Theo như thống kê mới đây cho rằng, có một nhà hàng ở Trung Quốc chỉ có thể tồn tại trong 500 ngày, thậm chí ngắn hơn nếu nhà hàng đó nằm ở Bắc Kinh: 365 ngày. Thậm chí, số ngày tồn tại chỉ ở mức 365 ngày nếu nhà hàng đó nằm ở Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc. Tại Trung Quốc, hiện tượng hàng loạt nhà hàng phá sản đang xảy ra do sức cạnh tranh khốc liệt trong ngành ẩm thực.
Hàng loạt nhà hàng ở Trung Quốc phá sản
Trong một nhà kho đổ nát ở ngoại ô thủ đô Trung Quốc, doanh nhân An Dawei đang kiểm tra những dăy tủ lạnh khổng lồ, bếp công nghiệp và ḷ nướng bánh ḿ thương mại đang chờ bán lại cho các cơ sở ăn uống.
"Đối với người b́nh thường, việc mở một nhà hàng gần như chắc chắn là thất bại", người đàn ông 38 tuổi bán thiết bị nhà bếp đă qua sử dụng này nói với Reuters (21/3).
Đằng sau mỗi thiết bị là câu chuyện thất bại của một nhà hàng Bắc Kinh. Những người sáng lập các nhà hàng này thường đặt cược toàn bộ tiền tiết kiệm của ḿnh vào sự phục hồi kinh tế h́nh chữ V sau đại dịch COVID-19, nhưng khi nền kinh tế Trung Quốc chậm lại, người tiêu dùng đă ít ra ngoài ăn hơn.

Công nhân của ông An thu gom đồ dùng cũ từ một nhà hàng lẩu đă đóng cửa ở Bắc Kinh, Trung Quốc ngày 22/2/2025. Ảnh: Reuters
Mở rộng nhu cầu trong nước là ưu tiên hàng đầu của các nhà lănh đạo Trung Quốc trong năm nay, nhằm mục đích bù đắp tác động của thuế quan Mỹ và cuộc khủng hoảng bất động sản kéo dài.
Nhưng lạm phát tiêu dùng đă giảm vào tháng 2 với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 1/2024, làm dấy lên lo ngại về ṿng xoáy giảm phát.
Năm ngoái, An và nhóm của ông đă dọn 200 nhà hàng mỗi tháng, tức là nhiều hơn 270% so với năm trước, khi số lượng công ty về dịch vụ ăn uống phá sản đạt mức cao kỷ lục - gần 3 triệu nhà hàng - trên toàn quốc, theo dữ liệu từ cơ quan đăng kư công ty Qichacha.
"Tại các thành phố hạng nhất như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến, tỷ lệ đóng cửa nhà hàng hàng tháng vượt quá 10%, thậm chí có lúc vượt quá 15%", An cho biết.
Tại các nhà hàng đóng cửa trên khắp thủ đô, đội công nhân của ông xếp chồng ghế, ḷ nướng, kho chứa đồ và xe đẩy đựng bánh, dùng xe nâng để chất một số đồ lên xe để mang đi.
An cho biết doanh thu của những công ty trong số này đă giảm hơn 1/5 vào năm 2024, khi nhiều cửa hàng nhỏ hơn, có chi phí thấp hơn được mở ra, như cửa hàng kinh doanh đồ uống và tiệm bánh, loại h́nh cần ít chi phí hơn cho thiết bị.
Tại một trung tâm thương mại vắng vẻ gần Công viên Olympic Bắc Kinh, người quản lư một cửa hàng bánh ḿ nhượng quyền đổ lỗi cho mức tiền thuê cao, 50.000 NDT (6.900 USD) mỗi tháng và lượng khách ghé thăm thấp là nguyên nhân khiến cửa hàng thất bại sau 14 tháng.

Nhiều nhà hàng ở Trung Quốc đóng cửa v́ sức cạnh tranh lớn, khách hàng giảm nhu cầu. Ảnh: Reuters
"Có những cửa hàng bên cạnh bán những sản phẩm tương tự, không ngon bằng nhưng rẻ hơn 10 NDT. Về cơ bản, khách hàng sẽ mua sản phẩm rẻ hơn", người quản lư giấu tên cho biết.
"Mọi người không có tiền. Hoặc nếu có, họ cũng không muốn chi tiêu như trước nữa v́ rất khó kiếm tiền".
Ṿng luẩn quẩn của ngành kinh doanh ẩm thực Trung Quốc
Các nhà phân tích cho biết, một nhà hàng ở Trung Quốc có tuổi thọ trung b́nh chỉ khoảng 500 ngày, c̣n ở Bắc Kinh chỉ khoảng 365 ngày.
"Các doanh nghiệp tầm trung có nhiều khả năng phá sản hơn... v́ chúng không hiệu quả về mặt chi phí", nhà phân tích ngành thực phẩm Zhu Danpeng cho biết, ám chỉ đến các nhà hàng có mức giá từ 100 đến 120 NDT (13-16 USD)/khách.
An nói rằng, sự cạnh tranh khốc liệt về giá và thực đơn liên tục thay đổi để thu hút khách hàng đă khiến nhiều cơ sở phải vật lộn để tồn tại. Đồng thời, ông nói thêm rằng nhiều cơ sở đă buộc phải cắt giảm chi phí xuống c̣n khoảng 70-80 NDT (9-11 USD)/khách.
Nhiều nhà hàng đă phá sản vào năm 2024, làm chậm tốc độ tăng trưởng doanh thu trong ngành thực phẩm và đồ uống của Trung Quốc xuống mức 5,3% so với con số 20,4% của năm 2023. Những nhà hàng sống sót đă phải cắt giảm biên lợi nhuận đáng kể để duy tŕ hoạt động kinh doanh.
An cho rằng cuộc chiến giá cả bắt đầu từ năm 2023, sau khi Trung Quốc dỡ bỏ các lệnh hạn chế v́ đại dịch, điều mà ông cho là đă thúc đẩy làn sóng nhà đầu tư mới gia nhập ngành nhà hàng sau các đợt sa thải hàng loạt trong các ngành như bất động sản, giáo dục, tài chính và công nghệ.
Ông An nói thêm rằng ṿng luẩn quẩn của sự cạnh tranh cuối cùng sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Ông nói: "Khi (các nhà hàng) không muốn thua lỗ nữa, họ sẽ t́m cách kiếm lợi nhuận và họ chỉ có thể làm như vậy bằng cách giảm chất lượng nguyên liệu".