08/15/20
AP:State Dept.: Russia pushes disinformation in online network
CHICAGO (AP) — The State Department says Russia is using a well-developed online operation that includes a loose collection of proxy websites to stir up confusion around the coronavirus by amplifying conspiracy theories and misinformation.
Các trang từ báo cáo của Trung tâm Tương tác Toàn cầu của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ được phát hành vào ngày 5 tháng 8 năm 2020. Bộ Ngoại giao cho biết Nga đang tận dụng thao tác trực tuyến tiên tiến bao gồm một bộ tập hợp các trang web proxy để khuấy động sự nhầm lẫn xung quanh coronavirus bằng cách khuếch đại các thuyết âm mưu và thông tin sai lệch. Bộ đă tŕnh bày chi tiết về một chu tŕnh thông tin sai lệch do Nga hậu thuẫn lan truyền trực tuyến thông qua các quan chức chính phủ và các báo cáo truyền thông do chính phủ tài trợ, bằng cách xâm nhập vào các cuộc tṛ chuyện trên mạng xă hội của Hoa Kỳ và tận dụng một khuôn khổ lừa đảo gồm nhiều trang web. (Ảnh AP / Jon Elswick)
The disclosure on Wednesday was rare for the Trump administration, which has been cautious about blaming the Kremlin for disinformation campaigns, especially around the U.S. election. Despite evidence that Russia launched a divisive disinformation operation on social media during the 2016 U.S. presidential election, the State Department’s report did not examine how — if at all — Russia is waging another online influence campaign in this year’s election
Amanda Seitz, ngày 6 tháng 8, 2020
Bản dịch: Ren Dinh
Tương tự như năm 2016, Nga tiếp tục có động thái sử dụng công nghệ lan tỏa “tin vịt” ḥng tấn công cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2020.
Bộ Ngoại giao thông báo Nga đang thực hiện một chiến dịch trực tuyến nhằm gây nhiễu thông tin về coronavirus. Chiến dịch này được thiết kế bài bản, gồm nhiều trang proxy có chức năng lan tỏa rộng các thuyết âm mưu và thông tin sai lệch.
Thông báo từ Bộ Ngoại giao đáng chú ư bởi chính quyền Trump vốn rất thận trọng trong việc cáo buộc Điện Kremlin phát tán thông tin giả, đặc biệt là trong đợt bầu cử Mỹ. Đă có bằng chứng cho thấy vào đợt bầu cử Tổng thống 2016, Nga đă triển khai một chiến dịch phát tán thông tin giả trên mạng xă hội mang tính chia rẽ người dùng. Thế nhưng, báo cáo của Bộ Ngoại giao lại không cân nhắc kỹ càng mối đe dọa một chiến dịch can thiệp bầu cử khác của Nga vào năm nay.
Tuy nhiên, vào thứ Tư, Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo đă đưa ra thông báo treo thưởng lên tới 10 triệu đô cho thông tin về danh tính của những kẻ đang hợp tác với chính phủ ngoại quốc ḥng can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ qua hoạt động trên mạng trái phép.
Bộ Ngoại giao cũng miêu tả chi tiết một chu kỳ phát tán thông tin sai lệch của Nga qua h́nh thức trà trộn vào những cuộc trao đổi trên mạng xă hội Mỹ và tận dụng một mạng lưới các trang mạng lừa đảo, từ đó ảnh hưởng sai lệch đến tin tức chính thức của bang. Báo cáo của Bộ cho thấy những nỗ lực gần đây của Điện Kremlin chủ yếu tập trung vào thuyết âm mưu về đại dịch COVID-19.
Có gần một chục trang web được Nga dùng làm “proxy” đă phát tán một chuỗi thuyết âm mưu về đại dịch. Hiện những thuyết âm mưu này đang được chia sẻ rộng răi và gây tranh căi rầm rộ trên các trang mạng xă hội như Facebook, Twitter, và Instagram.
Những trang tin tức trực tuyến mang vẻ ngoài không liên quan ǵ tới Nga thực chất có nhiệm vụ làm “cầu nối” chính phủ Kremlin với báo đài được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ để tiếp tục phát tán thông tin sai lệch. Người dân sẽ khó phát hiện ra mối liên kết của những trang tin tức này với Nga.
Những trang web được Bộ Ngoại giao xác nhận vào thứ Tư đang phát tán những thuyết âm mưu rằng COVID-19 là vũ khí sinh học được chế tạo trong một pḥng thí nghiệm, tỉ phú Bill Gates đang âm mưu lợi dụng đại dịch để cấy chip vào toàn dân, và kế hoạch phát triển vaccine cho coronavirus chỉ là một thủ đoạn để các công ty dược kiếm tiền. Những tuyên bố trên hoàn toàn không có cơ sở.
Nguồn gốc của coronavirus mới hiện vẫn chưa được xác định, nhưng giới khoa học đồng t́nh rằng con người lần đầu tiên bị nhiễm dịch từ một khu chợ ở Vũ Hán, Trung Quốc. Trên thế giới, các nhà lănh đạo đang đầu tư vào chế tạo vaccine v́ đây là cách đánh bại virus triệt để nhất. Và Gates đă nhiều lần phủ định lời cáo buộc rằng ông muốn theo dơi con người.
“Nga đă phát tán thông tin sai lệch về vấn đề sức khỏe và khoa học từ rất lâu,” Lea Gabrielle, người đứng đầu Trung tâm Phối hợp Toàn cầu cho biết. “Hệ thống tuyên truyền thông tin sai lệch của Nga lợi dụng nỗi sợ hăi và bối rối của dân chúng.”
Báo cáo của Bộ Ngoại giao cũng phát hiện một số trang web đă khai gian mối liên kết của họ với t́nh báo Nga hoặc giấu giếm nguồn tài trợ từ Điện Kremlin.
Một trong những trang được xác định là Global Research, được đặt trụ sở ở Canada và đă thu hút một lượng theo dơi gần 300.000 người trên Facebook. Trang web thường xuyên đăng tải các bài báo viết bởi những nhân vật hư cấu được cơ quan t́nh báo quân đội Nga - GRU - tạo ra. Tiêu đề của một bài báo Global Research gần đây đề xuất rằng coronavirus bắt nguồn từ Hoa Kỳ, và bài báo đă được một người phát ngôn Trung Quốc chia sẻ trên Twitter. Sau đó, trang web đă gỡ bỏ tuyên bố vô căn cứ này.
Chính phủ Trung Quốc, Iran, và Nga cũng thường xuyên chia sẻ lại thông tin của nhau trên mạng xă hội và báo chí nhà nước.
Một trang khác, NewsFront, tự quảng cáo là một nguồn tin “thay thế” dành cho độc giả phương Tây, cho dù được nhận tài trợ từ điện Kremlin và đă đăng kư với chính phủ Nga. Vào tháng Tư, Facebook cũng đă xóa hàng loạt tài khoản và trang có liên quan tới NewsFront v́ hành vi không xác thực có chủ đích.
Hầu hết các trang c̣n lại khá mờ nhạt, lượng người theo dơi ít, và những bài viết thuyết âm mưu về coronavirus không có nhiều lượt chia sẻ.
Tuần vừa rồi, các quan chức Hoa Kỳ đă chia sẻ với The Associated Press rằng t́nh báo Nga đang sử dụng một bộ ba các trang web tiếng Anh khác để phát tán thông tin sai lệch về đại dịch.
Links:
https://apnews.com/1b849309f54ffba3921fc97b62d0df68