Tại sao gọi là “Anh Hai Sài G̣n"… - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > Member News | Tin thành viên


Reply
 
Thread Tools
Old 04-06-2021   #1
florida80
R11 Độc Cô Cầu Bại
 
florida80's Avatar
 
Join Date: Aug 2007
Posts: 113,740
Thanks: 7,433
Thanked 46,780 Times in 13,105 Posts
Mentioned: 1 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 511 Post(s)
Rep Power: 161
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11florida80 Reputation Uy Tín Level 11
Default Tại sao gọi là “Anh Hai Sài G̣n"…

Tại sao gọi là “Anh Hai Sài G̣n" mà không phải “Anh Hai Hà Nội" nhỉ ?
Tôi chuyển vào Sài G̣n cũng đă hơn nửa thế kỷ, chừng ấy thời gian chưa dài lắm nhưng với đời người th́ không thể nói là ngắn được. Tính tôi đi đến đâu cũng vậy, cứ thích ṭ ṃ ngóc ngách cuộc sống dân t́nh ở đó, dù là trong nước hay đi học hành ở nước ngoài. Đúng là có chuyện “văn hóa vùng miền” rất thú vị.
Sài G̣n mới hơn 300 năm so với Hà Nội hơn 1.000 năm văn hiến th́ rơ ràng ngắn hơn nhưng lại có những nét văn hóa thật dễ thương. Qua những cuộc di cư từ Bắc vào Nam suốt mấy trăm năm nay đến vùng “Đất lành chim đậu”, có những điều không bị mai một đi mà con người c̣n làm đẹp hơn lên. Rồi “Đất phương Nam” an b́nh, ph́ nhiêu lại có thêm người Trung Hoa, người Ấn Độ đến sinh sống, tạo nên một miền đất nước đa sắc tộc sống chan ḥa bên nhau.
Tết vừa rồi tôi có dịp trở lại Hà Nội, bạn bè anh em lâu ngày gặp nhau, câu đầu tiên “tay bắt, mặt mừng” là : “Hi, xin chào anh Hai Sài G̣n !”, rồi những người đến sau cũng lại chào tôi là “Anh Hai Sài G̣n mới ra hả !”. Có chuyện ǵ muốn kết luận lại “Anh Hai Sài G̣n cho ư kiến”… và tất nhiên cuối buổi nhậu nhiệm vụ của Anh Hai Sài G̣n là… thanh toán. Phải chi tiền mà cũng thấy sướng cái bụng, bởi thấy cái tên “Anh Hai Sài G̣n” mà bạn bè gọi tôi, tôi cũng thấy hay hay và có chút tự hào nữa.
Có người hỏi :
- Tại sao có “Anh Hai Sài G̣n” mà không có “Anh Hai Hà Nội” nhỉ ?
Tôi sực nhớ lại một thời đă có nhiều người đưa ra những giả thiết về cái tên gọi “anh Hai, chị Hai”, trong đó tôi nhớ có một giả thiết khá hợp lư và mang tính nhân văn cao. Tôi kể họ nghe :
- Ngày xưa phương Nam của đất nước ḿnh đất rộng người thưa, c̣ bay thẳng cánh, nên dân tứ xứ kéo vào sinh sống, làm ăn, mà các cụ xưa người Bắc th́ rất “tôn ti trật tự”, có nghĩa là trong nhà, ai có đi đâu th́ đi nhưng chỉ những đứa con thứ! Người con cả (anh Cả) phải ở lại chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ già, trông coi đất đai, thờ phụng tổ tiên... Những người con thứ vào Nam, họ làm ăn phát đạt, sinh con đẻ cái, cháu con đề huề nhưng họ luôn nhớ về tổ tiên, cha mẹ và nhớ tới người anh cả của ḍng họ ở lại ngoài Bắc nên khi sinh ra những đứa con đầu ḷng, họ không gọi là “anh Cả” mà gọi là “anh Hai” để tránh “phạm húy”. Rồi từ “anh Hai, chị Hai” gọi riết từ đời này sang đời khác th́ người ta hiểu đó chính là “anh Cả, chị Cả” trong nhà. Thật là nhân văn, đúng hông?
