn đầy thử thách này.
Tại các khu công nghiệp từ Quảng Đông đến Thượng Hải, hàng hóa đang chất đầy trong kho. Container xếp hàng dài ở cảng nhưng không có tàu nhận vận chuyển. Các nhà máy sản xuất đồ điện tử, thiết bị gia dụng, quần áo, đồ chơi trẻ em giờ đây đều chung một nỗi lo. Không c̣n cửa để đưa hàng vào thị trường Hoa Kỳ, nơi từng là huyết mạch của nền xuất khẩu Trung Quốc suốt hơn hai mươi năm qua.
Sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế nhập khẩu lên hàng hóa Trung Quốc với mức cao chưa từng có lên đến một trăm linh bốn phần trăm, thị trường Mỹ coi như đóng sập. Hầu hết các loại hàng sản xuất ở Trung Quốc đều trở nên không c̣n khả năng cạnh tranh. T́nh trạng này khiến nhiều nhà máy rơi vào cảnh hàng tồn kho tăng vọt. Một số khu công nghiệp ghi nhận tồn kho lên đến bảy mươi hoặc tám mươi phần trăm công suất chứa. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa vốn đă kiệt quệ sau đại dịch nay không thể trả lương không xoay xở được vốn và không trả nổi nợ ngân hàng.
Trong tuyệt vọng, hàng loạt doanh nghiệp đă gửi kiến nghị lên chính phủ. Họ yêu cầu được trợ cấp, xin giăn nợ ngân hàng, giảm thuế nội địa và hỗ trợ tài chính để xử lư hàng tồn kho. Nhiều chủ nhà máy mong nhà nước mua lại hàng hóa đang ứ đọng để đẩy vào kênh tiêu dùng nội địa hoặc viện trợ cho các thị trường thứ ba
Một số tập đoàn lớn như TCL hay Midea cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các doanh nghiệp chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng cho Amazon Temu Walmart đều rơi vào trạng thái tê liệt. Một số đang cố gắng chuyển đơn hàng sang thị trường châu Phi hoặc Nam Mỹ nhưng lợi nhuận tại các thị trường này quá thấp không đủ bù lỗ
Không chỉ là khủng hoảng kinh tế, sự đ́nh trệ thương mại c̣n tạo ra nguy cơ bất ổn xă hội. Tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ tại Trung Quốc đă vượt hai mươi phần trăm từ năm ngoái và con số đó có thể tiếp tục tăng mạnh nếu làn sóng phá sản và đóng cửa nhà máy lan rộng
Trước áp lực ngày càng lớn từ cộng đồng doanh nghiệp, chính phủ Trung Quốc đă tổ chức nhiều cuộc họp nội bộ với các cơ quan như Bộ Thương mại Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia và Ngân hàng Trung ương. Tuy nhiên cho đến nay phản ứng chính thức vẫn mang tính cầm chừng và dè dặt
Người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc trong cuộc họp báo gần đây chỉ cho biết rằng chính phủ đang theo dơi sát diễn biến và sẽ có chính sách hỗ trợ phù hợp để đảm bảo sự ổn định của hệ thống sản xuất. Không có gói cứu trợ nào được công bố. Không có ngân sách nào được giải ngân. Và cũng không có lời hứa cụ thể nào về việc mua lại hàng tồn kho hay giảm thuế sản xuất
Một số quan chức cấp cao từ Ủy ban Cải cách phát biểu rằng doanh nghiệp cần linh hoạt chuyển hướng cần giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ và tăng cường nội tiêu. Nhưng ở thực tế nội tiêu không đủ hấp thụ. Sức mua trong nước yếu dần sau đại dịch. Người dân giảm chi tiêu v́ lo lắng kinh tế bất ổn và tỉ lệ thất nghiệp gia tăng
Các doanh nghiệp gọi đó là câu trả lời hành chính và tránh né. Họ cần hành động chứ không phải khẩu hiệu. Họ cần tài chính chứ không cần khuyên bảo lư thuyết. Trên các diễn đàn nội bộ, nhiều doanh nhân bắt đầu công khai chỉ trích sự chậm trễ của bộ máy hoạch định chính sách
Một chủ doanh nghiệp xuất khẩu hàng gia dụng tại Thâm Quyến chia sẻ rằng chúng tôi không thể nghe măi lời động viên. Chúng tôi cần đơn hàng, cần ḍng tiền, cần người mua. Nếu chính phủ không cứu kịp thời th́ một tháng nữa hàng loạt doanh nghiệp sẽ phá sản hàng loạt công nhân sẽ mất việc và xă hội sẽ không c̣n yên ổn như bây giờ
Trong bối cảnh đó, chính phủ Trung Quốc đứng trước hai lựa chọn. Một là tung gói cứu trợ kinh tế quy mô lớn như từng làm sau năm hai ngàn tám. Hai là tiếp tục giữ thế thủ và chờ cuộc chiến thương mại với Mỹ tự nguội lạnh. Nhưng giới chuyên gia nhận định rằng với tính cách hiện nay của Tổng thống Trump khả năng Mỹ lùi bước là gần như không có
Trong khi đó, hàng trăm ngh́n doanh nghiệp xuất khẩu đang đứng trước đồng hồ đếm ngược. Và họ không chắc chính quyền sẽ kịp nghe thấy tiếng chuông báo động
Nguồn NT Trang
Ông Thái hỏi ông Minh:
-Động thái của lănh đạo Việt Nam trước việc chính quyền Trump áp thuế nhập khẩu đối ứng lên 46% ông có thấy có ǵ khác thường không?
Ông Minh gật đầu:
-Lạ quá đi chứ lị! Trong cờ tướng có luật “không lộ mặt tướng” nó xuất phát từ quy tắc truyền thống trong ngoại giao và binh pháp của người Trung Hoa, người cầm đầu xuất trận mà sai, mà thua th́ thất bại hoàn toàn, không có cơ hội làm lại.
Ông xem đến giờ phút này ông Tập bên Trung Quốc vẫn im hơi lặng tiếng, c̣n ta TBT Tô Lâm lộ diện nói chuyện trực tiếp với Trump, đây là chuyện lạ từ trước đến nay.
Chuyện thuế quan của Mỹ lần này không đơn lẻ cho một quốc gia, nó rung động đến cả hệ thống thương mại toàn cầu, trong đó có cả sự liên đới giữa các quốc gia với nhau, giữa ta và Trung Quốc…
Trong khi Trung Quốc phản đối kịch liệt Mỹ trên kênh Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại- Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm cho rằng việc Mỹ áp thuế với mọi đối tác thương mại, trong đó có Trung Quốc, đă "xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các nước, vi phạm quy định Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phá hoại hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ và làm mất cân bằng trật tự kinh tế toàn cầu"
Bộ Thương mại Trung Quốc ra tuyên bố khẳng định "nếu Mỹ kiên quyết làm theo ư ḿnh, Trung Quốc cũng quyết đấu đến cùng".
Việt Nam ta lại khác, trực tiếp TBT Tô Lâm kêu gọi Mỹ đàm phán và có những hành động thiện trí khác hoàn toàn với Trung Quốc đây là chuyện rất lạ khác với truyền thống trước đây, khi ta luôn cùng quan điểm với Trung Quốc trong mọi vấn đề đối ngoại với Mỹ…
Điều này giải thích thế nào?
TBT Tô Lâm quyền lực thực sự, và quyết đoán c̣n diễn biến thế nào sẽ rất hồi hộp đấy… Nếu ta đàm phán với Mỹ thành công mới nói được nhiều điều, nhất là quan hệ giữa ta và Trung Quốc.
C̣n không, chỉ là trận giả thôi ông ạ!
LIỆU MỸ CÓ “QUỴT” NỢ TRUNG QUỐC?
RFI, 04.04.2025
*
Đối mặt với mức nợ công khổng lồ 36.000 tỷ đô la, chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump không ngần ngại thử nghiệm nhiều biện pháp trên quy mô toàn cầu. Mở màn là quyết định đánh thuế xuất khẩu của “cả thế giới”, từ đồng minh cho tới kẻ thù, chính quyền Trump dường như c̣n đang suy tính tới việc không trả tiền cho các chủ nợ, trong đó có Trung Quốc. Vậy điều ǵ sẽ xảy ra nếu ư tưởng này được ông Trump và các cộng sự “thử nghiệm”?
Chuyên gia kinh tế Alain Naef tại trường ESSEC Business School của Pháp nhận định trên tờ The Conversation, rằng sớm muộn, chính quyền của tổng thống Trump sẽ nhận thấy rằng việc tăng thuế quan, dù có thể làm tăng nguồn thu cho ngân sách, nhưng cũng sẽ tạo ra không ít hệ luỵ, từ bất ổn thị trường, trả đũa thương mại đến lạm phát phi mă. Do vậy mà gần đây, ông Trump đă úp mở về một đề xuất mới : không trả một số khoản nợ công của Hoa Kỳ. Cụ thể, hăng tin Bloomberg dẫn lời người đứng đầu Nhà Trắng, cho biết : “Đội ngũ của Elon Musk chịu trách nhiệm cải thiện hiệu quả chính phủ đă phát hiện những bất thường khi xem xét dữ liệu của bộ Tài Chính Mỹ, và điều này có thể khiến Hoa Kỳ bỏ qua một số khoản thanh toán.”
Theo kinh tế gia Naef, thuật ngữ “bỏ qua một số khoản thanh toán” là một cách nói giảm nhẹ của việc xem xét vỡ nợ có chọn lọc, tức là chọn lựa có chủ ư để trả cho một số chủ nợ, nhưng không trả cho các chủ nợ khác. Điều này rơ ràng sẽ giúp làm giảm nợ công nhưng đây cũng là một ư tưởng đầy rủi ro v́ nó đe doạ tới niềm tin của các quốc gia và doanh nghiệp vào trái phiếu chính phủ Mỹ và vào đồng đô la. Ông Naef đặt câu hỏi : “Ai lại muốn mua trái phiếu chính phủ khi nó có thể biến thành đống giấy vụn, tùy theo tâm trạng của người đứng đầu quốc gia?”
