Và đó chỉ là bề nổi của một tảng băng ch́m, theo lời nhận định của nhà báo Sunai Naoko.
"Giám đốc công ty hỏi tôi (bằng tiếng Nhật) rằng liệu tôi có muốn nuốt tinh trùng của ông. Tôi đă không hiểu ư ông ta. Nhưng khi về nhà, tôi tra từ điển và cảm thấy bị xúc phạm trầm trọng."
Câu nói trên là lời thổ lộ của một phụ nữ Việt Nam 30 tuổi (giấu tên), về thứ cô phải trải qua khi làm thực tập sinh cho một công ty tại Nhật Bản, trong buổi phỏng vấn với tờ NHK.
Theo bài phỏng vấn, người phụ nữ đă tới Nhật Bản từ mùa hè năm 2018, bắt đầu làm việc cho một công ty xây dựng. Trước khi đi, cô được hứa hẹn một vị trí giám sát sản phẩm. Nhưng thay vào đó, công việc thực sự cô nhận được là lắp ráp các thanh thép trong xưởng xây dựng.
Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải điều tệ nhất. Hầu hết các đồng nghiệp ở đó đều là đàn ông, và trải nghiệm quấy rối t́nh dục bắt đầu gần như ngay lập tức. Từ người giám sát cho đến giám đốc công ty, tất cả đều t́m cách đụng chạm vào cô, thậm chí ép cô xem phim ảnh khiêu dâm.
Ảnh minh họa
Mùa xuân năm 2019 - sau khoảng 8 tháng làm thực tập sinh, một nam công nhân đă cố t́nh sờ mông cô khi đang làm việc. Người phụ nữ lập tức cầm ống thép ném vào người gă. Và trong ngày hôm đó, cô bị đuổi việc.
"Tôi đă cố giải thích lư do, nhưng chẳng ai lắng nghe," - cô chia sẻ.
Công ty thậm chí đă báo cáo lại với tổ chức sắp xếp việc làm cho cô, phàn nàn rằng cô "không làm theo hướng dẫn của người giám sát, liên tục gây rối tại nơi làm việc". Dù c̣n 2 năm thực tập, cảnh cửa tiếp tục chương tŕnh với cô đă đóng lại, buộc phải trở về Việt Nam.
NHK sau đó đă liên hệ với công ty, nhưng giám đốc bảo rằng ông không nghĩ những hành động tục tĩu của ḿnh là quấy rối t́nh dục.
"Tôi có thể đă nói hoặc làm một số hành động tục tĩu, nhưng đó chỉ là đùa," - người này cho biết. "Tôi chưa từng nhận được lời phàn nàn nào từ cô ta hay các nhân viên khác, liên quan đến quấy rối t́nh dục. Tôi nghĩ cô ta đă bịa chuyện sao cho có lợi cho ḿnh thôi."
Bề nổi của tảng băng ch́m, mặt trái đen tối của hệ thống
Theo Koshida Maiko, người phát ngôn của Kakehashi - tổ chức hỗ trợ người nước ngoài sinh sống tại Nhật Bản, kể từ năm 2015 có khoảng hơn 100 thực tập sinh kỹ thuật đă gọi đến cô để xin trợ giúp. 10% các cuộc gọi liên quan đến việc bị quấy rối hoặc tấn công t́nh dục. Cô cũng tin rằng, những con số trên chỉ là bề nổi của một tảng băng lớn hơn.
"Những người dám đứng ra và t́m kiếm sự giúp đỡ là rất may mắn. Hầu hết các thực tập sinh đă không nhận ra ḿnh là mục tiêu bị tấn công t́nh dục. Họ toàn tự đổ lỗi cho chính ḿnh."
Koshida đă yêu cầu OTIT (Tổ chức Đào tạo Thực tập sinh Kỹ thuật) đứng ra điều tra về các vụ tấn công t́nh dục đối với thực tập sinh nước ngoài. Tổ chức này vốn chịu trách nhiệm về đào tạo và bảo vệ các thực tập sinh. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có hồi âm.
"OTIT hồi đáp rất nhanh về các thắc mắc liên quan đến công việc và lương, nhưng tảng lờ yêu cầu điều tra về các vụ quấy rối với thực tập sinh," - Koshida cho biết.
Theo Sunai Naoko - nhà báo chuyên ghi nhận các vụ việc liên quan đến thực tập sinh, quấy rối t́nh dục về bản chất là rất nan giải, bởi cấu trúc quyền lực quá lớn của các chương tŕnh đào tạo như vậy.
"Nhiều thực tập sinh sống trong các khu nhà do công ty chủ quản cung cấp, nghĩa là chỗ ở của họ chịu sự kiểm soát bởi các ông chủ," - Naoko cho biết. "Mối liên hệ này làm tăng nguy cơ bị tấn công t́nh dục ngay cả sau giờ làm việc. Hơn nữa, các thực tập sinh có thể mất tất cả - không chỉ công việc mà c̣n là nơi ăn chốn ở nếu họ lên tiếng bất lợi cho chủ. Mà mất việc cũng có thể đồng nghĩa với việc mất quyền cư trú, nên thực sự rất khó để nói ra."
Theo NHK, người phụ nữ Việt Nam đă về nước từ tháng 10/2019. Hiện tại cô đang làm việc tại địa phương, kiếm khoảng $220 mỗi tháng (hơn 5 triệu đồng), chưa bằng phân nửa con số khi c̣n làm thực tập sinh. Hiện tại cô vẫn c̣n khoản nợ hơn $5.500 để tới Nhật trước đó.
"Tôi đă muốn tiếp tục làm việc ở Nhật Bản, và tôi nghĩ ḿnh có thể nếu không bị quấy rối t́nh dục," - cô cho biết. "Nhưng khi đó, tôi chỉ là một phụ nữ ngoại quốc, ở một vị trí mà họ có thể lợi dụng."
VietBF @ Sưu tầm