Trong nhiều thế kỷ qua, người Anh đă sử dụng sự hài hước và nghệ thuật để chế giễu những nhân vật quyền uy. Tỷ phú Elon Musk đang là mục tiêu mới nhất.
Hai tháng qua, các biển quảng cáo chế giễu Elon Musk bắt đầu xuất hiện dày đặc khắp London. Một tấm áp phích đặt tại trạm xe buưt ở Đông London mô tả Musk chui ra khỏi nóc xe Tesla, tay giơ cao trong tư thế chào kiểu Đức Quốc xă, kèm ḍng chữ: “Từ 0 đến 1939 trong 3 giây. Tesla. Chiếc xe Swasticar”.
Swasticar là là lối chơi chữ ghép từ “car” (ôtô) và “swastika” (h́nh chữ vạn có liên hệ tới Phát xít Đức).

Một quảng cáo có nội dung “Từ 0 đến 1939 trong 3 giây. Tesla. Chiếc xe Swasticar". Ảnh: Instagram/@everyonehateselon.
Một quảng cáo khác mô phỏng ông cùng Tổng thống Donald Trump đứng trước chiếc Tesla đỏ với ḍng chữ: “Giờ đây được trang bị vô lăng quyền lực da trắng”. Ở phía Bắc London, người ta nh́n thấy biển quảng cáo cho bộ phim giả “The Fast and the Führer” (“Quá nhanh, quá Quốc trưởng”) vẽ Musk đang chào theo kiểu phát xít bên chiếc Tesla mang biển số DOGE.
Các chiến dịch này phản ánh sự giận dữ ngày càng tăng đối với Elon Musk ở Anh và nhiều thành phố châu Âu. Tại Đức, nhóm Center for Political Beauty từng chiếu ḍng chữ “Heil Tesla” lên nhà máy của Tesla gần Berlin, kèm h́nh ông Musk chào trong một bài phát biểu ở Washington. Tại Italy, tranh vẽ đường phố mô tả ông Musk tháo mặt nạ để lộ gương mặt Adolf Hitler bên dưới, với ḍng chữ “Elon Mask” (“Elon Mặt nạ”).
Từ châm biếm đến chiến dịch có chủ đích
Lư giải cho chiến dịch công khai này, John Gorenfeld, kỹ sư phần mềm sáng lập nhóm Tesla Takedown (“Hạ gục Tesla”) hoạt động tại Anh, chia sẻ: “Chưa từng có ai giàu và quyền lực như vậy lại cư xử kỳ quặc đến mức này. Sự độc hại của Musk rất kệch cỡm, nên dễ trở thành đề tài chế nhạo”.
Nhóm này từng tổ chức các cuộc biểu t́nh nhỏ dọc đường cao tốc với biểu ngữ “Bấm c̣i nếu bạn ghét Elon”. Họ c̣n phát sticker dán xe Tesla với ḍng chữ: “Đừng lặp lại sai lầm” và “Mẫu xe sản xuất trước năm 2020”.
Tại Berlin, Philipp Ruch - giám đốc nghệ thuật của tổ chức Center for Political Beauty - cho biết nguồn cơn phẫn nộ tại Đức chủ yếu bắt nguồn từ việc ông Musk công khai ủng hộ đảng cực hữu Alternative for Germany.
“Ngay ngày đầu chính quyền mới nhậm chức, ông ta đă chào kiểu Hitler”, ông nói. “Chúng tôi không thể chấp nhận điều đó cả về mặt chính trị lẫn nghệ thuật”.
Hoạt động của nhóm bao gồm phóng chiếu h́nh ảnh và thông điệp lên các ṭa nhà của Tesla, “ghi đè” lên h́nh ảnh gốc để tạo ra tác phẩm nghệ thuật mới. Một số h́nh ảnh này đă được lan truyền mạnh trên mạng xă hội.

Một công nhân đi ngang qua bức tranh graffiti ở Đông London mô tả ông Musk mặc quân phục Đức Quốc xă thời Thế chiến II. Ảnh: Reuters.
Tại Anh, tỷ phú Musk cũng khiến dư luận phẫn nộ khi lan truyền tin sai lệch về một vụ xâm hại trẻ em, kêu gọi bỏ tù Thủ tướng Keir Starmer và đ̣i thả Tommy Robinson, một phần tử cực hữu bài ngoại đang ngồi tù.
Mục tiêu của các nhóm chống Musk là làm giảm giá cổ phiếu và doanh số Tesla, nhằm gửi thông điệp tới Musk và giới tỷ phú rằng họ không thể hành động vô trách nhiệm.
“Tất cả nhằm chứng minh rằng Musk và các tỷ phú không bất khả xâm phạm”, Ben Stewart, sáng lập nhóm Led by Donkeys, cho biết. Nhóm ông từng phối hợp chiếu h́nh ảnh Musk tại nhà máy Tesla ở Đức.
Cổ phiếu Tesla đă giảm gần một nửa so với mức đỉnh vào tháng 12/2024, thời điểm Musk đảm nhiệm vai tṛ mới trong việc cắt giảm ngân sách và sa thải nhân viên chính phủ liên bang Mỹ. Tuần này, Tesla báo cáo doanh số quư giảm 13% so với cùng kỳ năm trước.
Dù vậy, ông Musk tỏ ra không lo ngại. “Về lâu dài, cổ phiếu Tesla vẫn sẽ ổn. Có lẽ giờ là thời điểm tốt để mua vào”, ông phát biểu trong chuyến đi vận động tranh cử tại Wisconsin.
Châm biếm nhưng không bạo lực
Các nhà tổ chức khẳng định hoạt động của họ không phải hành vi phá hoại. “Không ai trong nhóm chúng tôi dính dáng đến bạo lực”, Theodora Sutcliffe, một thành viên nhóm Tesla Takedown, nói. “Chúng tôi chỉ đang t́m cách thu hút sự chú ư một cách sáng tạo. Nếu bạn muốn gây tiếng vang ở Anh, bạn phải thông minh”.
Tại một cuộc biểu t́nh, nhóm này đă mang quả bóng bay cao 6 m có h́nh ông Musk đang chào kiểu phát xít. Họ c̣n để lại tờ rơi trên kính xe Tesla với thông điệp: “Tesla từng là biểu tượng thời thượng. Giờ đây, việc bạn lái xe Tesla đồng nghĩa bạn đang hậu thuẫn cho người cổ vũ các nhóm phủ nhận biến đổi khí hậu và nghiện nhiên liệu hóa thạch”.
Ngoài các cuộc biểu t́nh, thị trường Anh c̣n xuất hiện các sản phẩm chế giễu như miếng thơm xe hơi “Musk-B-Gone” với lời quảng cáo “Khử mùi phát xít”, hay h́nh nộm ông Musk và ông Trump tại các trạm sạc Tesla, cảm ơn người dùng v́ đă “tiếp nhiên liệu cho chủ nghĩa cực hữu”.
“Có những người công kích Musk như thể ông ấy là cánh tay nối dài của ông Trump”, bà Sutcliffe kết luận nói. “Nhưng cũng có người nghĩ ông ấy là một mối đe dọa kiểu mới, sở hữu quyền lực kinh tế và kiểm soát thông tin chưa từng có”.
VietBF@ sưu tập