*
TRUNG QUỐC, CHỦ NỢ NƯỚC NGOÀI LỚN THỨ HAI CỦA MỸ
Trước hết xin nhắc lại rằng nợ công hay nợ quốc gia là tổng tất cả các khoản tiền mà Nhà nước đi vay để bù đắp cho các khoản thâm hụt ngân sách. Phần lớn các khoản vay này đến từ việc Nhà nước phát hành trái phiếu để các doanh nghiệp trong và ngoài nước, cũng như các quốc gia khác mua, và nước phát hành cam kết trả lại gốc và lăi vào một thời điểm trong tương lai.
Tính đến nay, nợ quốc gia của Hoa Kỳ đă vượt qua 36 ngh́n tỷ đô la, và theo dự báo từ Văn pḥng Ngân sách Quốc hội (CBO), mức nợ có thể đạt 50 ngh́n tỷ đô la trong ṿng một thập kỷ tới. Kinh tế gia Brad Setser, từng làm việc tại bộ Tài Chính Hoa Kỳ, thành viên cấp cao thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ, trên mạng xă hội Threads, cho biết, hơn một nửa số người nắm giữ nợ công của Mỹ – những người sở hữu trái phiếu kho bạc của Hoa Kỳ – là các cá nhân hoặc doanh nghiệp Mỹ và họ có thể sẽ được miễn trừ (thanh toán nợ) trong trường hợp vỡ nợ. Vậy đâu là những chủ nợ c̣n lại? Hai chính phủ đứng đầu danh sách là Nhật Bản và Trung Quốc. Theo Reuters, Nhật Bản hiện là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Hoa Kỳ, với hơn 1 ngh́n tỷ đô la, theo sau là Trung Quốc (768 tỷ đô la) và Vương quốc Anh (765 tỷ đô la). Ngoài ra c̣n có thể kể tới một số nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu như Ireland, Bỉ, Pháp, Đức.
Nhật Bản là một đồng minh quan trọng của Mỹ nên có thể sẽ thoát được cảnh bị “quỵt” nợ. Mặc dù chính quyền Trump không c̣n mấy hảo t́nh với châu Âu, nhưng mối liên minh địa chính trị giữa Liên Âu và Mỹ vẫn có thể giúp châu Âu được loại khỏi nguy cơ này. Vậy sẽ c̣n lại Trung Quốc, vốn được coi như đối thủ lớn nhất của Mỹ hiện nay.
Trung Quốc đang nắm giữ khoảng 4% trái phiếu Mỹ lưu hành trên thị trường. Mặc dù con số này nghe có vẻ thấp, nhưng nó vẫn là một khoản tiền đáng kể. Quan trọng hơn là Trung Quốc c̣n đang có hơn 700 tỷ đô la dự trữ ngoại hối chính thức, và con số này có thể c̣n lớn hơn khi tính đến các dự trữ không chính thức. Các tổ chức và công ty cổ phần Nhà nước của Trung Quốc, như ngân hàng và các doanh nghiệp lớn, có thể c̣n nắm giữ số tiền cao hơn.
*
BẮC KINH ĐĂ ĐI TRƯỚC MỘT BƯỚC
Cần phải biết rằng đây không phải lần đầu tiên chính quyền tổng thống Trump suy tính tới việc không trả nợ cho Bắc Kinh. Trước đó vào năm 2019, khi ông Nicolas Maduro tái đắc cử tổng thống Venezuela nhiệm kỳ thứ hai, ông Trump đă kư sắc lệnh cấm mọi cá nhân và tổ chức hỗ trợ cho chính phủ Caracas. Sau đó trong khuôn khổ hội nghị quốc tế về dân chủ tại Venezuela, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ khi đó là Bolton đă đe doạ rằng nếu Trung Quốc và Nga tiếp tục hỗ trợ chế độ Maduro, Washington sẽ không trả nợ cho hai nước này.
Đứng trước mối đe dọa Mỹ, Nga và Trung Quốc luôn có sự chuẩn bị. Nga đă bán hết các trái phiếu Mỹ của ḿnh trước khi mở cuộc xâm lược Ukraina v́ Matxcơva biết rơ rằng rủi ro của một cuộc vỡ nợ có chọn lọc hoặc một cuộc tấn công tài chính là quá lớn. Tương tự như vậy, trước khi các cộng sự của Donald Trump bắt đầu hành động, Bắc Kinh đă sớm bán dần số trái phiếu Mỹ. Chuyên gia Brad Setser chỉ ra trên Threads rằng dù không rơ chính xác số trái phiếu Trung Quốc đă bán nhưng các giao dịch qua Euroclear ở Bỉ cung cấp một cái nh́n tổng quan rằng số lượng trái phiếu Mỹ mà Bắc Kinh sở hữu đă giảm đi nhiều. Nếu như hồi năm 2014, Trung Quốc sở hữu 18% trái phiếu chính phủ Hoa Kỳ, th́ đến hiện tại, con số này chỉ c̣n 4%. Kinh tế gia Alain Naef tin rằng Trung Quốc có thể sẽ đẩy nhanh việc bán trái phiếu Mỹ trong tương lai.
*
HẬU QUẢ NÀO CHO NƯỚC MỸ?
Ông Alain Naef cho biết ngay trong các sách giáo khoa về kinh tế vĩ mô, trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn luôn được định nghĩa là tài sản có sẵn an toàn nhất. Do vậy, việc Washington thực hiện vỡ nợ có chọn lọc có thể khiến các nhà đầu tư quốc tế và các chính phủ nước ngoài đang nắm giữ các trái phiếu này đặt câu hỏi về tính đáng tin cậy của hệ thống tài chính Mỹ. Và kết cục là tổng thống Trump sẽ khiến các quan hệ với các chủ nợ quan trọng trở nên căng thẳng.
Hơn nữa, nếu trái phiếu Mỹ, tài sản được cho là an toàn này không c̣n an toàn nữa, các chủ đầu tư sẽ phải ngay lập tức t́m nơi trú ẩn khác, nhưng đó lại không phải là một điều dễ dàng. Vậy nên điều này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Hiện tại t́nh h́nh vẫn chưa đến mức như vậy, nhưng nếu chính quyền Trump quyết định thử nghiệm biện pháp này như cách mà họ đang làm với thuế quan, hậu quả sẽ nghiêm trọng và tức th́ hơn rất nhiều.
MINH ANH
XE HƠI MỸ "KHÔNG BÁN ĐƯỢC", VẤN ĐỀ KHÔNG PHẢI DO THUẾ QUAN
nt-v, 04.04.2025
Tổng thống Hoa Kỳ chỉ trích mối quan hệ thương mại không công bằng theo cái nh́n của ông. Các chuyên gia trong ngành lại cho rằng, vấn đề của xe hơi Mỹ chính là do mẫu xe. Kích thước cồng kềnh của nhiều loại xe cùng với mức tiêu thụ nhiên liệu khủng khiếp của chúng không hấp dẫn người mua ở châu Âu.
*
Với mức thuế quan mới, Tổng thống Donald Trump muốn buộc EU phải mở cửa cho các thương hiệu xe hơi của Hoa Kỳ. Nhưng các chuyên gia không nghĩ như vậy: Không phải rào cản thương mại hay thuế quan là nguyên nhân khiến các nhà sản xuất xe hơi Hoa Kỳ hoạt động kém hiệu quả tại châu Âu, mà chính là mẫu mă của chúng.
"Đó là vấn đề lớn đối với các nhà sản xuất Hoa Kỳ: họ không thể đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng châu Âu", chuyên gia trong ngành Stefan Bratzel từ Trung tâm Quản lư Xe hơi tại Bergisch Gladbach cho biết. "Họ thực sự không tạo được sức hấp dẫn nào để có thể giành được thị phần lớn hơn."
Bratzel nói thêm rằng ngoại lệ duy nhất là Tesla. "Nhưng Tesla hiện đang gặp phải những vấn đề khác." Trong quư đầu tiên, doanh số bán xe điện của nhà sản xuất này đă giảm 13 phần trăm. Nguyên nhân cũng có thể là do sự chỉ trích ngày càng tăng đối với CEO Tesla và cố vấn của Trump là Elon Musk.
*
XE HƠI ĐỨC ĐƯỢC ƯA CHUỘNG Ở HOA KỲ
Ông Trump đă biện minh cho mức thuế bổ sung 25% đối với xe hơi nhập khẩu, có hiệu lực từ thứ năm, bằng cách nói rằng châu Âu đang tự cô lập thị trường quá đáng. "Một trong những lư do tôi áp thuế là v́ chúng ta đang lấy hàng triệu chiếc xe hơi của họ - BMW, Volkswagen, Mercedes-Benz", ông cho biết. Đồng thời, việc xuất khẩu xe hơi của Mỹ sang EU là "gần như không thể".
Những con số ban đầu có vẻ chứng minh ông Trump đúng: Trong khi gần 450.000 xe hơi được chuyển từ Đức sang Hoa Kỳ vào năm ngoái, th́ con số từ Hoa Kỳ sang Đức chỉ 136.000 xe hơi, theo báo cáo của hiệp hội ngành VDA.
Trước khi áp dụng mức thuế phụ thu 25%, Hoa Kỳ chỉ đánh thuế 2,5% đối với xe hơi từ châu Âu, c̣n mức thuế của EU đối với xe hơi từ Hoa Kỳ là 10%.
*
TÁM XI-LANH, 15 LÍT NHIÊN LIỆU - KHÔNG THÍCH HỢP VỚI NGƯỜI CHÂU ÂU?
Theo chuyên gia trong ngành xe hơi Ferdinand Dudenhöffer, đó không phải là lư do gây ra sự mất cân bằng. "Những chiếc xe của Mỹ thực sự không bán được ở đây." Chúng quá to đối với châu Âu và mức tiêu thụ nhiên liệu cũng quá cao so với giá nhiên liệu tại địa phương. "Bạn không thể bán một chiếc xe có tám xi-lanh và mức tiêu thụ nhiên liệu là 15 lít ở đây." Ở Hoa Kỳ, giá xăng không có vấn đề, nhưng ở Châu Âu th́ có.
Mẫu xe bán chạy nhất tại Mỹ trong nhiều năm qua, xe bán tải Ford F-150 cũng như Stellantis Ram đă không phổ biến ở châu Âu. Ngược lại, các nhà sản xuất Hoa Kỳ không hề cung cấp bất kỳ mẫu xe nhỏ và gọn nào có đủ sức cạnh tranh.
