Bắc Kinh cay đắng nhận ra ḿnh chèo kéo vô dụng, Nga không đời nào quảng cáo cho tàu chiến Trung Quốc. Trung Quốc mặc dù rất muốn Nga lựa chọn tàu chiến của ḿnh nhưng Bắc Kinh cũng phải ngậm ngùi thừa nhận rằng khả năng này thấp, bởi Moscow đă lựa chọn một con đường hết sức táo bạo.
TRUNG QUỐC RẤT MUỐN CUNG CẤP TÀU CHIẾN CHO NGA
Trang tin Sohu (Trung Quốc) cho rằng Nga đă lựa chọn một con đường phi tiêu chuẩn khi quyết định hiện đại hóa lực lượng hải quân của ḿnh. Từ đây, giới phân tích Trung Quốc bắt đầu suy đoán lư do tại sao Moscow từ chối mua tàu chiến nước ngoài và muốn dựa vào năng lực đóng tàu của chính ḿnh.
Theo Sohu, sau khi Liên Xô sụp đổ, hạm đội Nga đă suy tàn trong một thời gian dài. Tuy nhiên, Nga vốn là một cường quốc hàng hải nên Điện Kremlin không thể để t́nh trạng đó tiếp diễn. Họ bắt đầu hồi sinh lực lượng hải quân. Một quyết định bất thường và khó khăn đă được đưa ra.
Các nhà phân tích Trung Quốc cho rằng, do nhiều tàu chiến mà Nga kế thừa từ Liên Xô đă lỗi thời nên trên thực tế, Moscow hoàn toàn có thể nghĩ tới việc mua tàu chiến ở nước ngoài. Giới quan sát Trung Quốc thậm chí đang xem xét triển vọng đối với Nga nếu đi theo con đường này.
Hiện không có nhiều quốc gia trên thế giới [ít nhất là trên lư thuyết] có thể đóng được những con tàu hiệu quả, sẵn sàng chiến đấu. Đáng nói, danh sách này đă ngắn nhưng danh sách các nước mà Moscow có thể kư thỏa thuận mua tàu thậm chí c̣n ngắn hơn.

Tàu khu trục Type 055 của Trung Quốc được xem là ứng viên tiềm năng dành cho Hải quân Nga. Ảnh: SCMP
Khó có thể tượng tượng việc Nga mua tàu chiến từ Mỹ. Trong khi đó, Đức, Pháp, Ư và Anh đều là thành viên NATO – một khối quân sự do Washington giám sát. Do đó, các thỏa thuận với Nga khó có thể xảy ra. Điều này phần nào đă được chứng minh qua sự đổ vỡ của thỏa thuận giữa Moscow và Paris trong việc cung cấp các tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral.
Đối với các quốc gia châu Á lớn như Hàn Quốc và Nhật Bản, tổ hợp công nghiệp quân sự của họ cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ công nghệ Mỹ và các quyết định chính sách của Washington.
Trên lư thuyết, Ấn Độ được đưa vào danh sách các quốc gia có khả năng tự đóng tàu. Tuy nhiên, giới chuyên gia Trung Quốc rất nghi ngờ rằng New Delhi có thể cung cấp các tàu hải quân phục vụ xuất khẩu, bởi t́nh h́nh tại Ấn Độ cho thấy những con tàu nội địa của họ "cũng có thể bị lật úp bất cứ lúc nào".
Tất cả những điều trên không có nghĩa là Nga không có đối tác nào để mua tàu chiến. Sohu cho rằng Trung Quốc có thể trở thành đối tác tin cậy của Moscow ở mảng này. Một trong những lập luận quan trọng ủng hộ sự hợp tác giữa hai phía là trước đây, trang bị của hải quân Trung Quốc phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ Liên Xô. Điều đó đồng nghĩa sản phẩm của Trung Quốc sẽ có khả năng tương thích cao với cơ sở hạ tầng và vũ khí của Nga.
"Chúng tôi có thể nói rằng đó sẽ là sự lựa chọn tốt nhất dành cho Nga" – Các nhà phân tích Trung Quốc cho hay.
NGA CHỌN CON ĐƯỜNG TÁO BẠO,
TRUNG QUỐC KINH NGẠC
Thế nhưng về phần ḿnh, Moscow đă lựa chọn một con đường khác tạo báo hơn, trang tin của Trung Quốc đề cập tới điều này với thái độ kinh ngạc. Moscow đă có kinh nghiệm hợp tác với các quốc gia khác trong lĩnh vực công nghệ hải quân và họ coi đó là điều không thành công.
Ban đầu, khi chế tạo các tàu tên lửa cỡ nhỏ đề án 21361 lớp Buyan, Nga đă dựa vào động cơ của Đức. Tuy nhiên, sau khi phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt, Berlin đă hủy bỏ cung cấp động cơ cho Nga.

Tàu hộ tống lớp Buyan của Nga. Ảnh: Wiki
Động cơ từ Trung Quốc trở thành lựa chọn khả thi mới cho Moscow. Thế nhưng cuối cùng, Nga đă dựa vào công nghệ trong nước, và họ thành công. Kết quả là, các tàu tên lửa lớp Buyan sẽ được trang bị động cơ do Nga sản xuất.
"Nga đă quyết định dựa vào sức lực của ḿnh, từ chối nhập khẩu công nghệ nước ngoài" – Sohu viết.
Trang tin này nhấn mạnh, Moscow đă có những bước phát triển và năng lực đáng kể để có thể độc lập hồi sinh hạm đội của ḿnh, đồng thời áp dụng chiến lược đặc biệt: lực lượng, phương tiện không phân tán mà tập trung vào các địa bàn cụ thể. Ví dụ như Nga đang ngày càng chú trọng vào thành phần dưới nước của lực lượng hải quân.
"Moscow thích chi tiền để đóng tàu ngầm hơn là quảng cáo cho tàu chiến Trung Quốc" – Các nhà phân tích Sohu kết luận.
VietBF@ sưu tập