Theo như Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây trong buổi họp báo sau cuộc họp nội các đầu tiên trong nhiệm kỳ 2, thông báo rằng các loại hàng hóa của châu Âu «tới đây» sẽ bị áp thuế suất 25%. Đối với Donald Trump, ngay từ đầu Liên Âu đă được thành lập nhằm mục đích «lừa đảo», «ḅn rút» nước Mỹ và cho đến nay các nước châu Âu vẫn tiếp tục làm như vậy.

Cờ Liên Hiệp Châu Âu trước trụ sở Ủy Ban Châu Âu, Bruxelles, Bỉ. Ảnh chụp ngày 05/04/2024. AP - Virginia Mayo
Từ một đồng minh truyền thống của Washington, Liên Hiệp Châu Âu trong mắt tổng thống Donald Trump trở thành khối được thành lập để « lừa gạt », « ḅn tiền » nước Mỹ. Đối với Donald Trump, châu Âu « lợi dụng » nước Mỹ, không chịu mua hàng của Mỹ, khiến Hoa Kỳ thâm hụt thương mại tới 300 tỉ đô la.
Dựa vào lư do dường như « muôn thuở » là thâm hụt thương mại, Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 25% đối với hàng hóa nhập từ châu Âu, tương tự như mức thuế Washington sẽ áp vào sản phẩm của hai nước láng giềng Mêhicô và Canada từ đầu tháng 04/2025.
Le Monde cho biết là theo các số liệu của Ủy Ban Châu Âu, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ là 157 tỉ đô la chứ không phải 300 tỉ đô la như Donald Trump nói, nhưng do Mỹ đạt thặng dư về dịch vụ, nên tính tổng cộng th́ mức thâm hụt thương mại của Mỹ chỉ là 50 tỉ đô la.
Trước những cáo buộc của Donald Trump, Liên Hiệp Châu Âu ngay lập tức có phản ứng, khẳng định châu Âu là thị trường tự do mậu dịch lớn nhất thế giới và có lợi cho Hoa Kỳ. Đồng thời, Ủy Ban Châu Âu cảnh báo sẽ có biện pháp thuế quan đáp trả « cứng rắn và ngay lập tức ». Thực ra, đây không phải là đ̣n đánh bất ngờ hay lần đầu tiên của Donald Trump nhắm vào Liên Âu, khiến Bruxelles lâm cảnh bị động.
Quả thực, hồi năm 2018, trong nhiệm kỳ đầu của tổng thống Mỹ Donald Trump, hàng hóa châu Âu đă từng bị ông Trump đánh thuế, nhưng đến thời Joe Biden, Washington đă tạm đ́nh chỉ biện pháp này. Hồi cuối tháng 01/2025, sau khi trở lại Nhà Trắng, ông Trump cũng đă dọa áp thuế trở lại đối với hàng hóa của châu Âu v́ Liên Âu « đối xử tệ bạc » với nước Mỹ. Thế nên, Liên Hiệp Châu Âu đă có giải pháp chuẩn bị. Cây bút thời luận Bertille Bayart của báo Pháp thiên hữu Le Figaro, trong mục Giải Mă ngày 26/02/2025, trích dẫn một nguồn tin ở Liên Hiệp Châu Âu, nhấn mạnh câu hỏi không phải là liệu ông Trump có sử dụng lá bài thuế quan hay không, mà là khi nào ông ta sẽ thực hiện và bằng cách nào.
Nhưng điều quan trọng, theo cây bút thời luận Bertille Bayart của Le Figaro, là Bruxelles cần phải chứng minh rằng Liên Hiệp Châu Âu đă sẵn sàng sử dụng « vũ khí răn đe » để đối mặt với đ̣n thuế quan của Donald Trump.
Trên thực tế, từ cuối năm 2023, Liên Hiệp Châu Âu đă có những phương tiện pháp lư cho phép khối 27 nước « đánh mạnh vào điểm gây đau », những điểm gây tác động mạnh mẽ đến đối phương trên chiến trường thương mại - kinh tế, tương tự như biện pháp răn đe hạt nhân trong lĩnh vực quân sự. Vũ khí này có tên gọi ACI - Công cụ chống lại sự cưỡng ép (Instrument anti-coercition).