Dudenhöffer cho biết: "Nếu anh muốn bán xe hơi ở đây, anh cần có những mẫu xe mà khách hàng muốn". Nhưng cho đến nay các nhà sản xuất Hoa Kỳ vẫn chưa thành công trong việc này. Theo Dudenhöffer, thuế quan không thể thay đổi được sự yêu thích.
Thuế quan dẫn đến thảm họa
DONALD TRUMP ĐƯA THẾ GIỚI TRỞ LẠI NHỮNG NĂM 1930
nt-v, Hannes Vogel, 05.04.2025
Ngày Giải Phóng là một bước ngoặt lịch sử: Tổng thống Hoa Kỳ không làm ǵ hơn là chôn vùi nền thương mại tự do thế giới. Mà nền thương mại tự do thế giới này là một bài học được sinh ra từ Thế chiến thứ II. Trump rơ ràng không học được ǵ từ lịch sử: Điều đă từng đưa thế giới đến thảm họa.
*
Phản ứng trước màn mở đầu của chiến tranh thương mại diễn ra rất nhanh chóng. Ngay sau khi tổng thống Cộng ḥa Hoa Kỳ ban hành mức tăng thuế quan lịch sử, một thành viên đảng Dân chủ đối lập tại Quốc hội đă bày tỏ sự phẫn nộ: "Chúng ta không thể chấp nhận, ngành ngoại thương của chúng ta bị hủy hoại, để cho phép các nhà sản xuất Mỹ móc túi người tiêu dùng".
Thị trường chứng khoán sụp đổ nghiêm trọng, xuất khẩu giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Nghị sĩ đối lập nổi nóng cho rằng, đ̣n thuế quan làm cho "hầu như mọi thứ mà một người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, từ tă lót cho em bé đến bia mộ cho người thân" trở nên đắt đỏ hơn. Ông không biết "quần chúng đă quá sức chịu đựng" khi chi phí sinh hoạt tăng vọt c̣n có cách nào để vác thêm gánh nặng này.
Tổng thống được nói đến ở đây không phải là Donald Trump, mà là Herbert Hoover. Bấy giờ không phải là năm 2025 mà là năm 1930. Những lời tương tự như vầy lẽ ra có thể được nói ra tại Hạ viện Hoa Kỳ vào tuần này. Nhưng đây là lời cảnh cáo của Jacob Milligan gần một trăm năm trước về hậu quả nghiêm trọng của việc tăng thuế quan chưa từng có vừa được thông qua: Đó là Đạo luật Smoot-Hawley.
Những người đặt tên cho luật này là đảng viên Cộng ḥa Reed Smoot ở Utah và Willis Hawley ở Oregon. Luật Smoot-Hawley phục vụ cho lợi ích của nhóm lobby nông nghiệp, nhóm các nhà sản xuất, nó tăng mức thuế quan trung b́nh đối với tất cả hàng nhập khẩu của Hoa Kỳ lên khoảng 20%. Vào thời điểm đó, nhiều nông dân phải chịu cảnh giá ngũ cốc thấp và sự cạnh tranh từ châu Âu, nơi đă hồi sức sau Chiến tranh thế giới thứ I. Chuyện đó cũng giống như chuyện bây giờ: nhiều nhà máy ở Hoa Kỳ đang phải chịu sự cạnh tranh giá rẻ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, điều xảy ra sau đó không phải là sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ mà là một ṿng xoáy đi xuống chưa từng có, lên đến đỉnh điểm là Thế chiến thứ II.
Vào những năm 1980, Ronald Reagan đă gọi Đạo luật Smoot-Hawley và hậu quả của nó là "cơn ác mộng" đối với nước Mỹ. Cho đến nay, thượng viện Hoa Kỳ vẫn gọi đây là “một trong những đạo luật tai hại nhất trong lịch sử Quốc hội Hoa Kỳ”. Đây chính là h́nh mẫu cho cuộc chiến thuế quan mà Donald Trump đă phát động tuần này - và có thể là cả những ǵ sẽ diễn ra sau đó.
Với "Ngày Giải Phóng" của Trump, thuế quan tại Hoa Kỳ sẽ tăng lên mức hơn 24 phần trăm – như vậy c̣n vượt quá mức được đặt ra trong Đạo luật Smoot-Hawley khét tiếng. Tuyên bố của Trump có ư nghĩa vô cùng to lớn, đánh dấu sự kết thúc của kỷ nguyên thương mại tự do thế giới, bắt đầu từ 80 năm trước sau Thế chiến II như một bài học từ chủ nghĩa bảo hộ mang tính hủy diệt. Trump đă phát động một cuộc chiến tranh kinh tế toàn cầu có thể đẩy thế giới vào cuộc suy thoái chưa từng thấy kể từ cuộc Đại suy thoái.
*
"SỰ THIẾU HIỂU BIẾT VỀ KINH TẾ" ĐĂ ĐẨY THẾ GIỚI VÀO THẢM HỌA
Những điểm tương đồng trong lịch sử thật đáng kinh ngạc: Biện pháp đánh thuế quan được ban hành vào tháng 6 năm 1930, khi Hoa Kỳ đang trong thời kỳ Đại suy thoái, chỉ sáu tháng sau vụ sụp đổ thị trường chứng khoán New York vào "Thứ Sáu Đen" tháng 10 năm 1929. Giống như ngày nay, biện pháp này đă gây ra sự hoảng loạn trên thị trường khi đó. Giống như ngày nay, đảng Cộng ḥa đồng thời kiểm soát Thượng viện, Hạ viện và Nhà Trắng. Họ đă có thể thống trị như Trump.
Và cũng giống như ngày nay, đă có rất nhiều cảnh báo vào thời đó, nhưng tất cả đều bị bỏ qua. Henry Ford, người đứng đầu công ty xe hơi lớn nhất, được cho là đă gọi thuế quan Smoot-Hawley là "sự thiếu hiểu biết về kinh tế" và đích thân cố gắng thuyết phục Hoover từ bỏ thuế này. Hơn 1.000 nhà kinh tế đă gửi “hỏa thư” tới Nhà Trắng. Nhưng vô ích. Ngay sau đó, thế giới đă rơi vào vực thẳm.
C̣n tàn khốc hơn cả thuế quan của Hoa Kỳ là sự trả đũa của các đối tác thương mại của Hoa Kỳ đối với Hoa Kỳ. Ví dụ, Pháp và Tây Ban Nha đă đóng cửa thị trường xe hơi của Mỹ để trả đũa. Đức, quốc gia vào năm 1928 đă là đối tác thương mại quan trọng thứ ba của Hoa Kỳ sau Anh và Canada, chiếm gần mười phần trăm kim ngạch xuất khẩu, đă giảm lượng nhập khẩu từ bên kia đại dương gần 70% sau khi cuộc chiến thuế quan bắt đầu. Theo phân tích của Tạp chí Kinh tế Đại học Oxford, kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ sang hầu hết các quốc gia đă giảm trung b́nh khoảng 30 phần trăm sau Đạo luật Smoot-Hawley.
Một ṿng luẩn quẩn xuất hiện, trong đó Hoa Kỳ và các đối tác thương mại tấn công lẫn nhau bằng thuế quan và thuế quan trả đũa, và tất cả đều thua thiệt. Các nhà sử học phần lớn đều đồng ư: Cuộc chiến thuế quan đă làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và biến nó thành cuộc Đại suy thoái.
*
TRUMP KHÔNG HỌC ĐƯỢC G̀ TỪ LỊCH SỬ
Do đó, sau chiến tranh, Hoa Kỳ dựa vào thương mại tự do và hệ thống Bretton Woods với tỷ giá hối đoái cố định, Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Năm 1947, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) đă được kư kết, nó được Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ghi nhận vào năm 1994: Sự phân biệt đối xử tùy tiện và thuế quan trả đũa đă được thay thế bằng sự đối xử b́nh đẳng với tất cả các đối tác thương mại và sự giải quyết xung đột.
"Cả một thế hệ đảng viên Cộng ḥa và Dân chủ sau Thế chiến II đă phản đối việc tăng thuế quan v́ kinh nghiệm của những năm 1930", đài truyền h́nh ABC của Hoa Kỳ trích dẫn lời nhà kinh tế học người Mỹ Douglas Irwin, người đă nghiên cứu hậu quả của cuộc chiến thuế quan cách đây một trăm năm. "Bây giờ chúng ta có một thế hệ lănh đạo mới, họ hăng hái sẵn sàng hơn trong việc áp dụng mức thuế quan cao hơn."
Với mức thuế trừng phạt tùy tiện của Donald Trump trong tuần này, trật tự thương mại toàn cầu dựa trên luật lệ thời hậu chiến về cơ bản đă chết. Trump rơ ràng không học được ǵ từ lịch sử: "Vào những năm 1930, khi Quốc hội xem xét Đạo luật Smoot-Hawley, họ đă không cân nhắc đến việc các quốc gia khác có thể làm ǵ để đáp trả", Irwin nói với tờ "Guardian" của Anh. "Họ nghĩ rằng đối phương sẽ vẫn thụ động. Nhưng đối phương đă không thụ động."
Trump có thể lại mắc phải sai lầm tương tự ngày hôm nay. Ông ấy đang sử dụng đ̣n thuế quan như một lời đe dọa để ép buộc nhượng bộ và tin rằng phần c̣n lại của thế giới sẽ cúi đầu. Nhưng các đối tác thương mại quan trọng như Canada, Trung Quốc và EU đă nhất trí tuyên bố các biện pháp trả đũa cứng rắn đối với thuế quan của Trump. Bắc Kinh ngay lập tức áp đặt mức thuế trả đũa 34% đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ và đưa ra thêm các hạn chế xuất khẩu đối với đất hiếm. Điều này có thể gây ra ṿng luẩn quẩn giống như những năm 1930.
Nếu lịch sử không phải là bài học cho Trump khi nói đến cuộc chiến thuế quan, th́ có một điều khác có thể khiến ông ấy phải nghĩ lại: Chỉ hai năm sau Đạo luật Smoot-Hawley bị oán ghét, vào năm 1932 cử tri đă cho ra ŕa những người phát minh ra đạo luật này là Reed Smoot và Willis Hawley. Cùng năm đó, họ cũng đă đưa Tổng thống Herbert Hoover ra khỏi Nhà Trắng bằng một chiến thắng vang dội. Và một đảng viên Dân chủ đă lên nắm quyền: Franklin D. Roosevelt.