Cả đám bạn bè vỗ tay tâm đắc: “Các cụ nhà ḿnh trong đó quá hay”. Tôi được thể nói luôn : “Ở trỏng người ta vậy cả mà”.
Có anh bạn trẻ cuối bàn h́nh như lần đầu nghe câu chuyện “anh Hai, chị Hai” thấy thú vị quá, cầm ly bia to tướng đi lại bắt tay và kêu : “Trăm phần trăm đi Anh Hai Sài G̣n”, tôi “chơi luôn”; nhưng rồi cậu lại hứng lên : “Xin mời Anh Hai Sài G̣n cốc nữa”, tôi buột miệng : “B́nh tĩnh đă cưng”. Một tiếng xuưt xoa phía góc bàn : “Lại một từ cưng, nghe hay nhất trong ngày rồi Anh Hai Sài G̣n ơi, dzô đi”.
Vô Nam sinh sống lâu năm rồi những từ “dễ thương” ấy cứ nhập vào gia đ́nh tôi từ lúc nào không hay, các con tôi nhiều khi gọi nhau bằng “cưng ơi, cưng à”, mẹ nó cũng gọi các con “cưng à, cưng ơi”. Tôi c̣n nhớ có lần cậu con trai nhỏ của tôi có chuyện nghịch ngợm ǵ đó, bị mẹ rầy la, chị gái nó lại vỗ vỗ nhẹ vai em : “Chị Hai bảo cưng của chị nè, lần sau đừng vậy nữa nghe cưng, cưng hổng sợ ba mẹ buồn sao ?”. Rồi một tiếng “Dạ” nhè nhẹ trong tiếng sụt sùi. Nói như vậy th́ làm sao thằng em không nghe cho được, tôi nghe mà cũng thấy mát lạnh trong ḷng.
Ngày xưa lúc c̣n sống ở Hà Nội tôi cũng đă được nghe từ “cưng” này, nhưng trong những hoàn cảnh h́nh như khác, như “Bà ấy cưng con chó quá” hoặc “Cậu ấm ấy là con cưng của nhà đại gia”... chứ không phải người ta dùng từ “cưng” để gọi nhau như ở Sài G̣n. Tiếng “cưng” ở đây nghe nó tự nhiên, đằm thắm lắm và dễ thương làm sao.
Tất nhiên, đă là xă hội th́ sẽ có người này người nọ, lúc này lúc nọ nhưng những câu xă giao thân t́nh với cái giọng của người Sài G̣n dễ thương thật. Vào các cửa hàng thấy cách đón tiếp chào mời trong mua bán giữa khách và cô bán hàng : “Hàng này đồ thiệt hôn cưng ?”, “Thiệt mà, thưa cô”... Người nghe cũng thấy nhẹ ḷng. Đi ngoài đường, nếu vô t́nh ta quên gạt chân chống xe máy, ta sẽ được một cô, cậu thanh niên nhắc rất nhẹ, đủ nghe : “Cô /chú ơi, gạt chân chống lên !” và một lời đáp lại : “Cảm ơn nha !”. Nghe mà thấy vui.
Cuộc sống muôn vẻ, cuộc sống c̣n nhiều bộn bề, lo toan nhưng cuộc sống cũng rất cần cái hương vị dịu dàng tưởng chừng như thường t́nh, vô vị nhưng không phải vậy; bởi v́ từ những đứa trẻ mới lọt ḷng cũng đă thích nghe những lời ru nhẹ nhàng êm ái của bà, của mẹ để đi vào giấc ngủ, cho đến khi tuổi cao sức yếu, gần đất xa trời con người vẫn mong nhận được những lời nói dịu ngọt của con cái, người thân và bạn bè.
Ngôn ngữ của người Sài G̣n nghe đă thiệt !

Đinh Trực sưu tầm
florida80_is_offline   Reply With Quote
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	fstoppers-aging-before-after7.gif
Views:	0
Size:	273.4 KB
ID:	1770019
The Following User Says Thank You to florida80 For This Useful Post:
tampleime (04-06-2021)
Reply

User Tag List


Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC1

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 15:53.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09650 seconds with 12 queries