Khỉ ở Sơn Trà, Đà Nẵng không sợ người, thường xuyên xuống chùa bới rác để ăn. Du khách cho ăn ǵ cũng ăn, chúng ăn được cả kem lạnh. Thậm chí có con khỉ bạo dạn vào tận bếp nhà chùa lục lọi đồ ăn.
"Chừng 10 năm trước khi những tuyến đường mới được mở lên Sơn Trà (Đà Nẵng), thi thoảng mới thấy khỉ, voọc.
Cả ngày trời vào rừng nhiều khi bọn tôi chỉ kịp thấy những cành lá đong đưa sau khi đàn linh trưởng đă biến mất. Nay th́..." - anh Lê Xuân Tùng bỏ lửng câu nói, nh́n bầy khỉ bỏ cành xuống khoảng sân sau chùa Linh Ứng xin thức ăn.
Khỉ rừng ăn… kem
Anh Tùng thừa nhận chính ḿnh từng là "tác nhân" gây ảnh hưởng xấu đến đời sống của loài vật mà anh yêu quư. Có thời điểm, v́ muốn những bức ảnh đẹp, anh đă mang trái cây và thức ăn lên Sơn Trà để "dụ" khỉ.
Nay nh́n thấy cả trăm con khỉ lũ lượt từ các cánh rừng kéo về các khu vực tập trung đông người để bới rác t́m thức ăn, anh hối hận. "Đến với rừng nhưng ḿnh chưa thật sự hiểu thiên nhiên. Ḿnh không ngờ v́ muốn "làm thân" với các loài vật ở đây mà đă tác động ghê gớm đến đời sống của chúng như vậy" .
Anh Tùng dẫn chúng tôi đi ṿng quanh chùa Linh Ứng, nơi quần cư nhiều đàn khỉ. Đây là khu vực tập trung đông khách đến tham quan nhất ở bán đảo Sơn Trà v́ yếu tố tâm linh cũng như cảnh quan tuyệt sắc.
Chừng nửa buổi, từng đàn khỉ dần chuyền cành để xuống chùa t́m kiếm thức ăn. Khu vực quần tụ nhiều nhất là băi rác sau chùa, các chú khỉ xuống đất bới thức ăn do con người bỏ lại. Giữa đám khói mù mịt v́ nhà chùa đốt rác, những con khỉ lao vào lục lọi, giành các loại thức ăn thừa.
Dừa, lê, táo là những loại trái cây thừa mà khỉ ưa t́m kiếm. Một số loại bánh kẹo du khách bỏ lại cũng được chúng nhai ngấu nghiến.
Trêm lùm cây bên phải khuôn viên tượng Phật Bà, những con khỉ khác chực chờ được người văng chùa cho ăn. Một du khách muốn có những "kỷ niệm" với loài động vật này đă mua một que kem tặng khỉ.
Khi chú khỉ con tiến tới cầm lấy que kem, người xem tụ lại mỗi lúc một đông, ai cũng chực chờ điện thoại trên tay để bắt lấy khoảnh khắc mà họ cho là hay, lạ đó.
Bà Thu Ba, một phật tử gắn bó với chùa Linh Ứng từ lúc mới thành lập, cho biết ngày trước thỉnh thoảng mới có 1-2 con khỉ t́m xuống chùa, chủ yếu là những chú khỉ non bạo dạn. "Nay th́ khỉ không sợ người nữa, cả trăm con xuống đây xin thức ăn.
Ban đầu là bánh trái, riết rồi bánh mì, kẹo, kem lạnh hay bất cứ thứ ǵ con người cho, khỉ đều ăn cả. Có hôm tôi giật thót ḿnh khi vào bếp ăn nhà chùa thấy một con khỉ to đang ở đó" - bà Ba kể.
Ngoài khu vực chùa Linh Ứng c̣n có hai khu vực mà khỉ rừng hay t́m về là đầu đường ra cảng Tiên Sa và khu nghỉ dưỡng InterContinental. Trong nhiều VLog do du khách Hàn Quốc quay giới thiệu về du lịch ở Đà Nẵng trên mạng xă hội, họ xem việc dụ khỉ trên rừng vào pḥng xin thức ăn là một trong những "đặc sản" của dịch vụ nghỉ dưỡng gần thiên nhiên của thành phố đáng sống này.
Đầu tháng 8 vừa qua, một đoàn công tác liên ngành khi khảo sát các phương tiện đưa người lên tham quan các tuyến đường trên bán đảo Sơn Trà đă phát hiện một con voọc yếu ớt bị rơi khi chuyền cành.