*
Lưu Thủy Hương dịch từ: https://www.n-tv.de/wirtschaft/Donal...e25681580.html
Bắc Kinh là "thủ phạm lớn nhất"
ÔNG TRUMP RA TỐI HẬU THƯ CHO TRUNG QUỐC - NẾU KHÔNG SẼ ÁP THUẾ 104%
nt-v, 07.04.2025
*
Tổng thống Hoa Kỳ đe dọa sẽ tăng thuế đối với Trung Quốc thêm 50%. Ông Trump đă cho Bắc Kinh thời hạn tới thứ Ba để rút lại mức thuế trả đũa 34%, ông viết trên nền tảng Truth Social của ḿnh. Nếu không, mức thuế mới của ông sẽ có hiệu lực vào thứ Tư. Đồng thời, ông tuyên bố chính phủ của ông sẽ đàm phán với các nước khác về mức thuế mà ông áp đặt, nhưng sẽ không có cuộc đàm phán nào như vậy với Trung Quốc. Ông không nêu rơ các cuộc đàm phán này sẽ diễn ra với những quốc gia nào.
Ông Trump viết thêm rằng Trung Quốc áp đặt mức "thuế quan trả đũa" 34% mặc dù ông đă cảnh báo rằng ông sẽ áp đặt thêm thuế quan nếu bất kỳ quốc gia nào thực hiện các biện pháp đối phó như vậy. Trong bài đăng trước đó, Trump đă gọi Trung Quốc là "thủ phạm lớn nhất". Ông viết rằng thị trường Trung Quốc đang suy giảm, mặc dù Bắc Kinh đă công bố mức thuế trả đũa 34% đối với hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ.
Theo Nhà Trắng, mức thuế bổ sung 50% mà Trump đe dọa sẽ được áp dụng nằm ngoài mức thuế 34% đă công bố trước đó. Với mức phụ thu 20% đă được áp dụng, mức thuế quan mà Trump đánh lên Trung Quốc kể từ khi nhậm chức sẽ lên tới tổng cộng 104%.
*
ÔNG TRUMP DƯỜNG NHƯ KHÔNG ẤN TƯỢNG VỚI SỰ SỤT GIẢM CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Sau khi phần đầu tiên trong gói thuế quan khổng lồ của Trump có hiệu lực, các biện pháp tiếp theo sẽ được áp dụng vào thứ Tư. Chính phủ Hoa Kỳ dự kiến sẽ áp dụng mức thuế quan cao hơn đáng kể đối với các quốc gia mà theo quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ, có thâm hụt thương mại đặc biệt lớn. Trong đó có Trung Quốc và EU. Đối với mỗi quốc gia bị ảnh hưởng, chính phủ Hoa Kỳ đă tính toán một tỷ lệ phần trăm riêng làm cơ sở cho các loại thuế mới. Thuế nhập khẩu cố định là mười phần trăm đối với hàng hóa từ hầu hết các quốc gia đă có hiệu lực vào thứ Bảy.
Tổng thống Hoa Kỳ tỏ ra không mấy ấn tượng với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán. Ông viết rằng giá dầu và thực phẩm đă giảm và "không có lạm phát". Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giá dầu giảm có thể là biểu hiện của nỗi lo suy thoái ngày càng tăng và do đó làm giảm nhu cầu. Ngoài ra, các nhà kinh tế dự đoán mức thuế mới sẽ khiến giá thực phẩm ở Hoa Kỳ tăng.
"Thuế quan 0 đối 0"
EU ĐỀ NGHỊ VỚI HOA KỲ THỎA THUẬN VỀ THƯƠNG MẠI TỰ DO ĐỐI VỚI HÀNG CÔNG NGHIỆP
nt-v, 07.04.2025
*
Theo Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen, EU đă đề xuất với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về việc băi bỏ toàn bộ thuế quan đối với hàng công nghiệp ở cả hai phía. "Chúng tôi đề nghị mức thuế quan bằng 0 đối với hàng công nghiệp", bà von der Leyen phát biểu tại Brussels. Tuy nhiên, chính quyền Washington vẫn chưa phản hồi lời đề nghị này.
Bà von der Leyen cho biết, EU “một lần nữa” đề nghị băi bỏ thuế quan chung, ví dụ như trong lĩnh vực xe hơi. Bà nhấn mạnh rằng, EU "luôn sẵn sàng cho một thỏa thuận tốt đẹp".
Von der Leyen nói rơ rằng, ngoài những nỗ lực đàm phán, các biện pháp đối phó sẽ được chuẩn bị trong trường hợp đàm phán thất bại. Ngoài ra, họ cũng sẽ tự bảo vệ ḿnh khỏi những tác động có thể xảy ra khi ḍng chảy thương mại từ các nơi khác trên thế giới chuyển hướng vào EU, do thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ. Để bảo đảm mục tiêu này, một "Lực lượng đặc nhiệm giám sát nhập khẩu" sẽ được thành lập.
*
ELON MUSK THÚC ĐẨY KHU VỰC THƯƠNG MẠI TỰ DO XUYÊN ĐẠI TÂY DƯƠNG
Von der Leyen cũng tuyên bố, bà sẽ thúc đẩy mở rộng quan hệ thương mại với các nước khác, ví dụ như Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Bà nhắc đến các thỏa thuận đă được lên kế hoạch với Cộng đồng Thị trường Nam Mỹ Mercosur cũng như Mexico và Thụy Sĩ. Von der Leyen cho biết, ngoài nước Mỹ ra vẫn c̣n 83% hoạt động thương mại toàn cầu ở những nơi khác.
Trước những tuyên bố của Chủ tịch Ủy ban EU, vào cuối tuần, cố vấn tổng thống Hoa Kỳ Elon Musk đă lên tiếng ủng hộ khu vực thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương mà không có bất kỳ mức thuế quan nào. Ông hy vọng rằng Hoa Kỳ và Châu Âu có thể nhất trí về một quan hệ đối tác chặt chẽ hơn trước đây, người đứng đầu nhà sản xuất xe hơi điện Tesla cho biết tại một hội nghị của đảng cầm quyền cánh hữu Lega của Ư ở Florence. "C̣n về thuế quan, tôi hy vọng chúng ta sẽ tiến tới mức thuế quan bằng 0 với khu vực thương mại tự do giữa châu Âu và Bắc Mỹ", ông nói.
Trump muốn sử dụng thuế quan để điều chỉnh t́nh trạng mất cân bằng thương mại và chuyển sản xuất sang Hoa Kỳ. Đồng thời, doanh thu từ thuế quan cũng được dự định sẽ ít nhất tài trợ một phần cho lời hứa tranh cử của ông về việc giảm mạnh thuế cho dân. Đây là một trong những lư do chính khiến người ta không rơ liệu đề xuất của EU về thương mại tự do có thể thành công hay không.
Báo Thụy Sĩ
CHÍNH SÁCH THUẾ QUAN CỦA DONALD TRUMP ĐANG ĐẨY CÁC BẠN HÀNG VÀO V̉NG TAY TRUNG QUỐC
Neue Zürcher Zeitung, 08.04.2025
Tổng thống Mỹ dường như bị ám ảnh bởi sự thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ. Việc ông đe dọa áp thuế sẽ trừng phạt những quốc gia như Việt Nam thật quá nặng nề. Về mặt chiến lược, điều này ngu ngốc.
*
Phụ nữ Việt Nam may những đôi giày thể thao Nike, người Mỹ mua chúng. Cho đến nay, tṛ chơi này đă mang lại hiệu quả cho tất cả mọi người tham gia. Phụ nữ Việt Nam được trả lương, chính phủ Việt Nam nhận được tiền thuế, Nike có lợi nhuận và người Mỹ có được giày thể thao với giá cả phải chăng. Tṛ chơi này có tên là toàn cầu hóa.
Nhưng mức thuế quan của Trump, dự kiến có hiệu lực đối với hầu hết các quốc gia vào ngày 9 tháng 4, đang tuyên chiến với toàn cầu hóa. Mức thuế quan đe dọa này đặc biệt cao đối với các quốc gia Đông Nam Á. Các quốc gia nhỏ và nghèo th́ lại bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nền kinh tế của họ đă tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây – v́ họ được hưởng lợi từ việc các công ty t́m kiếm các địa điểm sản xuất giá rẻ khác ngoài Trung Quốc. Bây giờ Việt Nam phải tính đến giá thuế 46 phần trăm, Thái Lan với 36 phần trăm, Campuchia với 49 phần trăm.
Trong nỗi ám ảnh về việc cân bằng thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ và đưa ngành sản xuất trở lại Hoa Kỳ, Trump đang gây hấn mọi người - cả bạn bè lẫn kẻ thù. Đặc biệt ở châu Á, lẽ ra Hoa Kỳ nên dựa vào việc thắt chặt quan hệ với các đối tác để giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Nhưng Trump dường như không c̣n nghĩ đến chuyện tạo liên minh nữa – có thể ông nghĩ rằng Hoa Kỳ có thể tự ḿnh đối đầu với Trung Quốc.
*
THIỆT HẠI VỀ DANH TIẾNG CHO HOA KỲ
Cách Trump lợi dụng quyền lực của Hoa Kỳ và phớt lờ các quy tắc quốc tế cũng như ngoại giao để thúc đẩy các "thỏa thuận" của ḿnh đă gây ra tổn hại lâu dài cho danh tiếng của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á. Hoa Kỳ không c̣n được xem là đối tác thương mại đáng tin cậy và biết điều nữa, mà là một thế lực bá chủ khó lường.
Nếu mức thuế thực sự có hiệu lực, nguy cơ sa thải hàng loạt người lao động sẽ xảy ra. Tất nhiên, các quốc gia này hiện đang cố gắng đàm phán với người của Trump. Ví dụ, Việt Nam đă đề nghị mua máy bay và các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ. Các quốc gia Đông Nam Á cũng đang cân nhắc một kế hoạch phản công phối hợp nếu các cuộc đàm phán thất bại. Khả năng cân bằng thâm hụt thương mại bị hạn chế về mặt kinh tế. Do đó, các quốc gia này đang chuẩn bị để hợp tác kinh doanh nhiều hơn với các đối tác thương mại khác trong tương lai. Trong những năm tới, mối quan hệ kinh tế của họ với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nga và EU có khả năng sẽ ngày càng sâu sắc hơn. Tất nhiên, phải kể đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là Trung Quốc.
