Nổi danh là gia tộc sản sinh ra các "vua bột mỳ", "vua sợi bông",... nhà họ Vinh ở Vô Tích (Giang Tô), đă có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước tỷ dân.
Gia tộc nổi tiếng ở Vô Tích thực sự hưng thịnh từ đời của Vinh Hy Thái.

Vinh Hy Thái (phải) cùng 2 người con là Vinh Tông Kính (trên) và Vinh Đức Sinh (dưới). Ảnh: The Paper
Sau nhiều năm lăn lộn trên thương trường, năm 1895, Vinh Hy Thái với sự hỗ trợ của 2 người con là Vinh Tông Kính và Vinh Đức Sinh, thành lập Ngân hàng Tiền tệ Quảng Sinh và gặt hái được nhiều thành công.
Chỉ 1 năm sau, Vinh Hy Thái lâm bệnh qua đời. Lúc này, bên cạnh hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Vinh Tông Kính và Vinh Đức Sinh dần quan tâm và chuyển hướng sang lĩnh vực công nghiệp.

Các nhà máy quy mô lớn của gia tộc họ Vinh lần lượt đi vào hoạt động. Ảnh: The Paper
Năm 1900, anh em nhà họ Vinh quyết định mở và vận hành nhà máy sản xuất bột ḿ Baoxing ở ngoại ô Vô Tích. Đây là doanh nghiệp hiện đại thứ 2 trong lịch sử Vô Tích.
6ha đất, 4 máy nghiền bột nhập từ Pháp, 3 máy sàng lúa ḿ và 2 máy sàng bột ḿ đều là những "tài sản không tưởng" thuộc sở hữu của nhà máy bột ḿ Baoxing lúc bấy giờ.
Trong 8 năm (từ 1914 đến 1922), nhà máy sản xuất bột ḿ của gia tộc họ Vinh phát triển nhanh chóng với sản lượng chiếm tới 29% tổng sản lượng bột ḿ của cả Trung Quốc vào thời điểm đó.
"Ăn, mặc là 2 vấn đề lớn của người dân Trung Quốc. Để phát triển công nghiệp, chúng ta phải bắt đầu từ ăn và mặc", là định hướng từ ngày đầu của Vinh Tông Kính và Vinh Đức Sinh.
Ngay sau khi nhà máy bột ḿ hoạt động ổn định, 2 anh em nhà họ Vinh quyết định mở thêm một nhà máy dệt sợi bông ở Thượng Hải. Tháng 10/1915, họ nhập tới 36 máy kéo sợi từ Anh để phục vụ cho nhà máy.
Trong bối cảnh người dân Trung Quốc ưu tiên dùng hàng nội địa để phát triển đất nước cùng việc xuất khẩu quy mô lớn sang châu Âu trong Thế chiến thứ nhất, nhà máy dệt Shenxin của nhà họ Vinh luôn ghi nhận mức lợi nhuận hàng năm khổng lồ.

Lần lượt từ trái sang phải: Vinh Tông Kính, Vinh Đức Sinh, Vinh Nghị Nhân, Vinh Trí Kiện. Ảnh: The Paper
Kể từ đây, anh em nhà họ Vinh được mệnh danh là "vua bột ḿ", "vua sợi bông" và trở thành những người giàu nhất Trung Quốc thời điểm đó.
Năm 1933, vào sinh nhật lần thứ 60 của ḿnh, Vinh Tông Kính đầy tự hào tuyên bố rằng: "Một nửa dân số Trung Quốc hiện nay mặc quần áo do nhà máy chúng tôi sản xuất, c̣n một nửa sử dụng đồ ăn của chúng tôi".
"Đế chế kinh doanh" nhà họ Vinh không ngừng khởi sắc khi thế hệ tiếp theo là Vinh Nghị Nhân (con trai Vinh Đức Sinh) kế thừa sản nghiệp của gia đ́nh. Vinh Nghị Nhân sau đó c̣n thành lập "Công ty đầu tư và tín thác quốc tế" đầu tiên của Trung Quốc là CITIC.

Vinh Nghị Nhân (hàng đầu, bên phải) chụp ảnh cùng gia đ́nh. Ảnh: The Paper
Sau nhiều đóng góp cho sự phát triển của nước nhà, năm 1957, Vinh Nghị Nhân được bổ nhiệm làm Phó thị trưởng Thượng Hải rồi trở thành Thứ trưởng Bộ Dệt may Trung Quốc từ năm 1959. Tới năm 1993, ông giữ chức Phó Chủ tịch nước.
Đứng vững suốt hơn 100 năm, cơ đồ của nhà họ Vinh cho tới ngày nay vẫn không ngừng phát triển. Sau khi Vinh Nghị Nhân qua đời, thế hệ tiếp theo là Vinh Trí Kiện cùng 2 con là Vinh Minh Kiệt và Vinh Minh Phương đă và đang lănh đạo tập đoàn, tiếp tục đóng góp cho kinh tế Trung Quốc.
VietBF@ sưu tập