Con voọc này sau đó đă được đưa về cứu chữa nhưng không qua khỏi. Các nhà chuyên môn cảnh báo đây có thể là một trường hợp khỉ bệnh do tác động tiêu cực từ những hoạt động của con người với rừng Sơn Trà.
Những hồi chuông cảnh tỉnh này không phải đến bây giờ mới xuất hiện. Đă gần chục năm nay, khi những tuyến đường được mở ngang xẻ dọc trên núi Sơn Trà, người dân và du khách lên đây thường xuyên hơn.
Hiện nay, để khám phá ngọn núi có chu vi hơn 40km này, người ta dễ dàng dùng đủ loại phương tiện giao thông để tiếp cận mọi ngơ ngách, các nhóm trekking cũng thường xuyên cắm trại ngủ lại qua đêm ở đây.
Lo khỉ thay đổi tập tính, hành vi
Là người gắn bó với việc bảo tồn các loài linh trưởng ở Sơn Trà nhiều năm nay, ông Bùi Văn Tuấn (trưởng pḥng nghiên cứu Green Việt) cho rằng việc khỉ về bới rác t́m thức ăn ở phía sau chùa Linh Ứng có thể xem là hệ lụy của việc thời gian dài du khách lên núi cho khỉ và các loài động vật thức ăn.
Theo ông Tuấn, việc cho thức ăn đối với thú hoang dă có tác động tiêu cực, có thể khiến thú mất bản năng t́m kiếm hoa quả, thức ăn ngoài tự nhiên, h́nh thành những tập tính xấu. Ngoài ra, có nhiều du khách nô đùa, chọc tức khỉ làm chúng la ré, cào, cấu, tấn công lại khiến du khách bị thương.
"Cho khỉ ăn đôi khi khiến chúng trở nên hung tợn nếu mục đích không đạt. Nhiều lúc cả đàn khỉ đă lao vào tranh giành thức ăn, giật cả máy ảnh của khách. Đáng lo nhất là nguy cơ lây nhiễm bệnh dịch từ khỉ rất cao. Đă có những biểu hiện sa sút về sức khỏe ở đàn khỉ Sơn Trà, một số con khỉ đă trụi gần hết lông" - ông Tuấn cảnh báo.
TS Hà Thăng Long, trưởng đại diện tại VN của Hội Động vật học Frankfurt (Đức), cho rằng việc cho động vật hoang dă thức ăn làm thay đổi thói quen và tập tính của chúng. Khỉ hoang dă ăn thức ăn tự nhiên có sự biến hóa theo chu kỳ thời gian cũng như sinh thái rừng.
Có mùa khỉ chuyên ăn một lá hoặc quả rừng, có lúc chọn thức ăn tạp, nh́n chung là những loại thức ăn sống vốn rất ít năng lượng. Tuy nhiên khi nhận những thức ăn nhiều năng lượng của con người, khỉ có khả năng thừa cân và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ảnh hưởng đến sức khỏe của khỉ có thể chỉ là sai lầm "kỹ thuật", nhưng việc khỉ mẹ hướng dẫn con đi xin thức ăn của con người có thể ảnh hưởng đến tập tính, thay đổi về hành vi và nhận thức của thế hệ sau. Lúc đó, khỉ mất bản năng tự nhiên, hoang dă vốn có. Đó là chưa nói đến tác động đến hệ sinh thái rừng, bởi khỉ là loài vật phát tán các loại hạt giống rất tích cực trong thiên nhiên.
TS Hà Thăng Long, trưởng đại diện tại VN của Hội Động vật học Frankfurt (Đức)
Thường những loại thức ăn có nhiều năng lượng là loại thức ăn dễ ôi thiu do khả năng lên men rất nhanh. Theo TS Long, những loại thức ăn thừa con người bỏ ra băi rác có khả năng phân hủy rất nhanh nên chứa đầy vi khuẩn. Khỉ ăn vào sẽ tạo ra một môi trường tệ hại cho hệ tiêu hóa, khả năng nhiễm bệnh rất cao.
Trên thế giới đă có rất nhiều loại dịch bệnh truyền nhiễm chéo từ người và động vật do virút gây ra. "Ngoài sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, chúng tôi khuyến cáo tất cả những ai yêu Sơn Trà, những ai đặt chân tới đây: động vật hoang dă có đời sống của nó. Chúng không phải vật nuôi, thú cưng và không cần thức ăn của con người" - TS Long gửi gắm.