Trung Quốc có tiếng xấu ở Đông Nam Á v́ họ tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết khu vực Biển Đông. Nhiều quốc gia trông cậy vào Hoa Kỳ để được đảm bảo an ninh. Nhưng bây giờ Trung Quốc trở nên quan trọng với các quốc gia Đông Nam Á trên tư cách là đối tác kinh tế, chứ không chỉ là đối tác thương mại. Các công ty Trung Quốc đang xây dựng đường bộ, cảng biển và tuyến đường sắt mới, và nhiều nhà cung cấp và nhà máy Trung Quốc đă chuyển đến Đông Nam Á trong những năm gần đây – ví dụ như Việt Nam. Điều này nhằm mục đích tránh thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc, nhưng cũng v́ các quốc gia Đông Nam Á đang ngày càng trở nên quan trọng trong chuỗi cung ứng quốc tế.
*
HOA KỲ ĐANG LÀM LỢI CHO TRUNG QUỐC
Hiện nay Trump đang trừng phạt những quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, v́ đă trở thành con đường để Trung Quốc gián tiếp xuất khẩu sản phẩm của ḿnh sang Hoa Kỳ. Làm như vậy là không thông minh. Những quốc gia này đang cảm thấy bị tấn công và bỏ rơi trước kẻ thù lớn là Trung Quốc.
Các biện pháp thắt lưng buộc bụng của Trump, đă khiến viện trợ phát triển của Mỹ dành cho Đông Nam Á không c̣n nữa. Sau trận động đất, Hoa Kỳ cũng gửi một số tiền tới Myanmar, nhưng nó quá thảm hại nếu so với Trung Quốc; Nhóm chuyên gia gồm ba người thậm chí c̣n không được phép vào Myanmar, trong khi hàng ngh́n người Trung Quốc đă tham gia các đội cứu trợ để giải cứu nạn nhân và dọn dẹp.
Đông Nam Á là một trong những khu vực kinh tế năng động nhất thế giới và là đấu trường mà Trung Quốc và Hoa Kỳ đă cạnh tranh về ảnh hưởng và quyền lực mềm trong những năm gần đây. Trước động thái áp thuế của Trump, chính phủ Trung Quốc càng khẳng định niềm tin của ḿnh vào toàn cầu hóa và quyền phát triển của các nước đang nổi lên.
Ngược lại, nước Mỹ dưới tay Trump đang tạo sức ép tối đa lên bạn hàng – và do đó, chỉ có lợi cho đối thủ.
BỊ TRUMP DỌA ÁP THÊM MỨC THUẾ 50%, TRUNG QUỐC TUYÊN BỐ “SẼ CHỐNG ĐẾN CÙNG”
Bắc Kinh hôm nay, 08/04/2025, tuyên bố sẽ chống thuế quan của Mỹ “đến cùng” bất chấp lời đe dọa của tổng thống Donald Trump sẽ áp thêm một mức thuế 50% đối với Trung Quốc.
RFI, 08/04/2025
*
Ngay sau khi trở lại Nhà Trắng vào tháng 1, tổng thống Donald Trump đă áp thuế bổ sung 20% đối với hàng Trung Quốc, tỷ lệ này sẽ tăng lên thành 54%, với mức thuế “đối ứng” mà ông Trump loan báo tuần trước. Trung Quốc đă đáp trả, áp thuế 34% đối với hàng hóa của Mỹ.
Donald Trump hôm qua chỉ trích Trung Quốc “đă không nghe theo lời cảnh báo của ông là đừng nên trả đũa” Hoa Kỳ và dọa là ngay từ ngày mai, 09/04, sẽ áp thuế bổ sung 50% đối với hàng hóa nhập từ Trung Quốc. Như vậy, tổng mức thuế đối với Trung Quốc sẽ lên tới 104%.
Theo hăng tin AFP, đáp lại lời đe dọa nói trên của tổng thống Trump, một phát ngôn viên của bộ Thương Mại Trung Quốc hôm nay tuyên bố: “ Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận điều đó. Nếu Hoa Kỳ nhất quyết đi theo con đường này, Trung Quốc sẽ chống đến cùng”. Tuy vậy, phát ngôn viên này nhắc lại Bắc Kinh vẫn sẵn sàng thương lượng với Washington.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng tuyên bố là Bắc Kinh không chấp nhận “áp lực, những lời đe dọa và tṛ bắt bí” của Mỹ. Và nhấn mạnh: “ Nếu Hoa Kỳ thật sự muốn đối thoại th́ họ phải chứng tỏ một thái độ dựa trên sự b́nh đẳng, tôn trọng và có qua có lại”.
Trước mắt, chính phủ Trung Quốc đang t́m cách làm dịu cơn băo tài chính do các đ̣n thuế quan của tổng thống Mỹ gây ra. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đă cam kết sẽ hỗ trợ quỹ đầu tư chủ chốt của nhà nước Trung Quốc Central Huijin Investment để ổn định các thị trường tài chính.
*
VIỆT NAM CAM KẾT MUA THÊM HÀNG CỦA MỸ, KỂ CẢ THIẾT BỊ QUỐC PH̉NG
Sau khi đă đề nghị tổng thống Donald Trump tạm hoăn trong 45 ngày quyết định áp thuế 46% đối với hàng Việt Nam nhập vào thị trường Hoa Kỳ, chính phủ Hà Nội hôm qua, 07/04/2025, tuyên bố sẽ mua thêm hàng hóa của Mỹ, kể cả các thiết bị an ninh và quốc pḥng.
Ngay từ tối thứ Sáu tuần trước, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Tô Lâm đă điện đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump, và đề xuất hai bên cùng giảm thuế nhập khẩu xuống c̣n 0%.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn đài CNBC hôm qua, ông Peter Navarro, cố vấn thương mại của tổng thống Donald Trump, tuyên bố đề nghị đó "không có ư nghĩa ǵ", v́ "gian lận phi thuế quan" mới là vấn đề quan trọng, chẳng hạn như ăn cắp sở hữu trí tuệ và thuế giá trị gia tăng. Sau đó, ông Navarro đă sửa lại tuyên bố của ḿnh, nói rằng đề nghị của Việt Nam về mức thuế 0% có thể là "một khởi đầu nhỏ".
*
THUẾ QUAN : DONALD TRUMP BÁC BỎ ĐỀ XUẤT CỦA CHÂU ÂU MIỄN THUẾ HÀNG CÔNG NGHIỆP
Trước việc tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 20%, Liên Hiệp Châu Âu đề nghị Hoa Kỳ cùng miễn thuế các sản phẩm công nghiệp, trong đó có xe hơi. Nhưng hôm qua, 07/04/2025, nguyên thủ Mỹ đánh giá đề xuất của Liên Âu là "không đủ ". Song song với nỗ lực để đàm phán với Washington, Bruxelles cũng đang chuẩn bị các biện pháp đáp trả.
Thông tín viên Pierre Benazet tại Bruxelles cho biết thêm chi tiết :
Ủy Ban Châu Âu tối thứ Hai (07/04) đă gửi đến 27 nước thành viên một danh sách các sản phẩm của Mỹ sẽ bị đánh thuế 25% khi vào thị trường Châu Âu. Các loại thuế hải quan trả đũa này chỉ là bước đầu v́ đó là để dáp trả mức thuế 25 % mà Donald Trump ban hành đối với mặt hàng nhôm và thép.
Danh sách của Châu Âu đă được soạn thảo dựa trên các mức thuế hải quan mà Liên Hiệp Châu Âu đă ban hành hồi 2018, trong cuộc chiến thương mại trước với Hoa Kỳ. Ngoài kim loại, danh sách c̣n bao gồm cả xe mô tô Harley Davidson hay quần áo jean Levis chẳng hạn. Tuy nhiên, rượu wisky Bourbon được loại ra để tránh nguy cơ bị áp mức thuế trừng phạt 200% đối với rượu vang và rượu mạnh của châu Âu như Donald Trump đă đe dọa.
Các nước châu Âu muốn Hoa Kỳ ngồi vào thương lượng nhưng họ cần phải có lập luận vững chắc bởi ông Donald Trump đă đánh giá các đề xuất của châu Âu về việc xóa toàn bộ thuế hải quan đối với các trao đổi sản phẩm công nghiệp giữa hai bờ Đại Tây Dương là không đủ.
*
PHẢN ỨNG CỦA NHỮNG CỬ TRI MỸ
Những thông báo tăng thuế của Donald Trump làm chao đảo thị trường chứng khoán thế giới. Vậy các cử tri ủng hộ ông nghĩ ǵ ?
Thông tín viên RFI Edward Maille từ Eminence, bang Kentucky, tường tŕnh :
Một lá cờ Mỹ và một lá cờ in chữ Trump bay phấp phới trước gió ở phía trên những bông hoa tulip tại vườn nhà ông Roy. Người đàn ông đă nghỉ hưu này hoàn toàn ủng hộ chính sách kinh tế của tổng thống Trump, mặc dù ông đă mất 8000 đô la tiền tiết kiệm đầu tư vào chứng khoán trong những tuần vừa qua.
Ông Roy nói : Ngay cả khi giá có rớt xuống nữa, tổng thống Trump nhất định có một kế hoạch khác, chắc chắn là có kế hoạch khác. Tôi tin tưởng vào ông ấy và không chỉ ông Trump mà xung quanh ông ấy c̣n có những người rất thông minh.
Cách nhà ông Roy không xa, ông Mike Rose đang tỉa cây trước nhà. Người theo đảng Cộng Ḥa này cho rằng c̣n quá sớm để lo lắng về những hậu quả kinh tế. Ông nói : Cần phải đợi một năm để cho ông Trump làm việc và xem bao nhiêu nước sẽ để thuế hải quan bằng không (đối với hàng hóa Mỹ), và tạo ra thương mại công bằng.
Ông Mike cho rằng thuế hải quan là một vũ khí đàm phán và điều đó đă được chứng minh.
Giống như Việt Nam, nước này đă đề xuất giảm thuế quan đối với hàng nhập từ Mỹ xuống bằng 0, nếu họ làm như vậy, th́ Trump cũng sẽ đánh thuế 0 % đối với hàng Việt Nam.
Mike giải thích rằng một khi tất cả các nước đàm phán lại thỏa thuận thương mại, kinh tế Hoa Kỳ sẽ mạnh trở lại.
