Người bị đầy hơi, khó tiêu hay uống trà gừng, song một số thức uống khác như nước chanh ấm, trà bạc hà cũng hỗ trợ tiêu hóa và làm dịu dạ dày.
Đầy hơi, khó tiêu là triệu chứng thường gặp, có thể do thực phẩm hoặc một số bệnh lư tiềm ẩn. BS.CKI Nguyễn Hồng Ngọc, Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết lựa chọn thức uống, thực phẩm phù hợp có thể giảm triệu chứng đau dạ dày, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Nước ấm
Nước ấm làm loăng axit dạ dày, giảm kích ứng niêm mạc và hỗ trợ tiêu hóa. Nước giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng và duy tŕ hoạt động của hệ tiêu hóa. Thiếu nước có thể làm chậm quá tŕnh tiêu hóa, tăng nguy cơ kích thích niêm mạc dạ dày, gây đau, khó chịu. Người trưởng thành nên uống 1,5-2 lít nước mỗi ngày để hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Trà gừng
Trà gừng có đặc tính chống viêm, giảm đau, thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Gingerol trong gừng làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm co thắt, hạn chế đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn. Uống một ly trà gừng với 1-2 th́a mật ong góp phần tăng tác dụng kháng viêm, giảm đau dạ dày. Không nên uống trà gừng khi bụng đói hoặc lạm dụng v́ dễ kích thích dạ dày. Người bị loét dạ dày nặng hoặc đang dùng thuốc chống đông máu nên tham khảo bác sĩ trước khi dùng.

Trà gừng giúp làm dịu niêm mạc dạ dày, giảm co thắt. Ảnh: Anh Chi
Trà bạc hà
Bạc hà có đặc tính chống co thắt, giúp thư giăn cơ trơn đường tiêu hóa, giảm đau bụng, đầy hơi và khó tiêu. Thành phần menthol trong bạc hà có tác dụng làm dịu dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, người bị trào ngược dạ dày - thực quản (GERD) nên tránh sử dụng v́ bạc hà có thể làm giăn cơ thắt thực quản dưới, gây trào ngược, ợ nóng, khó chịu.
Ngâm lá bạc hà tươi hoặc khô trong nước nóng 5-10 phút, sau đó uống khi c̣n ấm. Mọi người không sử dụng bạc hà liều cao hoặc trong thời gian dài. Phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ nhỏ nên tham khảo ư kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Trà hoa cúc
Loại trà này có đặc tính chống viêm, chống co thắt, thư giăn cơ trơn dạ dày, làm dịu niêm mạc tiêu hóa. Hoa cúc cũng có tác dụng an thần nhẹ, hỗ trợ giảm căng thẳng dạ dày. Bạn có thể pha 10 g hoa cúc khô với nước sôi, ủ trong 10-15 phút, sau đó thêm 30 ml mật ong. Uống từ từ khi c̣n ấm để hỗ trợ tiêu hóa.
Nước chanh ấm
Nước chanh ấm có thể hỗ trợ tiêu hóa và duy tŕ sự cân bằng axit dạ dày. Tuy nhiên, bạn cần uống vừa đủ (200-300 ml) để tránh nguy cơ kích ứng niêm mạc dạ dày, nhất là người có bệnh lư như viêm loét dạ dày hoặc trào ngược.
Nước dừa
Đây là nguồn cung cấp nước và chất điện giải tự nhiên, bao gồm natri, kali, magie và canxi, góp phần duy tŕ cân bằng dịch thể, ổn định huyết áp và hỗ trợ chức năng tế bào. Nước dừa c̣n giúp điều ḥa môi trường axit trong dạ dày, thúc đẩy quá tŕnh tiêu hóa, giảm kích ứng niêm mạc dạ dày.
Giấm táo pha loăng
Thức uống này hỗ trợ tiêu hóa và giảm đầy hơi khi sử dụng hợp lư. Axit axetic trong giấm giúp cân bằng độ pH dạ dày và có đặc tính kháng khuẩn, cải thiện các triệu chứng khó tiêu. Giấm táo được tạo ra từ quá tŕnh lên men nước táo hoặc rượu táo, tương tự trà kombucha, cung cấp các axit hữu cơ có lợi cho hệ tiêu hóa.
Nước mật ong ấm
Tính kháng khuẩn của nước mật ong ấm hỗ trợ làm lành vết loét dạ dày. Người bệnh có thể pha một th́a mật ong trong 200 ml nước ấm, uống trước bữa ăn 30 phút, có thể thêm 2 th́a tinh bột nghệ để tăng hiệu quả. Duy tŕ 1-2 lần mỗi ngày có thể bảo vệ dạ dày. Nghệ chứa curcumin có tác dụng kháng viêm, giảm axit, thúc đẩy phục hồi tổn thương.
Bác sĩ Hồng Ngọc lưu ư khi triệu chứng đầy hơi, đau bụng kéo dài và gia tăng, người bệnh cần đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện uy tín để khám. Tùy theo nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định điều trị với các nhóm thuốc phù hợp như thuốc trung ḥa axit, thuốc ức chế bơm proton, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày... giúp điều trị dứt điểm cơn đau.
VietBF@sưu tập