Được thông qua vào tháng 12/2023 nhưng chưa từng được sử dụng, mục đích chính của ACI là nâng cao khả năng ứng phó của châu Âu trong trường hợp xảy ra xung đột : ACI cho phép Bruxelles kích hoạt các biện pháp đối phó với các hành vi cưỡng ép, hiểu theo nghĩa là các hành vi đe dọa hoặc triển khai các biện pháp nhằm buộc một nước phải chịu khuất phục, tức là can thiệp vào « các lựa chọn hợp pháp về quyền tự chủ » của quốc gia đó. Theo phân tích của Le Figaro, việc thông qua ACI cho thấy Liên Âu đă chuẩn bị rằng sẽ phải « chơi tṛ chiến tranh kinh tế », và chắc chắn Donald Trump là lư do khiến Liên Âu phải tính đến việc tự trang bị cho ḿnh một « Công cụ chống lại sự cưỡng ép ».
Le Figaro trích dẫn Mathieu Duchâtel, giám đốc nghiên cứu quốc tế của Viện Montaigne, theo đó Liên Hiệp Châu Âu đă tự cho ḿnh quyền hạn chế đối phương tiếp cận thị trường, tham gia đấu thầu các dự án công và thị trường tài chính, áp đặt các hạn chế về quyền sở hữu trí tuệ và việc khai thác quyền sở hữu trí tuệ, hoặc hạn chế đầu tư trực tiếp. Chẳng hạn, Bruxelles có thể cấm một nền tảng phát trực tuyến hoặc mạng xă hội tại lănh thổ Liên Âu. Về cơ bản, trong khi tất cả các công cụ khác của châu Âu đều tương thích với WTO, th́ ACI cho phép Liên Âu vượt ra ngoài khuôn khổ truyền thống của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), tương tự như của điều 301 của Luật Thương mại Mỹ, cho phép tổng thống ban hành biện pháp thương mại với lư do bảo đảm an ninh quốc gia, điều thường được cả Donald Trump và Joe Biden tận dụng, chủ yếu là để chống Trung Quốc.
Theo Mathieu Duchâtel, ACI được Liên Âu xem là một công cụ hoàn toàn có tính chất răn đe, nên nhất định không sử dụng, nhưng đối với Bernd Lange, người đứng đầu Ủy ban Thương mại của Nghị viện châu Âu, th́ « việc đặt một khẩu súng trên bàn nhiều khi lại rất quan trọng ». Cũng theo chiều hướng này, Marie-Pierre Vedrenne, nghị sĩ châu Âu thuộc nhóm Renew lưu ư « để nó có tác dụng răn đe, cần phải chứng minh rằng chúng ta đă sẵn sàng sử dụng nó ». Zaki Laïdi, giáo sư Đại học Khoa học Chính trị Sciences Po của Pháp, nhận định trong trường hợp cần thiết, chẳng hạn « nếu Trump quyết định dùng thuế quan để tăng cường sức ép đối với Đan Mạch, Liên Âu sẽ không c̣n lựa chọn nào khác ngoài việc kích hoạt cơ chế này. Làm khác đi có nghĩa là khẳng định và làm trầm trọng thêm điểm yếu địa chính trị của chính ḿnh ».
Vấn đề vẫn là liệu 27 nước thành viên châu Âu có chấp nhận nguy cơ leo thăng căng thẳng thương mại với Mỹ không ? Có vũ khí trong tay nhưng rất có thể châu Âu sẽ chùn bước khi « bấm nút kích hoạt ».
Thêm vào đó, các nước có đồng ḷng hay không ? Bởi v́ để kích hoạt cơ chế ACI, cần có lá phiếu ủng hộ của đa số tại Hội Đồng Châu Âu, trong khi khối 27 nước vẫn có những bất đồng về cách đối phó với Donald Trump. Ngoài ra, Donald Trump vẫn đang chơi tṛ khai thác rạn nứt trong nội bộ Liên Âu, và đồng minh Elon Musk của Trump, với mạng X trong tay, đang thúc đẩy sự phát triển của các đảng phái có tư tưởng hoài nghi châu Âu.