THANH PHƯƠNG - ANH VŨ - CHI PHƯƠNG
ÔNG TÔ LÂM GIẢM THUẾ 0% 'LÀ KHÔNG ĐỦ': VIỆT NAM SẼ LÀM G̀?
Cố vấn Thương mại Nhà Trắng Peter Navarro vừa nói rằng đề nghị của Việt Nam về việc xoá bỏ thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Mỹ sẽ không đủ để chính quyền Mỹ dỡ bỏ các mức thuế mới vừa được công bố vào tuần trước.
"Lấy Việt Nam làm ví dụ. Khi họ đến và nói 'chúng tôi sẽ đưa thuế suất về 0%', điều đó không có ư nghĩa ǵ với chúng tôi v́ vấn đề nằm ở các h́nh thức gian lận phi thuế quan,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn CNBC hôm 7/4.
Sau đó, ông Navarro đă điều chỉnh lại một chút, nói rằng đề nghị xoá bỏ thuế quan có thể được xem là một "bước khởi đầu nhỏ."
Trong một cuộc phỏng vấn với Fox News hôm 6/4, ông Navarro đă nói rằng "về cơ bản th́ Việt Nam là một thuộc địa của Trung Quốc cộng sản".
"Trung Quốc dùng Việt Nam làm điểm trung chuyển để né thuế," ông nói.
Trong khi đó, Việt Nam đang gấp rút thực hiện hàng loạt biện pháp với hy vọng phía Mỹ giảm mức thuế nói trên, bao gồm việc mua thêm hàng hóa của Mỹ, bao gồm các sản phẩm quốc pḥng và an ninh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đă đề cập tới việc không nhập sản phẩm từ nước thứ ba để đưa qua Mỹ - một đề xuất gợi nhắc tới Trung Quốc.
Trong khi đó, cuộc chiến thuế quan giữa hai siêu cường này đang đến hồi căng thẳng. Trung Quốc vừa tuyên bố trả đũa Mỹ khi nước này áp dụng 34% đối với hàng Mỹ.
Ngày càng nhiều doanh nhân Mỹ cảnh báo về hậu quả từ chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Trong số đó có Giám đốc điều hành JPMorgan Jamie Dimon, nhà quản lư quỹ Bill Ackman – và thậm chí cả Elon Musk.
Chính sách thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang vấp phải sự chỉ trích ngày càng nhiều từ các đại diện hàng đầu trong giới kinh doanh tại Hoa Kỳ. Giám đốc của ngân hàng lớn nhất nước Mỹ, JPMorgan Chase, ông Jamie Dimon, đă cảnh báo trong thư thường niên gửi cổ đông, rằng chính sách này có thể làm chậm tăng trưởng và gia tăng lạm phát.
Dimon là CEO có thời gian tại nhiệm lâu nhất trong số các doanh nghiệp lớn ở Phố Wall. Ông cảnh báo về những “bất ổn” do chính sách thuế quan của Trump gây ra – bao gồm lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm và áp lực lên đồng USD. “Điều tôi lo ngại nhất là tác động lâu dài của chính sách này đến các liên minh kinh tế của nước Mỹ“, ông nhấn mạnh, ám chỉ các mức thuế cao áp dụng với những đối tác thương mại thân cận như Liên minh châu Âu, dự kiến sẽ có hiệu lực vào thứ Tư.
Nhà quản lư quỹ đầu tư Bill Ackman cáo buộc Trump đang phát động một “cuộc chiến tranh kinh tế hạt nhân” với toàn thế giới. Ackman từng ủng hộ Trump trong chiến dịch tranh cử nhưng giờ lại chỉ trích chính phủ Mỹ v́ đă đánh giá sai lệch các mức thuế của các đối tác thương mại. Ackman yêu cầu Trump phải thay đổi đường lối trước khi mắc phải “một sai lầm lớn dựa trên những tính toán sai lệch”.
Musk giữ khoảng cách bằng video
Ngay cả cố vấn của Trump và tỷ phú công nghệ Elon Musk cũng đă giữ khoảng cách. Ông đăng trên nền tảng X (trước đây là Twitter) một video của nhà kinh tế học quá cố Milton Friedman, trong đó Friedman giải thích rằng một cây bút ch́ đơn giản được tạo thành từ các bộ phận đến từ khắp nơi trên thế giới. Friedman nhấn mạnh tầm quan trọng của “thị trường tự do” và “sự ḥa hợp, ḥa b́nh giữa các dân tộc trên thế giới”.
Cuối tuần qua, Musk cũng đă kêu gọi thành lập một khu vực thương mại tự do giữa EU và Bắc Mỹ. Đồng thời, ông công khai chỉ trích cố vấn thương mại của Trump là Peter Navarro. Hai thượng nghị sĩ Cộng ḥa thân cận với Trump cũng đưa ra lời chỉ trích. Ted Cruz và Rand Paul cảnh báo rằng, thuế quan có tác động đến người dân Mỹ không khác ǵ các loại thuế khác. V́ vậy, họ bày tỏ hy vọng chính sách thuế quan hiện tại sẽ sớm chấm dứt.
Bloomberg: Trump lên lịch đàm phán thương mại với các nước trong khi Trung Quốc vẫn kiên định lập trường
- Cù Tuấn biên dịch.
----
Tổng thống Mỹ Donald Trump đă dành những giờ cuối cùng trước khi thuế quan toàn diện của ông được thiết lập để thực hiện đầy đủ để sắp xếp các cuộc đàm phán với các đồng minh quan trọng của Mỹ, nhưng hy vọng đạt được thỏa thuận vào phút chót với Trung Quốc dường như c̣n xa vời.
Hôm thứ Ba, Trump đă công bố các cuộc đàm phán thương mại theo kế hoạch khi thị trường phục hồi nhờ sự lạc quan rằng ông sẽ giảm hoặc xóa bỏ thuế quan cao hơn đối với hàng chục quốc gia. Tổng thống cho biết triển vọng đạt được thỏa thuận thương mại với Hàn Quốc "có vẻ tốt" sau cuộc điện đàm với quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo, trong khi các nhà lănh đạo châu Á và châu Âu khác tuyên bố sẽ ngoại giao con thoi với Nhà Trắng.
"Chúng tôi có giới hạn và khả năng đạt được một THỎA THUẬN tuyệt vời cho cả hai quốc gia", Trump đăng trên mạng xă hội về các cuộc đàm phán ở Hàn Quốc. "ĐỘI NGŨ hàng đầu của họ đang trên máy bay đến Mỹ và mọi thứ có vẻ tốt đẹp. Chúng tôi cũng đang đàm phán với nhiều quốc gia khác, tất cả đều muốn đạt được thỏa thuận với Mỹ".
Trump cho biết ông sẽ đàm phán với các quốc gia về các vấn đề ngoài thương mại và thuế quan, tạo nên một "quá tŕnh tuyệt vời và hiệu quả".
Tuy nhiên, bóng ma về việc áp thuế tàn phá đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc vẫn hiện hữu, với việc Bắc Kinh ám chỉ rằng họ sẽ không lùi bước trước một cuộc chiến thương mại. Trump cho biết ông đang chờ cuộc gọi từ các quan chức Trung Quốc và cáo buộc họ xử lư t́nh h́nh sai lầm.
"Trung Quốc cũng rất muốn đạt được một thỏa thuận, nhưng họ không biết cách bắt đầu. Chúng tôi đang chờ cuộc gọi của họ. Điều đó sẽ xảy ra!", Tổng thống Mỹ nói.
Trung Quốc đă bất chấp trước việc tăng thuế của Trump, đe dọa sẽ tiếp tục áp thuế trả đũa đối với hàng hóa của Mỹ. Trump đă thề sẽ áp thêm 50% thuế lên Trung Quốc nếu Bắc Kinh không lùi bước, ngoài mức thuế đáp trả mà ông đă công bố trước đó. Bế tắc này khiến chúng ta khó có thể h́nh dung Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh sẽ vội vă liên lạc với Tổng thống Mỹ để xin cứu trợ ngay lập tức.
“Chiến tranh thương mại và thuế quan không có người chiến thắng, và chủ nghĩa bảo hộ không dẫn đến đâu cả. Người Trung Quốc chúng tôi không phải là những kẻ gây rối, nhưng chúng tôi sẽ không nao núng khi gặp rắc rối. Đe dọa và tống tiền không phải là cách đúng đắn để giao dịch với Trung Quốc”, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Thuế quan cao hơn của Tổng thống Mỹ đối với khoảng 60 đối tác thương mại mà ông gọi là "những kẻ vi phạm tồi tệ nhất" sẽ có hiệu lực sau nửa đêm theo giờ New York, bao gồm thuế 25% đối với hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc và ít nhất 34% đối với hàng hóa Trung Quốc.
Chỉ số S&P 500 tăng 3,4% khi mở cửa và Nasdaq 100 tăng 3,5%, trước khi thu hẹp mức tăng, v́ những b́nh luận của Trump đă thúc đẩy sự lạc quan rằng ông sẽ làm trung gian cho các thỏa thuận để giảm hoặc ngăn chặn thuế quan.
Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer cho biết tại phiên điều trần của Quốc hội Mỹ hôm thứ Ba rằng thuế quan của Trump sẽ "có hiệu lực" và "chúng tôi đang kết hợp điều đó với các cuộc đàm phán ngay lập tức với các đối tác của ḿnh".
“Nếu bạn có ư tưởng tốt hơn để đạt được sự có đi có lại và giảm thâm hụt thương mại của chúng tôi, chúng tôi muốn nói chuyện với bạn. Chúng tôi muốn đàm phán với bạn. Và cả hai bên đều có lợi”, Greer nói.
Tổng thống Mỹ cho biết ông đă nói chuyện với nhà lănh đạo Hàn Quốc “về Thặng dư, Thuế quan, Đóng tàu” và “mua hàng quy mô lớn” khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ. Ông cũng thảo luận về “liên doanh của họ trong Đường ống Alaska và khoản thanh toán cho Bảo vệ quân sự lớn mà chúng tôi cung cấp cho Hàn Quốc”.
Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent trước đó đă nói rằng “Nhật Bản sẽ được ưu tiên” trong một danh sách dài các quốc gia đang t́m cách thuyết phục Trump băi bỏ cái gọi là thuế quan đối ứng, ca ngợi Tokyo v́ đă hoăn trả đũa Mỹ sau thông báo về thuế quan của Trump. Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba đă có cuộc gọi vào thứ Hai để thiết lập các cuộc đàm phán, với nhà lănh đạo Nhật Bản thúc giục tổng thống xem xét lại cách tiếp cận của ḿnh.
Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Nhà Trắng Kevin Hassett cho biết Trump đă chỉ đạo rơ ràng cho nhóm của ḿnh sắp xếp các cuộc đàm phán với các quốc gia thân thiện trước khi các quốc gia khác t́m kiếm một thỏa thuận.
"Tổng thống sẽ quyết định khi nào và liệu có đàm phán với Trung Quốc hay không, nhưng hiện tại, chúng tôi đă nhận được chỉ thị ưu tiên các đồng minh và đối tác thương mại của ḿnh như Nhật Bản và Hàn Quốc", Hassett cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Fox News.
Thủ tướng Ư Giorgia Meloni cũng dự kiến sẽ đến Mỹ để đàm phán trực tiếp với Trump về việc giảm thuế quan.
Trump đă gửi những tín hiệu mâu thuẫn về thiện chí xem xét miễn trừ cho các quốc gia t́m kiếm sự giảm thuế nhập khẩu của ông.
Ông đă ca ngợi các đối tác thương mại v́ đă tiến tới nhượng bộ, nhưng cũng gạt bỏ một số lời đề nghị, bao gồm cả lời đề nghị từ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đưa ra tại Pḥng Bầu dục về việc hạ thấp rào cản và xóa bỏ thặng dư thương mại với Mỹ. Trump cũng đă bác bỏ ư tưởng tạm dừng toàn diện trước khi áp dụng thuế quan.
"Có thể có thuế quan vĩnh viễn và cũng có thể có các cuộc đàm phán, bởi v́ có những thứ chúng ta cần ngoài thuế quan", Trump nói với các phóng viên vào thứ Hai.
Và một số trợ lư hàng đầu của Trump đă công khai tỏ thái độ chia rẽ về chế độ thuế quan. Elon Musk, cố vấn tỷ phú của Trump, đă chỉ trích thông báo này và hôm thứ Ba đă nói rằng cố vấn thương mại Peter Navarro "thực sự là một thằng ngốc" trong một bài đăng trên X.
Các quan chức cấp cao của Bộ Quốc pḥng đang xem xét một đề xuất có thể dẫn đến việc rút tới mười ngh́n quân Mỹ khỏi Đông Âu. Nhiều người lo ngại rằng điều này có thể khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin trở nên táo bạo hơn, NBC News đưa tin.
Chính quyền Biden đă gửi khoảng hai mươi ngh́n quân tới châu Âu vào năm 2022 để tăng cường pḥng thủ cho các quốc gia láng giềng Ukraine. Con số chính xác vẫn đang được đàm phán, nhưng đề xuất này thậm chí có thể bao gồm việc rút một nửa số quân do Biden cử đến.
Chính quyền Trump đă nói rơ rằng họ muốn các đồng minh châu Âu chịu trách nhiệm lớn hơn cho việc bảo vệ quốc pḥng của chính họ, cho phép Hoa Kỳ tập trung nguồn lực quân sự vào Trung Quốc và các ưu tiên khác.
Elon Musk công khai chỉ trích cố vấn thương mại của Trump giữa lúc tranh căi về thuế quan.
Ghi chú:** Đây là bài viết mang tính phản biện về chính sách áp thuế toàn cầu của Tổng Thống Trump. Nó không nhằm phủ nhận vai tṛ lănh đạo mạnh mẽ của ông mà để soi rọi thêm một khía cạnh khác trong đời sống kinh tế và tham luận chính trị hiện nay. Quư anh chị đọc bài cần hiểu rằng trong một xă hội dân chủ và đa chiều, việc tiếp cận từ nhiều góc nh́n là điều cần thiết, kể cả khi nội dung ấy đi ngược lại chính kiến riêng của chúng ta. Thùy Trang chia sẻ bài này, anh chị ủng hộ Tổng Thống Trump sẽ không thích - Thùy Trang nghĩ không nên đọc sẽ dễ chịu hơn.
Tỷ phú Elon Musk vừa gây chú ư khi công khai gọi Peter Navarro là kẻ ngốc và ngu hơn cả bao gạch. Navarro là cố vấn thương mại thân cận của Tổng thống Donald Trump và vừa có những phát biểu chỉ trích Tesla trong một cuộc phỏng vấn
Trong phần trả lời phỏng vấn trên truyền h́nh, Navarro nói rằng Musk không phải là nhà sản xuất ô tô thật sự mà chỉ đơn thuần là đơn vị lắp ráp. Ông bày tỏ mong muốn trong tương lai các linh kiện xe hơi sẽ được sản xuất hoàn toàn trong nước Mỹ
Musk đă phản ứng gay gắt trên mạng xă hội X do ông sở hữu. Ông đăng lại một bài báo của Kelley Blue Book cho thấy Tesla là hăng xe có tỷ lệ linh kiện sản xuất tại Mỹ cao nhất và là nhà sản xuất ô tô tích hợp dọc lớn nhất trong ngành công nghiệp hiện nay
Sự việc đă làm lộ rơ mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa Elon Musk và một phần trong đội ngũ chính sách kinh tế của Trump. Musk hiện đang giữ vai tṛ lănh đạo Cục Hiệu quả Chính phủ viết tắt là DOGE, một cơ quan có nhiệm vụ cắt giảm chi tiêu và bộ máy liên bang
Người phát ngôn của Nhà Trắng là Karoline Leavitt đă b́nh luận rằng đây chỉ là tranh căi giữa hai người có quan điểm khác nhau về thương mại và thuế. Bà nói vui rằng các cậu trai vẫn là các cậu trai và để họ tự tranh luận ngoài công chúng
Tổng thống Trump vẫn tiếp tục bảo vệ chính sách thuế quan của ḿnh với lư do muốn tái thiết ngành sản xuất trong nước. Navarro nhấn mạnh rằng ngành công nghiệp xe hơi Mỹ đang trở thành dây chuyền lắp ráp cho động cơ và hộp số của châu Âu
Chuyên gia phân tích Dan Ives th́ cho rằng dù Tesla ít bị ảnh hưởng hơn các hăng như GM hay Ford nhưng vẫn không tránh khỏi tác động từ thuế. Ông cảnh báo rằng chuỗi cung ứng toàn cầu của Tesla sẽ bị xáo trộn nghiêm trọng và đó từng là lợi thế giúp họ vượt mặt các đối thủ như BYD
Một góc nh́n đáng chú ư đến từ giáo sư Jeffrey Sonnenfeld của Đại học Yale. Ông tổ chức một cuộc họp kín với các giám đốc điều hành doanh nghiệp Mỹ và tiết lộ rằng phần lớn trong số họ phản đối chính sách thuế hiện tại. Gần tám mươi phần trăm thấy xấu hổ khi phải đối mặt với các đối tác quốc tế và tám mươi chín phần trăm cho rằng chính sách hiện nay đang đẩy nước Mỹ vào suy thoái không cần thiết
Ngay từ đầu tuần, Musk đă đăng video của nhà kinh tế Milton Friedman, người nổi tiếng chống lại mọi h́nh thức thuế quan, như một cách thể hiện rơ thái độ không đồng t́nh
Một số nhà đầu tư lớn cũng bắt đầu lên tiếng. Tỷ phú Bill Ackman kêu gọi tạm dừng áp thuế để tránh gây rối loạn kinh tế toàn cầu. Ông viết rằng kế hoạch thuế hiện nay sẽ gây tổn thất không cần thiết
Navarro là một trong những nhân vật thân cận nhất của Trump. Ông từng bị kết án tù v́ từ chối hợp tác với Hạ viện trong cuộc điều tra liên quan đến bầu cử năm hai ngh́n hai mươi. Ông cũng được xem là người thiết kế chính của toàn bộ chính sách thuế quan mà Trump đang theo đuổi
BÁO CÁO T̀NH BÁO ĐẶC BIỆT NGÀY 8 THÁNG 4 NĂM 2025
Tổng thống Donald Trump vừa tung ra đ̣n thuế 104% đánh thẳng vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Thế giới nh́n vào và thấy đây là một động thái cứng rắn trong thương mại, nhưng các nguồn tin t́nh báo cấp cao cho biết, đây thực chất là một đ̣n đánh chiến lược nhằm ngăn chặn một cuộc xung đột quân sự đang tiệm cận sát bờ vực.
TIN T̀NH BÁO TỪ BIỂN ĐÔNG
Nguồn tin t́nh báo từ khu vực Thái B́nh Dương xác nhận rằng, Trung Quốc đang chuẩn bị kế hoạch quân sự nhằm chiếm các đảo hiện do Việt Nam và Phi kiểm soát ở Biển Đông, đặc biệt là khu vực Trường Sa. Tàu chiến, máy bay trinh sát và các đơn vị đổ bộ đă được triển khai âm thầm suốt nhiều tuần qua tại Hải Nam, đảo Tam Á và vùng biển gần Bành Hồ.
QUÂN TRUNG QUỐC ĐANG CÓ MẶT Ở UKRAINE.
Sáng nay, một diễn biến bất ngờ xảy ra tại chiến trường Ukraine. Quân đội Ukraine tuyên bố đă sử dụng drone AI, tiêu diệt trọn một lữ đoàn lính dù Trung Quốc bí mật được triển khai để hỗ trợ Nga. Quan trọng hơn, hai binh sĩ Trung Quốc đă bị bắt sống, mở ra một scandal quốc tế quy mô lớn về sự can dự gián tiếp của Bắc Kinh vào cuộc chiến Đông Âu.
TRUMP BIẾT TRƯỚC VÀ ÔNG ĐĂ HÀNH ĐỘNG
Tổng thống Trump không phải chờ sự việc nổ ra rồi mới phản ứng. Nhiều nguồn tin cho biết, ông đă biết trước ư đồ chiến lược của Trung Quốc, không chỉ tại Biển Đông, mà c̣n trong việc thao túng chiến trường Ukraine và chuẩn bị vây chiếm Đài Loan.
