Du lịch tự túc Trung Quốc khó hơn quốc gia khác v́ rào cản ngôn ngữ và hạn chế mạng xă hội nên khách cần sự chuẩn bị tốt hơn.
Khách quốc tế thường gặp khó khăn khi đến Trung Quốc theo h́nh thức du lịch tự túc v́ tiếng Anh không được sử dụng rộng răi, ngoại trừ một số thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh. Ngoài ra du khách cũng không thể truy cập các mạng xă hội phổ biến như Facebook, Youtube hay Google.
V́ thế, để có chuyến du lịch Trung Quốc tự túc suôn sẻ, ngoài việc mua vé máy bay, lên lịch tŕnh, du khách cần chuẩn bị 5 điều dưới đây.
Làm visa
Nếu du lịch theo tour, du khách có thể làm visa đoàn nhưng khi đi tự túc, bắt buộc phải xin visa du lịch cho từng cá nhân. Du khách Việt Nam đến đại sứ quán, lănh sự quán Trung Quốc hoặc làm visa thông qua các đại lư du lịch được chỉ định.
Visa du lịch Trung Quốc có thời hạn tối thiểu 15 ngày, một lần ra vào. Các trường hợp dài ngày và nhiều lần ra vào, cần liên hệ trực tiếp đơn vị làm visa để có thông tin cụ thể. Thời gian làm visa từ 3 đến 5 ngày làm việc. Phí visa tại đại sứ quán và lănh sự quán từ khoảng hai triệu đồng một hộ chiếu.
Đặt pḥng khách sạn, mua vé tàu, vé tham quan sớm
Hết pḥng khách sạn, không thể vào các điểm tham quan là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi du lịch Trung Quốc, dù không phải mùa cao điểm. Bạn có thể gặp khách du lịch ở bất kỳ đâu v́ lượng khách cả trong và ngoài nước đều rất lớn.
Nhiều bảo tàng, các điểm vui chơi chỉ nhận khách đă có booking online v́ những nơi này đều giới hạn số lượng người mỗi ngày. Thậm chí, khách c̣n phải đặt chỗ trước vài tuần, hoặc vài tháng. Tương tự với vé tàu cao tốc, nếu không đặt trước, sẽ hết, chỉ c̣n những vị trí không như mong muốn hoặc giờ xấu bởi người dân Trung Quốc đi lại bằng tàu cao tốc thường xuyên.
Các dịch vụ này có thể đặt được trên ứng dụng Trip.com.
Mua sim điện thoại có thể truy cập mạng xă hội
Du khách nên mua trước sim điện thoại 5G data cho phép truy cập các ứng dụng quen thuộc ở Việt Nam nhưng không thể vào ở Trung Quốc như Google, Facebook, Youtube. Đây là loại sim dành cho khách du lịch của các hăng viễn thông phổ biến Trung Quốc như China Mobile, China Unicom.
Dung lượng của sim tùy chọn để phù hợp nhu cầu và thời gian lưu lại Trung Quốc. Du khách có thể chọn dung lượng trọn gói theo cả chuyến đi (chẳng hạn 10 GB cho 7 ngày) hoặc theo từng ngày (2-3 GB một ngày). Có hai loại sim là sim vật lư (tháo lắp vào điện thoại) và esim (có thể kích hoạt online). Giá sim dao động từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng, tương ứng từ 1 đến 15 ngày.
Lưu ư, nếu mua sim vật lư tại Trung Quốc, du khách vẫn có thể vào mạng, gọi điện nhưng không vào được các ứng dụng mạng xă hội kể trên.
Cài các ứng dụng thanh toán
Nếu không cài Alipay và Wechat, du khách vẫn có thể dùng tiền mặt hoặc thẻ tín dụng, nhưng các h́nh thức này không phổ biến, một số nơi từ chối hoặc không có tiền lẻ để trả lại. Do đó, cài ứng dụng thanh toán du khách hạn chế khó khăn mua sắm ở các khu chợ b́nh dân cho đến nhà hàng cao cấp, bằng h́nh thức quét mă QR.
Alipay có nhiều ngôn ngữ, trong đó có tiếng Anh và tiếng Việt, kích hoạt thông qua hộ chiếu và thẻ tín dụng (credit và debit), không cần số điện thoại và mă định danh Trung Quốc. Người dùng có thể chuyển tiền vào tài khoản Alipay để chi tiêu ở Trung Quốc hoặc thanh toán trực tiếp từ thẻ tín dụng liên kết. Trong khi đó, WeChat yêu cầu người dùng phải được một tài khoản đang sử dụng invite (mời), phải có số điện thoại Trung Quốc và mă định danh của người dùng, đồng thời có tài khoản thanh toán ở ngân hàng nội địa khi kích hoạt.
Công cụ hỗ trợ ngôn ngữ
Không biết tiếng Trung là một rào cản khi du lịch tự túc Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện có nhiều phần mềm và các ứng dụng hỗ trợ, trong đó phổ biến nhất là Google Translate. Một số lựa chọn khác là iTranslate Dịch, Dịch Tiếng Trung, Phiên dịch viên. Các ứng dụng này đều có thể dịch theo dạng chụp ảnh, viết tay, giọng nói hay ngoại tuyến (không cần online).
Tại nhiều khu du lịch nổi tiếng, nhân viên cũng thường chủ động dùng các ứng dụng này để trao đổi với du khách bằng cách nói tiếng Trung để dịch sang tiếng Anh và ngược lại.
|