
T́nh yêu vô điều kiện, chân thành, vô tư, không cần hồi đáp thật đẹp trong văn học nhưng càng lớn, người ta càng thấy kiểu t́nh yêu đó thật xa vời, dường như chỉ hiện hữu ở bậc giác ngộ, thánh nhân.
Tuổi học sinh ngây thơ và giàu lư tưởng cứ ngỡ yêu là măi ở bên nhau, trao tất cả cho nhau, coi người kia quư giá như sinh mạng ḿnh, tựa câu thơ: “Uống nhầm một ánh mắt/ Cơn say theo nửa đời” (trích bài thơ “Treo t́nh”, tác giả Thục Linh). Đủ lớn khôn rồi mới thấy t́nh yêu đôi lứa không phải là tất cả của đời người, và người ta không dễ dàng gục ngă v́ thiếu đi một mối t́nh. Thế nhưng, để người trưởng thành có sức khỏe tinh thần tốt, không bi lụy hay cố chấp trong chuyện t́nh ái, trước hết họ cần nhận được t́nh yêu vô điều kiện từ chính gia đ́nh ḿnh.
Từ lâu, trên mạng đă lưu truyền câu nói: “Chỉ có cha mẹ mới yêu con vô điều kiện, c̣n thế giới này phải có điều kiện mới yêu con.” Thực ra ngay cả t́nh yêu cha mẹ cũng không thể vô điều kiện suốt đời. T́nh cảm ấy chỉ có thể vô điều kiện khi đứa con c̣n nhỏ, chưa “dứt sữa” và gắn bó mật thiết với đấng sinh thành. Kể từ lúc con bắt đầu cắp sách đến trường, trở thành một thành viên của xă hội, t́nh yêu của cha mẹ dần phải có điều kiện, không nên cứ hy sinh một chiều như ḍng sông bên lở bên bồi. Dù t́nh yêu thuần khiết rất cần để nuôi nấng mọi sinh linh nhưng nếu không đi kèm giáo dục, sẽ dễ dàng tạo ra những kẻ vô tâm, bạc bẽo và lệ thuộc. Ngay cả khi người lớn nghĩ “con dù lớn vẫn là con của mẹ”, họ vẫn cần dạy con về t́nh yêu có điều kiện trước khi nó đủ cứng cáp để yêu vô điều kiện.
*
🔹 Một cô gái thế hệ 9x kể rằng: thời cô đi học, môn Anh văn chưa được nhà trường chú trọng nên đa số học sinh chỉ biết viết và đọc chứ không nói tiếng Anh lưu loát. Khi đến trung tâm dạy tiếng Anh dành cho người lớn, cô ngạc nhiên v́ phương pháp dạy của các giảng viên. Ngay buổi học đầu tiên, cô đă được “thông năo”: Dạy ngoại ngữ mà bắt đầu từ đọc, viết rồi đến nghe, nói là trái quy luật tự nhiên. V́ từ khi trẻ em sinh ra, trước tiên chúng nghe người lớn nói chuyện, sau đó mới bập bẹ nói theo. Nói sơi, chúng mới dần học được ư nghĩa ngôn từ, đến tuổi đi học th́ nhận mặt chữ và tập đọc, tập viết.
Giáo dục về t́nh yêu cũng thế, trẻ con chưa hiểu hết các tầng nghĩa sâu xa, phức tạp của t́nh yêu, v́ vậy người lớn đừng giải thích dông dài, chỉ cần chứng tỏ cho chúng thấy t́nh yêu đúng đắn là ǵ. Từ nền tảng ấy, chúng sẽ biết vạch rơ ranh giới bảo vệ bản thân, không bị l.ợi d.ụng, bị th.ao t.úng hoặc trở nên quá ích kỷ. Khi đă hiểu t́nh yêu có điều kiện, người ta mới có thể biết t́nh yêu vô điều kiện; triết học Hy Lạp cổ đại cho rằng t́nh yêu bản thân (Philautia) là nền tảng cho t́nh thân, t́nh bạn, t́nh yêu đôi lứa và cả ḷng từ bi.
🔹 Có hai bà mẹ vốn là hàng xóm, kết thân với nhau v́ có con bằng tuổi. Khi các bé đến tuổi đi nhà trẻ, hai bà mẹ tranh luận về việc có nên đọc truyện cổ tích cho con không. Một người nghĩ truyện cổ tích sẽ giúp con ḿnh ngấm được những bài học đạo đức căn bản; người kia th́ cảm thấy triết lư “ở hiền gặp lành” hay “chính nghĩa tất thắng” không c̣n đúng với hiện thực. Nếu bọn trẻ tin ở hiền sẽ gặp lành, rất có thể chúng sẽ bị đời làm cho vỡ mộng và mất động lực làm người tốt. Người mẹ tin vào truyện cổ tích lại nói rằng trẻ con cần có niềm tin vào cái thiện, vào chính nghĩa và người lớn phải bảo vệ niềm tin ấy cho tới ngày thả con ḿnh tự chập chững bước vào đời. Ngày niên thiếu, các em ngây thơ nghĩ làm người tốt sẽ được tưởng thưởng. Lớn hơn một chút, các em có thể sốc v́ cuộc đời không hề công bằng hay màu nhiệm như cổ tích. Tuy nhiên, chỉ cần nền tảng t́nh yêu từ gia đ́nh đủ vững, các em vẫn sẽ trưởng thành với tâm thế b́nh an, chủ động chọn làm người tốt và yêu thương thế giới này mà không cần phần thưởng.
Từ t́nh yêu có điều kiện lành mạnh thuở bé thơ, người ta dần dần học được cách yêu thương vô điều kiện. Triết gia Albert Schweitzer có câu: “Cuộc sống trở nên khó khăn hơn khi ta sống v́ người khác, nhưng đời cũng trở nên đẹp đẽ và hạnh phúc hơn.”
Bs Nguyễn Lan Hải
Bài đăng trên báo Công giáo và Dân tộc.
-----
H́nh minh họa "chế" từ bức tranh "The Abduction of Psyche" của William-Adolphe Bouguereau, sáng tác năm 1895.
Cô gái ra điều kiện: "Muốn cưới em th́ phải cho em mang theo con mèo béo này!"
VietBF@sưu tập