Thay v́ để mọi chuyện dẫn đến thế chiến, Tổng thống Trump chọn con đường đánh phủ đầu về kinh tế. Ông biết rơ Trung Quốc sẽ không nhượng bộ, và mức thuế 104% sẽ gây thiệt hại cho cả đôi bên, nhưng ông tính rằng cái giá đó c̣n nhẹ hơn rất nhiều so với một cuộc chiến quân sự toàn diện mà Trung Quốc đang âm thầm chuẩn bị.
Đ̉N PH̉NG NGỪA CHIẾN LƯỢC
Việc áp thuế cực cao không chỉ nhằm bảo vệ nền kinh tế Mỹ, mà c̣n là một lời cảnh báo đến Bắc Kinh. Trump hiểu rằng, để chặn đứng một cuộc chiến lớn, phải đánh trúng huyệt kinh tế — nơi Trung Quốc lệ thuộc nặng vào xuất khẩu sang Mỹ.
Nếu Bắc Kinh vẫn tiếp tục thách thức, Trump có thể nâng thuế lên 500%, đồng nghĩa với việc xóa sạch toàn bộ cấu trúc thương mại giữa hai siêu cường, buộc Trung Quốc phải rút về pḥng thủ và tự xoay xở trong nội địa, nơi hậu quả của COVID-19 vẫn c̣n âm ỉ, thặng dư tài khóa cạn kiệt, và tỷ lệ thất nghiệp trong giới trẻ tăng vọt.
LỜI CẢNH TỈNH CHO THẾ GIỚI
Trump không phải đang t́m kiếm chiến tranh. Ông đang ngăn chặn chiến tranh. Trong lúc các lănh đạo thế giới c̣n mơ hồ hoặc bị phân tâm bởi các chiêu bài ngoại giao mềm mỏng của Trung Quốc, th́ chỉ có một ḿnh ông đủ bản lĩnh vạch mặt và ra tay.
Kinh tế Trung Quốc đang bước vào giai đoạn hấp hối. Và đây chỉ mới là đ̣n đầu tiên.
DỰ ÁN 2025 (Project 2025) VÀ CHÍNH QUYỀN TỔNG THỐNG TRUMP
Dự án 2025, c̣n được gọi là Project 2025, là một kế hoạch cải tổ toàn diện hệ thống hành pháp liên bang do tổ chức Heritage Foundation đề xướng với sự tham gia phối hợp của hơn 80 tổ chức bảo thủ. Mục tiêu của dự án là tái cấu trúc chính phủ Hoa Kỳ theo hướng tập trung quyền lực vào tổng thống, thu hẹp vai tṛ của các cơ quan độc lập, loại bỏ các chương tŕnh bị xem là mang tư tưởng cấp tiến và thúc đẩy chính sách dựa trên các giá trị bảo thủ truyền thống.
Dự án 2025 được xây dựng trên bốn trụ cột chính bao gồm chuẩn bị nguồn nhân sự trung thành với tổng thống thông qua ngân hàng ứng viên bảo thủ, cung cấp một cẩm nang điều hành chi tiết để tái cấu trúc các cơ quan liên bang, huấn luyện đội ngũ nhân sự mới theo đúng đường lối bảo thủ và điều phối hành động chiến lược giữa các tổ chức cùng lư tưởng khi quyền lực hành pháp chuyển giao.
Phó Tổng thống JD Vance là một trong những người ủng hộ công khai và mạnh mẽ nhất cho Dự án 2025. Ông từng viết lời tựa cho cuốn sách "Dawn's Early Light" của Kevin Roberts, Chủ tịch Heritage Foundation, trong đó ông ca ngợi tầm nh́n chiến lược của dự án và kêu gọi cần phải giành lại chính phủ liên bang từ tay những người theo chủ nghĩa cấp tiến. Không chỉ trên giấy tờ, Phó Tổng thống Vance c̣n phát biểu tại các hội nghị chính sách bảo thủ, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ với các cải cách do Dự án 2025 đề xuất. Ông cũng ủng hộ công khai chính sách thuế quan toàn diện và các bước đi hành pháp của chính quyền nhằm thực thi những nội dung cốt lơi của dự án.
Sau khi Tổng thống Trump tái đắc cử và bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai vào tháng Giêng năm 2025, chính quyền đă bắt đầu triển khai hàng loạt chính sách phản ánh rơ nội dung của Dự án 2025. Một trong những bước đầu tiên là cải tổ bộ máy hành chính liên bang thông qua chương tŕnh mua lại vị trí với sự tham gia của hơn 77.000 nhân viên chính phủ rời khỏi hệ thống trong quư đầu năm. Đây là biện pháp then chốt nhằm loại bỏ những nhân sự bị xem là không trung thành với chính quyền và thay thế bằng đội ngũ được tuyển chọn theo định hướng bảo thủ.
Trong lĩnh vực giáo dục, Tổng thống Trump đă kư sắc lệnh giải thể Bộ Giáo Dục Hoa Kỳ vào tháng Ba năm 2025. Thẩm quyền điều hành giáo dục được trao về các tiểu bang theo đúng tinh thần phi tập trung hóa quyền lực của Dự án 2025. Bên cạnh đó, các chương tŕnh liên quan đến đa dạng, công bằng và ḥa nhập trong toàn bộ chính phủ liên bang cũng đă bị hủy bỏ thông qua các sắc lệnh hành pháp mới. Những chương tŕnh này bị xem là mang màu sắc chính trị cấp tiến và không c̣n phù hợp với định hướng hiện tại của chính phủ.
Trong chính sách kinh tế, chính quyền đă ban hành thuế quan tối thiểu 10 phần trăm lên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu, và áp mức thuế cao hơn với một số quốc gia như Trung Quốc, Mexico và Canada. Mục tiêu là thúc đẩy sản xuất nội địa, giảm lệ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu và thực hiện chính sách nước Mỹ trước tiên.
Về mặt hành pháp, chính quyền đă viện dẫn Đạo luật Alien Enemies để bắt đầu trục xuất người nhập cư đến từ các quốc gia được đánh giá là có nguy cơ đối với an ninh quốc gia. Ṭa án Tối cao đă phê chuẩn hành động này, mở đường cho các đợt trục xuất quy mô lớn trong thời gian tới.
Tổng thống Trump cũng đă chỉ đạo tất cả công chức liên bang phải trở lại làm việc tại văn pḥng, chấm dứt mô h́nh làm việc từ xa từng h́nh thành trong thời kỳ đại dịch. Quyết định này được chính phủ xem là cần thiết để khôi phục kỷ luật và hiệu quả hoạt động của hệ thống công quyền.
Trong chính sách đối ngoại, chính quyền đă chấm dứt viện trợ quân sự cho Ukraine, đồng thời tái định h́nh quan hệ với NATO và các đồng minh châu Âu. Những thay đổi này phản ánh đường lối thực dụng và định hướng rút lui khỏi các cam kết quốc tế không phục vụ lợi ích trực tiếp của nước Mỹ.
Một trong những nội dung quan trọng nhất của Dự án 2025 là thu hẹp vai tṛ của chính phủ liên bang trong lĩnh vực y tế và phúc lợi. Chính quyền đă bắt đầu cắt giảm nhân sự tại nhiều cơ quan thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, bao gồm cả Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh, Cục Quản lư Dược phẩm và Cơ quan Nghiên cứu Y tế Quốc gia. Tỷ lệ nhân viên rút khỏi các cơ quan này trong quư đầu năm là hơn 12 phần trăm.
Bên cạnh đó, Cơ quan An Sinh Xă Hội đang được rà soát toàn diện với mục tiêu cải tổ cơ cấu, siết chặt tiêu chuẩn trợ cấp, nâng độ tuổi nghỉ hưu và khuyến khích tự lực về tài chính. Các chương tŕnh như Medicare và Medicaid cũng đang trong quá tŕnh chuẩn bị điều chỉnh. Chính phủ đă soạn thảo đề cương chiến lược để từng bước giao lại quyền điều hành cho tiểu bang, giảm chi tiêu và giới hạn phạm vi hưởng lợi. Một số thay đổi đối với chương tŕnh SNAP và các phúc lợi khác cũng đang được xem xét, bao gồm yêu cầu điều kiện làm việc và thời hạn hưởng.
Tuy nhiên, không phải tất cả các đề xuất trong Dự án 2025 đă được thực thi hoàn toàn. Nhiều mục tiêu vẫn đang trong quá tŕnh chuẩn bị hoặc vấp phải rào cản pháp lư và chính trị. Những nội dung chưa hoàn tất bao gồm việc giải thể hoặc sáp nhập thêm các cơ quan liên bang như Bộ Thương mại, Bộ Năng lượng và Cơ quan Bảo vệ Môi trường. Việc kiểm soát các cơ quan độc lập như Cục Dự trữ Liên bang, Ủy ban Chứng khoán và các tổ chức giám sát thị trường hiện vẫn chưa có hành động cụ thể nào được đưa ra.
Ngoài ra, đề xuất tăng quyền kiểm soát hành pháp đối với Bộ Tư pháp và các cơ quan điều tra liên bang cũng đang gây nhiều tranh căi trong nội bộ và chưa được thể chế hóa. Các thay đổi sâu hơn trong hệ thống phúc lợi xă hội, đặc biệt là liên quan đến Medicare và An Sinh Xă Hội, vẫn cần thêm thời gian, sự chuẩn bị kỹ thuật và đồng thuận chính trị để có thể triển khai.
Tính đến thời điểm cuối tháng Tư năm 2025, các chuyên gia đánh giá chính quyền Tổng thống Trump sẽ thực hiện thành ông được khoảng từ sáu mươi đến bảy mươi phần trăm nội dung trọng yếu của Dự án 2025. Phần c̣n lại, bao gồm các cải tổ sâu rộng về thể chế, tài chính công và bộ máy tư pháp, dự kiến sẽ tiếp tục được xúc tiến trong năm 2025 và 2026 nếu không có thay đổi lớn trong cán cân quyền lực quốc hội hay hệ thống tư pháp liên bang.
Dự án 2025 từ một kế hoạch lư thuyết đang dần trở thành hiện thực trong từng bước vận hành của chính quyền liên bang hiện tại. Với sự phối hợp chặt chẽ giữa Tổng thống Trump và Phó Tổng thống Vance, mô h́nh điều hành nước Mỹ dựa trên chủ nghĩa bảo thủ đang được xây dựng, định h́nh và có thể tạo ra một diện mạo mới cho chính phủ Hoa Kỳ trong những năm tới.
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.